Trường Đại học Khoa học được thành lập đến nay đã được 10 năm. Trải qua 10 năm phát triển
trường đã không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trường có tổng số
295 cán bộ giáo viên trong đó có 202 cán bộ biên chế, 93 cán bộ viên chức hợp đồng. Trường đào
tạo nguồn nhân lực cho xã hội ở các trình độ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Đến nay trường đã có 01
ngành đào tạo Tiến sĩ, 03 ngành đào tạo Thạc sĩ, 17 ngành đào tạo đại học. Để xây dựng trường
Đại học Khoa học thành một trường trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc và trở thành
một trường đa ngành, đa cấp đòi hỏi trường phải nỗ lực hơn nữa để có thể huy động tất cả nguồn
lực trong xã hội. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng bậc
nhất giúp nhà trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đồng thời sử
dụng nguồn tài chính đó một cách hiệu quả nhất
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 285 - 290
285
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thu Hằng*, Lưu Thái Bình
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trường Đại học Khoa học được thành lập đến nay đã được 10 năm. Trải qua 10 năm phát triển
trường đã không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trường có tổng số
295 cán bộ giáo viên trong đó có 202 cán bộ biên chế, 93 cán bộ viên chức hợp đồng. Trường đào
tạo nguồn nhân lực cho xã hội ở các trình độ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Đến nay trường đã có 01
ngành đào tạo Tiến sĩ, 03 ngành đào tạo Thạc sĩ, 17 ngành đào tạo đại học. Để xây dựng trường
Đại học Khoa học thành một trường trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc và trở thành
một trường đa ngành, đa cấp đòi hỏi trường phải nỗ lực hơn nữa để có thể huy động tất cả nguồn
lực trong xã hội. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính là một trong những hoạt động quan trọng bậc
nhất giúp nhà trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đồng thời sử
dụng nguồn tài chính đó một cách hiệu quả nhất.
Từ khoá: Cơ chế, quản lý, tài chính, kinh phí, giải pháp
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong một đơn vị hành chính sự nghiệp có
thu thì cơ chế quản lý tài chính là rất quan
trọng, nó quyết định đến sự phát triển của đơn
vị đó. Mặc dù vậy quản lý tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu luôn bộc lộ những
bất cập lớn như về trình độ năng lực cán bộ
quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình
độ thanh kiểm tra trong đơn vị, quyết toán thu
chi ngân sách, chi trả tiền lương, tiền công và
thu nhập tăng thêm Trước những bất cập đó
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính là vấn đề
hết sức quan trọng. Trong những năm qua
trường Đại học Khoa học luôn quan tâm và
chú trọng đến công tác quản lý tài chính của
trường. Mặc dù nhiều năm qua công tác tài
chính của trường được Đại học Thái Nguyên
đánh giá tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một
số hạn chế cần khắc phục.
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC - ĐH THÁI NGUYÊN
Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tài chính
tại trường Đại học Khoa học.
Đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán của trường
có trách nhiệm hết sức quan trọng trong việc
tham mưu cho Nhà trường trong công tác
quản lý tài chính. Phòng Kế hoạch - Tài chính
*
Tel: 0912 108538, Email: thuhangdhkh@yahoo.com
của trường hiện có 7 người (có 1 tiến sỹ, 1
thạc sỹ, 5 cử nhân) trong đó có 1 kế toán
trưởng kiêm trưởng phòng, 1 phó phòng.
Trong phòng hầu hết mỗi một cán bộ kế toán
vẫn phải kiêm từ 2-3 công việc.
Trường Đại học Khoa học áp dụng chính sách
thu – chi tài chính thống nhất: thu – chi qua
một đầu mối do Phòng Kế hoạch - Tài chính
đảm nhiệm. Công tác kế toán và quyết toán
ngân sách phải được thực hiện thống nhất
theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách,
mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống tài
khoản, sổ sách, biểu mẫu báo cáo và đối
tượng sử dụng ngân sách.
Nội dung quản lý tài chính tại trường Đại
học Khoa học
Quản lý nguồn thu
Cùng với sự phát triển của Trường, ngân sách
nhà nước cấp cho giáo dục – đào tạo, nguồn
ngân sách Nhà nước cấp cho trường Đại học
Khoa học cũng tăng lên đặc biệt là năm 2009
(Bảng 1).
Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo
sau đại học và lĩnh vực nghiên cứu khoa học
tăng đáng kể qua các năm, ngược lại nguồn
kinh phí cấp chi thường xuyên cho đào tạo đại
học tăng mạnh năm 2009 so với 2008 là
40,11%, các năm sau đó tỷ lệ tăng này giảm
rõ rệt (năm 2010 so với năm 2009 chỉ tăng
3,20%, năm 2011 so với năm 2010 tăng
7,71%).
Nguyễn Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 285 - 290
286
Bảng 1: Nguồn tài chính của trường Đại học Khoa học 2008 – 2011
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp
(N.đ)
4.964.785 7.679.170 7.700.699 8.414.186
Tỷ lệ tăng qua các năm (năm sau so với
năm trước) (%)
- 54,67 00,28 9,27
2. Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước
(N.đ)
5.301.015 8.482.364 15.642.251 25.753.641
Thu từ học phí chính quy (N.đ) 2.919.940 4.541.855 8.493.476 14.191.767
Thu từ học phí phi chính quy (N.đ) 2.338.370 3.885.110 6.917.730 10.897.890
LPTS (N.đ) 24.975 34.495 82.590 58.512
Thu khác (N.đ) 17.730 20.904 148.455 605.472
Tỷ lệ tăng qua các năm (năm sau so với
năm trước) (%)
60,00 84,40 64,64
3. Tổng nguồn tài chính (N.đ) 10.265.800 16.161.534 23.342.950 34.167.827
Tỷ lệ tăng qua các năm (năm sau so với
năm trước) (%)
57,43 44,44 46,37
(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Khoa học giai đoạn 2008 – 2011)
Bảng 2: Cơ cấu chi nguồn ngân sách Nhà nước của trường Đại học Khoa học giai đoạn 2009 -2011
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Lượng
(tr đ)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(tr đ)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(tr đ)
Tỷ lệ
(%)
Chi thanh toán cho cá nhân 5.131 71,41 5.376 69,91 6.398 74,57
Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn 1.819 25,32 2.023 26,31 2.127 24,79
Chi mua sắm sửa chữa tài sản 200 2,78 122 1,59 0 0,00
Chi khác 35 0,49 169 2,19 54 0,63
Tổng chi 7.186 100 7.689 100 8.580 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường Đại học Khoa học giai đoạn 2009 – 2011)
Kinh phí ngân sách cấp cho đào tạo sau đại
học tăng khá cao đặc biệt là năm 2009 so với
năm 2008 tăng 175,1%. Năm 2010 so với
năm 2009 tăng 103,65%
Bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước thì các
nguồn thu khác của trường cũng tăng đáng kể
đặc biệt là nguồn thu từ học phí chính quy và
phi chính quy của trường tăng nhanh qua 2
năm 2010 và 2011, góp phần cho các hoạt
động chăm lo đời sống cán bộ, giảng viên
công nhân viên và sinh viên trong Nhà trường
được đẩy mạnh tốt hơn. Đời sống vật chất,
tinh thần của cán bộ viên chức trong trường
từng bước được cải thiện.
Quản lý chi, cân đối tài chính
* Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp
Nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếu được
trường sử dụng cho các khoản chi thường
xuyên, trực tiếp gắn với quá trình giảng dạy
và học tập, bao gồm các khoản mục sau: Chi
cho cá nhân, chi cho các nghiệp vụ chuyên
môn, chi khác.
Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp
trong những năm qua trường Đại học Khoa
học chủ yếu là chi thanh toán cho cá nhân sau
đó đến chi phí cho nghiệp vụ chuyên môn, chi
phí sửa chữa và chi phí khác chiếm một phần
nhỏ không đáng kể trong tổng chi ngân sách
của nhà . Điều đó chứng tỏ nhà trường đã chú
trọng và quan tâm rất lớn vào đời sống của
cán bộ giáo viên và việc đầu tư nâng cao chất
lượng đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ.
Việc chi trả lương cho cán bộ công chức và
lao động hợp đồng vẫn theo hệ thống thang
bảng lương hành chính sự nghiệp.
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn tuy có tăng
nhưng có những bước chuyển biến đáng
kể.Việc mua giáo trình, tài liệu và các trang
thiết bị phục vụ giảng dạy được giao cho
Phòng công nghệ thông tin và thư viện đảm
nhiệm nên còn nhiều bất cập. Vì vậy, tình
trạng chung là học chay, dạy chay do tài liệu,
Nguyễn Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 285 - 290
287
các trang thiết bị không đủ và không phù
hợp, dẫn đến chất lượng đào tạo không
được cải thiện.
Các khoản chi cho mua sắm cơ sở vật chất tuy
đã được chú trọng, nhưng vẫn chưa đáp ứng
được sự gia tăng về quy mô đào tạo.
