- Thuở xưa, khi mới ra đời, các đại học đầu tiên phần nhiều là của tôn giáo hoặc
của nhà nước để đào tạo ra những con người truyền đạo hoặc làm công chức nhà nước.
Ngày đó đại học chưa có tự chủ. Sau này đại học được thế tục hóa, phục vụ mục tiêu
phát triển con người và sự phát triển xã hội nói chung. Từ đó đại học có nhu cầu tự
chủ, tạo ra một bước tiến lớn trong phát triển giáo dục đại học nói riêng và phát triển
xã hội nói chung.
- Đại học gắn với tự chủ, đương nhiên là tự chủ, quan niệm hiện đại là vậy.
- Chưa tự chủ chưa phải là đại học theo đúng nghĩa của nó.
- Phân biệt với phổ thông cấp 4
- Mà ngay cả trung học phổ thông (cấp 3) rồi cũng phải tự chủ dần, vì phổ
thông cơ bản cũng sẽ kết thúc ở trung học cơ sở. Còn phổ thông trung học là giai đoạn
bắt đầu hướng vào nghề nghiệp. Trong đó, sẽ có tự chủ về chương trình, lúc đầu là một
nửa, sau là toàn bộ.
3 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số ý kiến về tự chủ đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
209
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC
Vũ Ngọc Hoàng
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
1. Tự chủ là một đặc trưng cơ bản của quản trị đại học
- Thuở xưa, khi mới ra đời, các đại học đầu tiên phần nhiều là của tôn giáo hoặc
của nhà nước để đào tạo ra những con người truyền đạo hoặc làm công chức nhà nước.
Ngày đó đại học chưa có tự chủ. Sau này đại học được thế tục hóa, phục vụ mục tiêu
phát triển con người và sự phát triển xã hội nói chung. Từ đó đại học có nhu cầu tự
chủ, tạo ra một bước tiến lớn trong phát triển giáo dục đại học nói riêng và phát triển
xã hội nói chung.
- Đại học gắn với tự chủ, đương nhiên là tự chủ, quan niệm hiện đại là vậy.
- Chưa tự chủ chưa phải là đại học theo đúng nghĩa của nó.
- Phân biệt với phổ thông cấp 4
- Mà ngay cả trung học phổ thông (cấp 3) rồi cũng phải tự chủ dần, vì phổ
thông cơ bản cũng sẽ kết thúc ở trung học cơ sở. Còn phổ thông trung học là giai đoạn
bắt đầu hướng vào nghề nghiệp. Trong đó, sẽ có tự chủ về chương trình, lúc đầu là một
nửa, sau là toàn bộ.
2. Vì sao phải có tự chủ đại học?
- Tính đa dạng của con người và nghề nghiệp đòi hỏi quản trị phải phù hợp với
đối tượng. Tự chủ đáp ứng kịp thời hơn so với không được tự chủ. Ngày nay thế giới
và tiến bộ của khoa học – công nghệ rất nhanh, càng đòi hỏi sự ứng phó linh hoạt,
năng động.
- Đại học phải tập trung cho phát triển năng lực Người. Mà năng lực Người
trước tiên là năng lực tư duy độc lập. Khả năng tư duy độc lập là dấu hiệu và biểu hiện
của sự trưởng thành. Không thể tạo ra sản phẩm tư duy độc lập khi nhà trường và thầy
cô giáo không được tự chủ trong đào tạo.
- Mặt khác, chủ quản như ở VN thì phần nhiều là một cơ quan hành chính hay
đoàn thể, không phải đơn vị sự nghiệp đào tạo, về mặt chương trình và quản trị đào
tạo, sẽ không có chuyên môn sâu, không thể giỏi bằng tập thể một trường đại học trên
phương diện đó. Vì thế, cơ chế tự chủ thay cho cơ chế chủ quản là khách quan.
- Chỉ trừ trường hợp đối với các trường thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công An
vì tính đặc thù (đào tạo riêng cho ngành đó sử dụng, có yêu cầu quản lý đầu vào, đầu
ra và xây dựng môi trường, tác phong quân sự).
3. Tình hình ở nước ta? Và thế giới?
- Trước đây khoảng 10 năm hầu như chưa nói gì đến tự chủ, thậm chí nghe còn
mới và xa lạ. Cá biệt còn kiêng dè, cảnh giác. Mấy năm gần đây đã bắt đầu nói nhiều.
Theo nghĩa ấy đã có tiến bộ về tư duy, nhận thức. Rồi đến một lúc nữa nó sẽ là đương
nhiên trong nhận thức chung cả xã hội như ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến.
210
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước cơ bản đã có, khá rõ ràng, đầy đủ và đồng
bộ. Nghị Quyết Đảng, Luật của Quốc hội, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn của Bộ
Giáo dục-đào tạo.
- Thế giới thì phần lớn đã thực hiện từ lâu, trước chúng ta khá xa, thậm chí hơn
nửa thế kỷ hoặc cả thế kỷ.
