Hiện nay, trong hệ thống chính trị của Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị
- xã hội do giai cấp công nhân, người lao động tự nguyện thành lập. Công đoàn hoạt động dưới
sự lãnh đạo của Đảng và theo quy định của Hiến pháp, Pháp luật. Tại các trường Đại học tổ
chức công đoàn được thiết lập với nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và được quán triệt đến
các cấp công đoàn là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Bài báo này nghiên cứu về thực
trạng vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn tại Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Hà
Nội.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số ý kiến nhằm phát huy vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn tại khoa Công nghệ Thông tin Đại học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ, VỊ TRÍ
CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Lê Thị Chung
Trường Đại học Hà Nội
Tóm tắt - Hiện nay, trong hệ thống chính trị của Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị
- xã hội do giai cấp công nhân, người lao động tự nguyện thành lập. Công đoàn hoạt động dưới
sự lãnh đạo của Đảng và theo quy định của Hiến pháp, Pháp luật. Tại các trường Đại học tổ
chức công đoàn được thiết lập với nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và được quán triệt đến
các cấp công đoàn là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Bài báo này nghiên cứu về thực
trạng vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn tại Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Hà
Nội.
Từ khóa: Vai trò, vị trí, tổ chức công đoàn, Khoa CNTT.
I. TỔNG QUAN VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
1. Vai trò vị trí của tổ chức công đoàn
Trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Công
đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với
cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của các
bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và
xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế;
giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” [1].
Để phát huy vai trò của công đoàn trong quá trình tiến hành sự nghiệp cách mạng
Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích của người lao động, Luật Công đoàn Việt
Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn như sau:
- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm,
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị,
tổ chức, quản lý kinh tế- xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình,
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định
của pháp luật.
- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động, phát
huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.[2]
24
2. Vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong trường Đại học
Trong xu thế cạnh tranh ngày càng tăng giữa các cơ sở đào tạo như hiện nay, việc
đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi
về chuyên môn là rất cần thiết đối với mỗi trường đại học. Để làm tốt nhiệm vụ này,
trong mỗi Nhà trường cần phải có sự phối hợp chủ động, đồng bộ giữa chính quyền và
các đoàn thể trong Trường.
Tại mỗi trường đại học ở Việt Nam, tổ chức công đoàn đóng vai trò nòng cốt
trong hoạt động của Trường bên cạnh Hội đồng trường, Đảng ủy trường, các hội đồng
tư vấn khác như: Hội đồng Khoa học trường, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, thể hiện vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của
Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.
Nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn tại trường Đại học là chăm lo đời
sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên. Phối hợp
với các cấp lãnh đạo trong việc đảm bảo đời sống giảng viên, tăng cường giáo dục chính
trị tư tưởng cho các công đoàn viên, tuyên truyền, vận động các công đoàn viên tham
gia các phong trào thi đua, nghiêm túc thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết công đoàn Trường, thực hiện nhiệm vụ
của cán bộ, giảng viên, thay đổi tác phong làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó tổ chức công đoàn thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
công đoàn phù hợp với tập thể công đoàn viên
Để phát huy được vai trò đó, việc tổ chức sinh hoạt thường xuyên là yếu tố rất cần
thiết. Các hoạt động tập trung vào đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cán bộ viên chức,
giúp cho công đoàn viên nhận thức đúng đắn về cơ hội, thách thức, trong điều kiện hiện
nay để tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển Nhà trường; tích cực tu dưỡng phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, bám sát tình hình, nhiệm vụ
chính trị của Nhà trường để phối hợp với các bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch
hoạt động thiết thực, tổ chức phong trào thi đua, có tổng kết, đánh giá. Góp phần xây
dựng đội ngũ, nâng cao hiệu quả các hoạt động phong trào, mở rộng dân chủ hóa Nhà
trường. Đóng góp ý kiến cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các chủ trương,
chính sách, chế độ của Nhà trường. Phối hợp với Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng,
Trung tâm, Khoa, Bộ môn tuyên truyền, giáo dục, động viên cán bộ, giáo viên trong
toàn trường phát huy quyền làm chủ trong nhà trường; thực hiện nghĩa vụ công dân,
đóng góp cho việc xây dựng và phát triển của nhà trường.[3]
Như vậy, tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đây chính là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
cán bộ, giảng viên, người lao động trong Nhà trường, tổ chức công đoàn thực hiện tuyên
truyền, giáo dục, động viên cán bộ, giáo viên phát huy quyền làm chủ đối với cơ quan
và đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của
đất nước.