* Chi từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước
Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước
cấp, trường Đại học Khoa học còn huy động
thêm từ các nguồn học phí, lệ phí của người
học, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ đào
tạo tại chức, đào tạo liên thông, các loại dịch
vụ và các nguồn thu khác. Nguồn kinh phí
này chủ yếu phục vụ cho các khoản chi như:
Chi lương cho cán bộ hợp đồng, chi nộp vốn
đối ứng, chi hợp đồng mời giảng, tăng cường
cơ sở vật chất: mua sắm và sửa chữa, hỗ trợ
việc biên soạn giáo trình, hỗ trợ quản lý
chuyên môn, hành chính, đoàn thểChi nộp
đối ứng, chi nộp các hoạt động chung cho Đại
học Thái Nguyên.
Các khoản chi trên Nhà trường đã quy định
trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường và
được thông qua tại hội nghị cán bộ viên chức
hàng năm nhưng trong quy chế chi tiêu nội bộ
của Trường còn có một số hạn chế như: Chi
hỗ trợ cho việc đi học tập nâng cao trình độ
của cán bộ, chi hỗ trợ các bài báo, chi hỗ trợ
viết giáo trình, hội thảo cấp khoa và bộ môn
còn thấp.
Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố
trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ
giáo dục chính quy đối với các trường công
lập theo quy định của nhà nước, mức chi này
là quá cao trong khi nhà trường phải chi rất
nhiều khoản từ nguồn thu này.
Quản lý tài sản
Khối lượng tài sản trong trường ngày càng
nhiều, việc quản lý sử dụng đã có nề nếp, tài
sản được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm,
được đưa vào sử dụng ngay và có hiệu quả
thiết thực trong công tác đào tạo và nghiên
cứu khoa học. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý
và theo dõi sử dụng vẫn còn chưa chặt chẽ ở
một số đơn vị. Hiện tượng thiếu trách nhiệm
để mất mát, hư hỏng tài sản vẫn còn xảy ra,
việc khai thác tài sản được đầu tư chưa cao
(tần suất sử dụng thấp) trong khi một số đơn
vị khác lại có nhu cầu sử dụng. Nhằm khắc
phục tình trạng trên và đưa công tác quản lý
tài sản đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng và
hiệu quả quản lý của các đơn vị, trường Đại
học Khoa học đã tách Bộ phận Quản trị phục
vụ thuộc phòng Tổng hợp thành Phòng Quản
trị Phục vụ và ban hành Quy định quản lý,
sử dụng tài sản áp dụng trong phạm vi của
Nhà trường.
Phòng Quản trị - Phục vụ với chức năng quản
lý về tài sản chung trong trường phải phối
hợp với các đơn vị kiểm tra định kỳ về tình
hình quản lý và sử dụng tài sản, hiệu suất sử
dụng tài sản, đặc biệt là phòng thí nghiệm và
các trang thiết bị đắt tiền. Thống kê và báo
cáo kịp thời về hiện trạng tài sản trong trường
khi Ban Giám hiệu yêu cầu hoặc báo cáo cấp
trên, các Bộ, Ngành có liên quan. Tham mưu
và đề xuất Ban Giám hiệu về đầu tư mua sắm,
về xử lý tài sản tại các đơn vị.
Bảng 3: Cơ cấu chi nguồn ngoài ngân sách Nhà nước
của trường Đại học Khoa học giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Lượng
(tr đ)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(tr đ)
Tỷ lệ
(%)
Lượng
(tr đ)
Tỷ lệ
(%)
Chi thanh toán cho cá nhân 3.124 49,61 6.795 49,30 9.450 49,56
Chi cho các nghiệp vụ chuyên
môn 1.845 29,30 2.110 15,31 3.640 19,09
Chi mua sắm sửa chữa tài sản 0 0,00 51 0,37 32 0,17
Chi khác 1.328 21,08 4.826 35,02 5.947 31,19
Tổng chi 6.297 100 13.781 100 19.068 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính trường Đại học Khoa học giai đoạn 2009 – 2011 )
Nguyễn Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 285 - 290
288
Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
Tất cả các khoản thu trong nhà trường đều
phải nộp về Phòng Kế hoạch -Tài chính, có
phiếu thu hoặc biên lai hợp lệ, lưu và trả cho
người nộp.
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau
khi trang trải toàn bộ chi phí, nộp thuế và các
khoản nộp khác theo quy định hiện hành, Nhà
trường xác định phần chênh lệch thu chi
(Tổng thu - Tổng chi) để trích lập các quỹ.
