IRV - Rút kinh nghiệm thành công của các nước công nghiệp mới vào cuối thế kỷ trước, Việt Nam có nhiều đổi mới về chính sách phát triển công nghiệp (CN) theo cơ chế thị trường. Đó là khuyến khích các thành phần kinh tế, quy hoạch sâu đến từng sản phẩm, mở cửa đầu tư nước ngoài, vận động vốn ODA phát triển hạ tầng, phát huy lợi thế về tài nguyên và nhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế, bổ sung các nguồn lực. Chiến lược phát triển CN trong thập kỷ tới đòi hỏi những bước đi chất lượng hơn, góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số ý kiến về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam 2011 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam 2011 - 2020
IRV - Rút kinh nghiệm thành công của các nước công nghiệp mới vào cuối thế kỷ trước, Việt Nam có nhiều đổi mới về chính sách phát triển công nghiệp (CN) theo cơ chế thị trường. Đó là khuyến khích các thành phần kinh tế, quy hoạch sâu đến từng sản phẩm, mở cửa đầu tư nước ngoài, vận động vốn ODA phát triển hạ tầng, phát huy lợi thế về tài nguyên và nhân lực, hội nhập kinh tế quốc tế, bổ sung các nguồn lực... Chiến lược phát triển CN trong thập kỷ tới đòi hỏi những bước đi chất lượng hơn, góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
I. Một số thành tựu công nghiệp trong 10 năm qua Công nghiệp Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của cả nước trong 10 năm đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 4 lần so với năm 2000,... Ngành CN đạt được tốc độ tăng giá trị sản xuất CN bình quân 11,5%/năm, cao nhất là năm 2005: 17,1%, thấp nhất năm 2009 đạt 7,6%. Theo đó, tỷ trọng CN và xây dựng (giá thực tế) trong tổng GDP của cả nước, tăng trong các năm, từ 38,13% năm 2001 đến mức cao nhất 41,54% năm 2006. Trong ba nhóm ngành: ngành CN năng lượng có bước phát triển quan trọng nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của toàn ngành, tương tự CN khai khoáng vẫn ở mức thấp nhất, ngành CN chế biến dẫn đầu với mức tăng bình quân khoảng 16,4%/năm. (số liệu trong bài theoTổng cục Thống kê). Hầu hết trong 34 sản phẩm CN chủ yếu đều có mức tăng sản lượng, các sản phẩm quan trọng đến năm 2009 đạt được: Điện đạt 80,7 tỷ kWh (năm 2010 ước đạt 91,6 tỷ kWh) ; than sạch – 43,7 triệu tấn; dầu thô – 16,4 triệu tấn; khí đốt thiên nhiên – 8 tỷ m3 ; xi măng – 47 triệu tấn; thép tròn – 4,5 triệu tấn; phân hóa học – 2,4 triệu tấn; bia – 2 tỷ lít; đường kính – 1,43 triệu tấn; ti vi – gần 3 triệu chiếc; tủ lạnh, tủ đá - gần 1,3 triệu chiếc; xe máy - hơn 3 triệu chiếc; xe tải – 43000 chiếc; xe chở khách đạt 56.700 chiếc,... ước năm 2010 các sản phẩm trên đều tăng khoảng 10%,... đã bảo đảm cân đối quan trọng của nền kinh tế. Có được thành quả đó là do hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào CN những năm qua ở mức khá cao. Vốn đầu tư theo giá so sánh từ năm 2001- 2009 cho nhóm ngành CN khai thác mỏ; CN chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: Chiếm tỷ trọng bình quân 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (không tăng); đạt khoảng 37% vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho khu vực kinh tế Nhà nước (giảm); đầu tư nước ngoài giai đoạn 1988 - 2009, tính theo vốn pháp định là 101,8 tỷ USD chiếm 52,3% tổng vốn đầu tư nước ngoài, với 7677 dự án chiếm 61% số dự án. Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng nhận định hạn chế của CN “Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng; ... CN chế tạo phát triển chậm, gia công, lắp ráp còn chiếm tỷ trọng lớn. Đầu tư vẫn dàn trải. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ”. II. Một số vấn đề của Chiến lược công nghiệp Dự thảo Chiến lược đặt mục tiêu “Tỷ trọng các ngành CN và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm CN chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp”. Để đạt các mục tiêu đó, cần tập trung làm rõ hơn các vấn đề mang tính giải pháp thực hiện: 1. Phát triển hạ tầng CN là nội dung quan trọng trong phát triển hạ tầng kinh tế. Hạ tầng CN là các cơ sở vật chất hiện có của toàn Ngành cùng với các vị trí sản xuất CN được xác định trong tương lai cần được hoàn chỉnh hơn nữa trong kết cấu hạ tầng chung. Đó là việc chỉ rõ vị trí và diện tích đất công nghiệp, nguồn điện và năng lượng khác, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu, viễn thông, giao thông, các tiện ích dịch vụ cho sản xuất và đời sống người lao động. Trong đó, sản xuất năng lượng tạo hạ tầng căn bản của nền kinh tế cần được ưu tiên. Mô hình phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm điểm CN là hướng tập trung sản xuất công nghiệp. Khi quy hoạch tổng thể hạ tầng cần căn cứ vào nguồn quỹ đất, các đặc điểm địa lí, không nhất thiết tỉnh nào, huyện nào cũng phải có. Để tiết kiệm đất nông nghiệp nên hướng các vị trí sản xuất CN tới miền trung du, vùng ven biển miền Trung, giảm ở đồng bằng, khuyến khích các ngành CN sử dụng ít đất, xây dựng tòa nhà nhiều tầng đối với CN chế biến... 2. Quy hoạch ngành: Theo dự thảo, định hướng chiến lược là “Phát triển mạnh CN và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp” chúng ta cần rà soát lại các quy hoạch ngành năng lượng, khai khoáng, chế biến trong bài toán tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đề ra. Về năng lượng: Tập trung vào những công trình quan trọng như thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, khai thác chế biến than, dầu khí để bảo đảm nhu cầu của nền kinh tế, giữ vững an ninh năng lượng, đặc biệt là rà soát và phân cấp đầu tư theo hướng tập trung về tập đoàn chuyên ngành, loại bỏ dự án kém hiệu quả. Mặt khác, nghiên cứu và xây dựng các công trình năng lượng tái tạo, đưa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào cuộc sống... CN khai khoáng: Trên cơ sở nguồn tài nguyên tự nhiên đã xác định, cần có lộ trình cho ngành khai khoáng theo hướng khai thác, chế biến sâu, tiết kiệm tài nguyên, dự trữ khoáng sản qúi hiếm, tham ra sâu vào thị trường khai khoáng để đầu tư ra nước ngoài. Chọn lọc các ngành CN chế biến bằng công nghệ cao, ngành có lợi thế cạnh tranh tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Do vậy, xác định ngành mũi nhọn của cả nước và của địa phương phải cơ cấu lại các quy hoạch bảo đảm thống nhất, liên thông. Một số ngành như cơ khí chế tạo máy, hóa chất, luyện kim, vật liệu cao cấp cần quy hoạch tập trung thành các khu CN chuyên ngành, không theo xu hướng dàn đều theo địa giới hành chính. CN nhẹ đã và đang là thế mạnh của nước ta về nhân lực, đơn giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế như may, da giày, xe máy, điện và điện tử, gỗ, cơ khí...cần chế biến sâu, chủ động nguồn nguyên liệu để tăng giá trị gia tăng, mở rộng thị trường đã có và thị trường mới. Giá trị sản phẩm CN chế biến của cả nước có thể đạt đến trên 50% giá trị sản xuất CN trong 10 năm, cao hơn với mục tiêu 40% mà Dự thảo nêu ra, do Việt Nam có thế mạnh về nguồn nhân lực tạo sản phẩm cạnh tranh, thu hút sức mua của thị trường thế giới. Xây dựng chiến lược CN hỗ trợ với lộ trình cụ thể, phân bố tập trung và xen vào các khu, cụm công nghiệp. Mục tiêu chiến lược CN hỗ trợ rõ ràng, kiên trì theo đuổi, để 10 năm sau chúng ta nội địa hóa bao nhiêu % các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu là bao nhiêu để tham gia vào các chuỗi sản phẩm cụ thể. 3. Phát triển nguồn nhân lực: Với tỷ lệ đô thị hóa 45% trong 10 năm tới, sẽ có khoảng 50 triệu người sống ở đô thị, do vậy lao động công nghiệp, tiểu thủ CN năm 2010 sẽ ở mức hơn 20 triệu người. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CN để “giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP” là vấn đề cấp bách. Ngoài nhập khẩu công nghệ mới, cần một lực lượng không dưới 10% là lao động sáng tạo, làm đầu tàu đổi mới công nghệ. Do vậy, mỗi ngành, doanh nghiệp không ngừng đào tạo tại chỗ, đào tạo trong và ngoài nước theo chế độ học tập suốt đời (Thái Lan có 144 trường cao đẳng dạy nghề, lao động không đi học sẽ bị giảm 1% lương). Ngành CN nước ta cần quy hoạch hệ thống đào tạo nghề theo chuẩn khu vực, có thể vừa sáp nhập, thành lập mới cơ sở đào tạo. 4. Khoa học công nghệ: Năm 2007, WB đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam đạt 3,1 thấp nhất trong 8 nước so sánh ở khu vực, Nhật Bản là 8,46, Thái Lan là 5,41. Thách thức lớn nhất của chúng ta đó là việc giảm nhập siêu nhóm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong nhiều chục năm qua (Dự thảo dự kiến 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu). Tác động của khoa học công nghệ ở chỗ thay thế một phần sản phẩm nhập khẩu, nội địa hóa để tăng giá trị của các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam rất thấp so với các nước CN Châu Á. Trong 3 năm qua, chính sách lập và sử dụng qũy khoa học công nghệ ở doanh nghiệp không đi vào thực tế, rất ít doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ, đặc biệt là các tập đoàn tổng công ty lớn với lợi nhuận nhiều ngàn tỷ đồng cũng chỉ sử dụng được 5 -8 tỷ đồng mỗi năm; Thách thức sau cùng là chưa xác định được ngành CN mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh bằng công nghệ cao. Trong một thế giới năng suất lao động cao, thương mại và đầu tư toàn cầu, nếu nguồn nhân lực chỉ dừng ở gia công, lắp ráp,...chúng ta khó bứt khỏi “bẫy thu nhập trung bình, giá trị gia tăng thấp”. Dự thảo đặt ra cho khoa học công nghệ đạt mục tiêu “Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5-3%/năm” 5. Một số vấn đề khác: Thứ nhất, phân bổ nguồn lực cho CN theo hướng nào? Theo tôi chuyển hẳn việc phân bổ nguồn lực sang cơ chế đấu thầu chọn chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu có năng lực, không đầu tư dàn trải theo địa phương. Theo đó, các mối liên kết vùng lãnh thổ, liên kết giữa các doanh nghiệp thông thoáng, mạnh hơn, các dự án nhanh chóng hoàn thành. Nguồn lực lớn nhất hiện nay là đất đai, vốn ngân sách, và cơ chế chính sách cho CN cần được khai thông và công khai, giám sát sâu hơn nữa. Khi phân bổ nguồn lực không vị nể đó là doanh nghiệp của địa phương hay trung ương, doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, doanh nghiệp của nhóm lợi ích! Thứ hai, xúc tiến thương mại là việc của các doanh nghiệp tham gia thị trường phải làm rõ nhu cầu bán, mua. Kinh nghiệm thành công của quốc tế là hệ thống xúc tiến thương mại khoa học, kiên trì bám các thị trường; Cần đổi mới hơn phương pháp xúc tiến thương mại từ cơ chế hành chính sang quan điểm thị trường, lấy sự gia tăng doanh số, mở thị trường mới sau xúc tiến thương mại để đánh giá, cấp kinh phí, thay cho cách tiêu tiền ngân sách đúng quy định hiện hành! Thứ ba, các sản phẩm CN hiện nay phụ thuộc nhiều vào tỷ giá, lãi suất. Kim ngạch xuất khẩu hàng CN Việt Nam chiếm tới trên 71% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu chiếm đến 90% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tín dụng đầu tư cho CN cũng ở mức cao. Do vậy, chính sách tỷ giá, lãi suất cần linh hoạt theo chiều hướng khuyến khích xuất khẩu, có thể xây dựng một tài khoản ngoại tệ cho nhóm mặt hàng CN để cân đối xuất nhập khẩu. Các dự án CN theo cơ chế đồng tài trợ tín dụng hoặc cổ phần hóa từng dự án để bảo đảm an toàn vốn, kiểm soát của các bên, chống thất thoát lãng phí. Thứ tư, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp công nghiệp. Hiện nay cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp công nghiệp, tỷ trọng này tăng chậm trong tổng 1 triệu doanh nghiệp vào sau năm 2015, các doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa. Thứ năm, nghiên cứu chỉ số chứng khoán CN để thu hút đầu tư, minh bạch hóa các công ty CN niêm yết, đánh giá tác động của ngành CN đến nền kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4 (1).mot_so_y_kien_ve_chien_luoc.doc