25
II. TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TẠI KHOA CNTT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
1. Thực trạng tại Khoa CNTT
Trường Đại học Hà Nội được thành lập từ năm 1959 với tên gọi ban đầu Trường
Đại học Ngoại Ngữ, hiện nay Nhà trường có 14 phòng/ban chức năng, 19 khoa/bộ môn
và 17 đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Song song cùng hoạt động đào tạo của Nhà
trường thì tổ chức công đoàn Trường cũng được hình thành và hoạt động hiệu qủa đảm
bảo công tác công đoàn hành động theo phương châm “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi
mới”. Trực thuộc công đoàn Trường là rất nhiều các Tổ Công đoàn các Khoa, Phòng,
Ban. Trong các Tổ công đoàn Khoa của Trường thì Công đoàn Khoa CNTT là một tổ
công đoàn hình thành trên nền tảng một khoa mới hình thành và phát triển trong hơn 10
năm với đội ngũ đoàn viên công đoàn trẻ về tuổi đời, năng động sáng tạo trong các hoạt
động chuyên môn.
Với mục tiêu phát huy tích cực vai trò là một đầu mối triển khai các hoạt động của
công đoàn Trường, trong những nhiệm kỳ vừa qua Tổ Công đoàn Khoa CNTT đã tham
gia tích cực các buổi họp công đoàn Trường nhằm đưa ra các ý kiến, góp ý với Nhà
trường triển khai hội nghị xây dựng kế hoạch đầu năm, thực hiện cam kết giao ước
trong việc triển khai nhiệm vụ năm học, góp ý trong xây dựng dự thảo quy chế phối hợp
giữa Nhà trường và công đoàn, góp ý trong dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà
Trường. Tổ công đoàn Khoa CNTT cũng phát huy vai trò của mình trong công tác xây
dựng Đảng như lựa chọn giới thiệu với Đảng Ủy các nhân sự có năng lực quản lý
chuyên môn cao, các quần chúng ưu tú, Tham gia xây dựng, đánh giá các kế hoạch
hoạt động của Khoa thường xuyên và trong các nhiệm kỳ. Công đoàn Khoa CNTT cũng
phát huy vai trò của tổ chức trong hội nghị xây dựng kế hoạch hoạt động công đoàn của
Nhà trường.
Tổ công đoàn Khoa CNTT cũng đã làm tốt các hoạt động tình nghĩa như trợ cấp
khó khăn, thăm hỏi ốm đau, tang gia hiếu hỉ, các hoạt động tương thân tương ái giúp đỡ
nhà giáo và người lao động có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
Tích cực vận động cán bộ, giảng viên, nhân viên tham gia đóng góp các loại quỹ
như: Quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ tình nghĩa
Hoạt động tham quan học tập cũng được tổ công đoàn quan tâm thực hiện trong
các ngày nghỉ lễ, dịp nghỉ hè, hàng năm.
Tổ công đoàn Khoa CNTT cũng tham gia trong các cuộc vận động với việc thực
hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Nhân kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11, tổ công đoàn Khoa CNTT cũng thực hiện tốt các hoạt động chào
mừng như: tham quan dã ngoại, nói chuyện chuyên đề về nữ giới,
26
Qua phần trình bày trên có thể thấy Tổ công đoàn Khoa CNTT cũng đã phát huy
được một phần vai trò của một tổ chức, một đoàn thể, tuy nhiên trong quá trình hoạt
động thì việc phát huy toàn diện và đầy đủ vai trò là nhiệm vụ cần phải đạt được của Tổ
công đoàn. Vì vậy trong thời gian tới Tổ công đoàn Khoa CNTT cần hoạt động tích cực
hơn nữa nhằm thực hiện được đầy đủ vai trò của một tổ chức bảo vệ quyền lợi của
người lao động, vai trò đối với hoạt động chuyên môn, quản lý đơn vị cũng như là vai
trò tuyên truyền, giáo dục đã được qui định trong Luật Công đoàn và mục tiêu chính của
công đoàn trường trong nhiệm kỳ 2017 – 2022.