Việc phân phối chênh lệch thu chi của trường
khá hợp lý và phù hợp với quy định của Nghị
định 43/NĐ-CP ngày 25/04/4006 về “chế độ
tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có
thu”. Tuy nhiên chênh lệch thu chi qua các
năm không nhiều, do đó việc trích lập các quỹ
chưa thể đảm bảo được việc cải thiện đời
sống cán bộ công nhân, đồng thời làm hạn
chế nguồn tài chính chi cho việc xây dựng các
công trình phúc lợi và thực hiện các hoạt
động phúc lợi tập thể của trường.
MỘT SỐ GIẢI Ý KIẾN HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN
Giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế
quản lý tài chính
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài
chính: Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ
cán bộ quản lý tài chính kế toán. Trình độ đội
ngũ cán bộ quản lý là một trong những nhân
tố quan trọng có ý nghĩa đến việc thực hiện
thành công công tác quản lý tài chính đối với
nhà trường. Chính vì vậy Nhà trường phải
thường xuyên đánh giá, phân loại đội ngũ cán
bộ quản lý của từng đơn vị để từ đó tiến hành
xây dựng quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ
một cách chủ động.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tài chính:
Với cơ chế quản lý tài chính tự chủ, bên cạnh
những yếu tố tích cực tác động đến sự phát
triển của Trường, còn không ít yếu tố tiêu cực
tác động đến quá trình hoạt động sự nghiệp,
đến việc quản lý tài sản và tình hình sử dụng
kinh phí. Vì vậy, công tác kiểm tra tài chính
trong nội bộ đơn vị càng trở nên quan trọng
và cấp thiết.
Nâng cao trình độ cán bộ quản lý và nguồn
nhân lực
Nâng cao trình độ quản lý: Yêu cầu về quản
lý tài chính đòi hỏi ngày càng cao nhất là
trong công tác quản lý tài chính giáo dục và
đào tạo. Trường Đại học Khoa học nhanh
chóng ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy quản
lý trường Đại học Khoa học theo hướng gọn
nhẹ và tác nghiệp hiệu quả để tập trung chỉ
đạo thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Tuyển
dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ
quản lý tài chính, tăng cường công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ
kế toán, chủ tài khoản và cán bộ quản lý để
cập nhật những chế độ chính sách mới, trao
đổi về nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực
quản lý tài chính giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Trường Đại học Khoa học cần tổ chức và tích
cực cho cán bộ làm công tác quản lý tài
chính, kế toán của đơn vị thường xuyên tham
gia các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ, kịp thời nắm bắt được những chủ
trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước
trên các lĩnh vực quản lý tài chính và hạch
toán kế toán. Đồng thời các thông tư của các
cơ quan quản lý Nhà nước cần được thể chế
hoá cho phù hợp với mô hình trường Đại học
Khoa học vận dụng và triển khai có hiệu quả.
Giải pháp về quy trình nghiệp vụ quản lý
Giải pháp về quản lý nguồn thu và tăng thu
Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào
tạo đại học và sau đại học, tạo điều kiện để
tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và
hợp tác quốc tế. Tích cực thực hiện hoặc tham
gia thực hiện các dự án đầu tư trong nước và
nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa
học, trong đó có những dự án lớn như dự án
giáo dục đại học, dự án đào tạo nguồn nhân
lực, công nghệ thông tin từ các nguồn tài
trợ, viện trợ, vay của tổ chức, đơn vị hoặc cá
nhân trong nước hoặc nước ngoài.
Tăng cường các nguồn thu khác: Nguồn vốn
vay từ các tổ chức quốc tế và từ quỹ nâng cao
chất lượng giáo dục đại học; Nguồn hợp tác
phát triển với các nước; Nguồn thu hoạt động
nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ,
Nguyễn Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 285 - 290
289
tư vấn dịch vụ; Nguồn tài trợ và các nguồn
thu khác.
Giải pháp về quản lý nguồn chi
Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của nhà trường.
Tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ bản, cho
hệ thống cơ sở vật chất phòng thí nghiệm.
Ưu tiên dành nguồn kinh phí chi một cách
hợp lý cho công tác giảng dạy, đổi mới
chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,
công tác biên soạn giáo trình, thanh tra khảo
thí và đảm bảo chất lượng, nghiên cứu khoa
học, hôi thảo cấp khoa và bộ môn, hỗ trợ cho
cán bộ đi học tập nâng cao trình độ
Chú ý tới chi nâng cao đời sống thu nhập cho
cán bộ viên chức
Một số giải pháp bổ trợ
Hoàn thiện chế độ báo cáo kế toán - thống kê
Hoàn thiện chế độ báo cáo kế toán - thống kê
nhằm nâng cao chất lượng các thông tin, đưa
công tác kế toán, kế hoạch của nhà trường
vào nề nếp, đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp
thời các yêu cầu về cung cấp thông tin tài
chính nhằm phục vụ đắc lực cho công tác
quản lý chỉ đạo, điều hành của Nhà trường
nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung.