- Ở VN đã có chủ trương, nhưng tổ chức thực hiện thì còn nhiều khó khăn, lúng
túng, dập dừng, không nhất quán với chủ trương. Đã có một số kết quả tốt ở một số cơ
sở đào tạo, đủ để khẳng định sự đúng đắn của chủ trương tự chủ. Tuy nhiên, khó khăn
vẫn nhiều, thậm chí các khó khăn ấy đang thử thách ý chí và năng lực đổi mới của
chúng ta, thử thách cả việc tổ chức thực hiện thành công hay thất bại đối với chủ
trương quan trọng này. - Sự lúng túng đó thể hiện: Cơ quan chủ quản vẫn còn, trong
khi tự chủ là tự nhà trường làm chủ lấy. Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao
nhất nhưng trên thực tế thì chưa được (do cơ quan chủ quản và hiệu trưởng chi phối).
Xem xét đúng sai của nhà trường thì trên cơ sở những quy định cũ, khi chưa tự chủ.
Hội đồng trường quyết định ai là hiệu trưởng nhưng thực chất thì ngược lại, hiệu
trưởng quyết định hội đồng trường. Luật pháp quy định việc chọn hiệu trưởng hay
cách chức, cho thôi chức hiệu trưởng là việc của hội đồng trường, nhưng có cơ quan
chủ quản vẫn tự quyết định thôi chức, cách chức hiệu trưởng và bổ nhiệm người khác
thay thế, bất chấp pháp luật, nhưng cũng chẳng thấy các cơ quan hành pháp và bảo vệ
pháp luật can thiệp gì. Lại có tình trạng song song tồn tại hai cơ chế, tự chủ và không
tự chủ. Sau khi có chủ trương thì Chính phủ đã cho thí điểm tự chủ. Thí điểm đã mấy
năm rồi nhưng tổng kết toàn diện và chỉ đạo tiếp theo thì chưa mạnh mẽ, rõ ràng.
Trong khi đang có sự dằng co về quyền và lợi giữa các bên.
- Vì sao vấn đề tự chủ lại khó khăn như vậy, kể cả khi đã có chủ trương đúng
đắn của Đảng và Nhà nước? Bởi đây thực chất đằng sau nó là vấn đề phân chia quyền
lực, tranh giành quyền lực, ngay trên đầu của lớp trẻ, bất kể tương lai của các thế hệ
nối tiếp sẽ ra sao. Sự tranh giành ấy liên quan trực tiếp vấn đề “lợi ích nhóm” và các
nhóm lợi ích, họ lại có sức mạnh của đồng tiền kết hợp với quyền lực trong tình trạng
thoái hóa.
4. Cần tiếp tục làm gì để thực hiện thành công chủ trương này?
- Tiếp tục nhận thức cho sâu sắc tầm quan trọng lớn lao của vấn đề này và ý
nghĩa của nó đối với tương lai của dân tộc và đất nước khi thực hiện thành công. Nếu
không giải quyết được vấn đề tự chủ thì đại học VN không có lối ra, sẽ tiếp tục lúng
túng và khủng hoảng.
- Các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước cần khẩn trương đi sâu để
tổng kết đánh giá kết quả làm thí điểm vừa qua, kiến nghị rõ ràng các giải pháp cần bổ
sung và sự chỉ đạo quyết liệt để thực hiện thành công chủ trương tự chủ. Tổng kết nói
ở đây là để đi tiếp một cách mạnh mẽ và vững vàng, chứ không phải để kết luận làm
hay không, tiến hay lùi.
- Vấn đề tự chủ đại học đang liên quan đến quyền lực và lợi ích của nhiều bộ
ngành, nhiều cơ quan và cấp chủ quản, nên khi thực hiện sẽ đụng chạm đến nhiều cơ
quan có quyền lực. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo tập trung của Thường trực Chính phủ và
Thường trực Ban Bí thư.
- Phải bảo vệ kiên quyết chủ trương tự chủ đại học và những vấn đề có tính
nguyên tắc, cốt lõi của tự chủ như là: Tự chủ đầy đủ cả 4 mặt về chương trình, nhân
211
sự, tài chính và quản trị, trong đó, việc tự chủ chương trình là quan trọng nhất và chi
phối các mặt tự chủ kia; quyền tự chủ được giao cho tập thể hội đồng trường (chứ
không phải cho cá nhân hiệu trưởng hay bí thư) và hội đống ấy được hình thành trên
cơ sở bầu chọn theo cơ cấu thành phần do pháp luật quy định; không còn cơ quan chủ
quản từ khu vực hành chánh như lâu nay; hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao
nhất; hội đồng trường quyết định chọn hiệu trưởng; tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội,
trách nhiệm giải trình và sự minh bạch thông tin; hội đồng trường và hiệu trưởng có
nghĩa vụ tuân theo pháp luật chung về quản lý xã hội và quản lý giáo dục. Việc vi
phạm các quy định về tự chủ phải được phê phán mạnh mẽ và xử lý trách nhiệm bằng
hành chánh và luật pháp.
- Đề nghị Chính phủ sớm có quy định và hướng dẫn việc chuyển từ cơ chế có
cơ quan chủ quản sang cơ chế tự chủ của các trường đại học và giải quyết các vấn đề
liên quanvề tài sản, tài chính và nhân sự, để bảo đảm cho các trường được vận hành
bình thường và thông suốt./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_y_kien_ve_tu_chu_dai_hoc.pdf