2. Đề xuất một số ý kiến nhằm phát huy vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn
Khoa CNTT
Thứ nhất, vai trò của tổ chức công đoàn trong các Khoa, Phòng, Ban thường triển
khai, tuyên truyền vận động các công đoàn viên trong tổ tham gia tích cực vào các
phong trào thi đua của Nhà trường, cũng như các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc
vận động mang tính xã hội rộng lớn trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động.
Tuy nhiên, đối với Tổ công đoàn Khoa CNTT thì các công đoàn viên đều có tuổi đời
còn rất trẻ, có thể các thầy cô chú ý hơn vào công tác phát triển chuyên môn, nên chưa
có sự hưởng ứng mạnh mẽ đối với các hoạt động thi đua trong Nhà trường. Mặt khác,
đứng trên phương diện quyền lực thì Tổ trưởng công đoàn Khoa chỉ có thể vận động,
tuyên truyền các thành viên tham gia chứ không thể ép buộc mọi người phải tham gia
được. Vì vậy, để triển khai được tốt vai trò của Tổ công đoàn trong Khoa và phát huy
được các đóng góp của công đoàn Khoa với công đoàn Trường thì trong quá trình hoạt
động Cần có sự theo dõi sát sao và sự ủng hộ kịp thời bằng các ý kiến chỉ đạo của Ban
Lãnh đạo Khoa đối với hoạt động công đoàn cùng với Tổ trưởng công đoàn thì hoạt
động của công đoàn Khoa CNTT sẽ thực sự hiệu quả.
Thứ hai, việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và được quán triệt đến các cấp công đoàn. Vì vậy,
Tổ công đoàn Khoa CNTT cũng cần có sự phối hợp tốt về chuyên môn, tìm ra nhiều
giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo
điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, nhân viên. Bên cạnh đó, để thực
hiện vai trò là tổ chức đứng về phía quyền lợi của người lao động thì tổ công đoàn Khoa
CNTT cần tham gia tích cực vào công tác góp ý, đề xuất với ban chấp hành công đoàn
Trường trong công tác đánh giá các hội đồng xét nâng lương, hội đồng thi đua khen
thưởng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong Khoa.
Thứ ba, Tổ công đoàn Khoa CNTT cũng nên triển khai công tác tuyên truyền, vận
động đội ngũ nhà giáo, người lao động về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh gắn liền với công tác tham gia
xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh. Đối với công tác này thì hầu như
27
các công đoàn Khoa thường không chú trọng và cho rằng đó là công tác của tổ chức
Đảng, của Khoa, của Nhà trường.
Cuối cùng, đối với công tác nữ công để hòa vào thành tựu chung của Nhà trường
và cũng để hướng tới sự phát triển thì Tổ công đoàn khoa CNTT cũng nên triển khai
các hoạt động tuyên truyền các văn bản chính sách và pháp luật về phụ nữ như: Luật
Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, các chuẩn mực của người phụ nữ
Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận động chị em tích cực tham
gia hưởng ứng các phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xây dựng gia đình văn
hoá”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, thực
hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình
III. KẾT LUẬN
Có thể thấy phải bằng chính các hoạt động thiết thực, cụ thể, vai trò, vị thế của Tổ
công đoàn Khoa CNTT sẽ được ghi nhận và đánh giá cao bởi Công đoàn Trường, Đảng
uỷ và Ban giám hiệu Trường Đại học Hà Nội. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của
tổ chức Công đoàn trong nhà trường, tôi tin tưởng rằng: chính sự phối kết hợp chặt chẽ
với chính quyền, chuyên môn và các đoàn thể chính trị, hoạt động công đoàn nhất định
sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Điều 10 - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1992
[2] Điều 2 - Luật Công đoàn Việt Nam, 1990.
[3] Công đoàn Việt Nam, “Vai trò của công đoàn với việc thực hiện đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục đại học theo nghị quyết TW8”, Kỷ yếu hội thảo Công đoàn 2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_y_kien_nham_phat_huy_vai_tro_vi_tri_cua_to_chuc_cong.pdf