Cần thể cụ thể hoá các thông tư, chỉ thị, chính
sách của Nhà nước về các chế độ báo cáo -
thống kê cho phù hợp với mô hình quản lý tài
chính tại trường Đại học Khoa học – Đại
họcThái Nguyên, để các đơn vị trực thuộc
thực hiện một cách thống nhất.
Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và hệ
thống thông tin quản lý
* Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật : Tăng
cường đầu tư ngân sách Nhà nước để xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng
học tập cho Nhà trường. Khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ
chức giúp đỡ phát triển giáo dục - đào tạo.
* Tăng cường hệ thống thông tin quản lý:
Phần mềm thu học phí cần phải được hoàn
thiện hơn. Cần phải nâng cấp và cập nhật
phần mềm kế toán mới, trang bị phần mềm
quản lý tài sản cho công tác quản lý tài sản
của Nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trường Đại học Khoa học là một trong những
trường thành viên non trẻ thuộc Đại học Thái
Nguyên. Mục tiêu chung là xây dựng trường
Đại học Khoa học trở thành trường đại học có
uy tín hàng đầu khu vực miền núi phía Bắc về
đào tạo cán bộ trình độ đại học và sau đại học
các ngành khoa học cơ bản. Một trong những
yếu tố để các trường Đại học có thể đứng
vững và phát triển thì phải có nền tài chính đủ
mạnh và phải tự chủ về vấn đề tài chính.
Trong giai đoạn 2009-2011, trường Đại học
Khoa học đã quản lý tốt các nguồn kinh phí,
các quỹ, đảm bảo chi tiêu kịp thời đúng chế
độ chính sách của Nhà nước, không để xảy ra
các vi phạm hay thất thoát về tài chính. Các
khoản thu đều thu đủ và thu đúng theo quy
định của Nhà nước, các khoản chi đảm bảo
chấp hành theo Luật Ngân sách, theo dự toán
được giao và theo kiểm soát của Kho bạc Nhà
nước. Công tác lập dự toán, chế độ chi tiêu tài
chính theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của
nhà trường. Nhà trường đã có những chế độ
chính sách tài chính tích cực trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo của trường, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ giảng dạy như quan tâm hỗ trợ đào tạo
đội ngũ cán bộ trẻ, đầu tư cơ sở vật chất,
phòng học, phòng thí nghiệm. Hàng năm nhà
trường đã thực hiện công khai tài chính, tích
cực thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong
quản lý tài chính, tài sản, vật tư
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của
Trường Đại học Khoa học
[2]. Kế hoạch phát triển trường Đại học Khoa học
giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
[3]. Nguyễn Thị Thành Vinh ( 2010 ), Hoàn
thiện quản lý tài chính tại Đại học Kinh tế &
Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. Luận văn
Thạc sĩ kinh tế
[4]. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 về việc quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.
Nguyễn Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 285 - 290
290
SUMMARY
SOME SOLUTIONS TO COMPLETE THE FINANCIAL
MANAGING MECHANISM IN COLLEGE OF SCIENCES –
THAI NGUYEN UNIVERSITY
Nguyen Thu Hang*, Luu Thai Binh
College of Sciences - TNU
College of Sciences was formed 10 years ago. For over 10 years of development, the College
has incessantly developed and enlarged in both quantity and quality. The College staff consists
of 295 people. Among them, there are 202 people getting paid of national budget, 93 unofficial
people. The College supports the human resource for society at Bachelor, Master and Doctoral
degrees. In 2011, College of Sciences - Thai Nguyen University has 01 major in Doctoral
degree, 03 majors in master degree and 17 majors in Bachelor degree.To develop College of
Sciences into a major field of the Northern midland and mountainous area and become a multi
disciplinary, multi-level college must require more effort to mobilize all social resources.
Improving the financial managing mechanism is one of the most important activities to help the
College exploit maximum financial resources for education and training and also use financial
resources in the most efficient way.
Key words: mechanism, manage, financial, funding, solution
*
Tel: 0912 108538, Email: thuhangdhkh@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_y_kien_nham_hoan_thien_co_che_quan_ly_tai_chinh_tai_t.pdf