Đổi mới, chỉnh đốn Đảng baogồm đổimớinội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng, xác định đúng mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước;
Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xây dựng nền pháp chế, nhưng Đảng và
mọi Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật,gương
mẫu chấp hành chính sách và pháp luật; Đảng không lấn sân Nhà nước,
không làm thayNhà nước.
Hiện nay vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam là không thể có một lực lượng chính trị nào có
thể thay thế được.Vấn đề đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng
định từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, mà con là kết luận chắc
chắn được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời
đến nay.
10 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Một số vấn đề về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức mạnh và
hiệu lực của bộ máy Nhà nước ta”.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền
XHCN là nhằm đảm bảo cho Nhà nước mang bản chất của giai cấp công
nhân, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hoạt động của Đảng thể
hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát
huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp Nhà nước hoàn thành
thuận lợi mọi nhiệm vụ của mình. Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện
bằng những phương thức khác nhau. Một là, Đảng lãnh đạo Nhà nước để nó
thể chế hoá đúng đắn lập trường, các quan điểm chính trị cơ bản của mình.
Hai là, Đảng định hướng hoạt động của Nhà nước vào việc tổ chức thực
hiện có hiệu quả những nghị quyết đã được thể chế hoá đó. Ba là, Đảng lãnh
đạo công tác cán bộ ngay trong lĩnh vực Nhà nước…
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phải đổi mới
và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không phải nhờ vào uy quyền,
mệnh lệnh, mà ở trình độ năng lực vạch ra đường hướng chính trị đúng đắn
và thông qua công tác tuyên truyền, thuyết phục, làm cho mọi tổ chức và
toàn xã hội tự giác chấp nhận, ở tính gương mẫu và vai trò tiên phong chiến
đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ, Đảng viên; ở sự gắn bó, tín
nhiệm của quần chúng đối với Đảng; ở sự trong sạch, vững mạnh về bản
lĩnh chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng.
Đổi mới, chỉnh đốn Đảng bao gồm đổi mới nội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng, xác định đúng mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước;
Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xây dựng nền pháp chế, nhưng Đảng và
mọi Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, gương
mẫu chấp hành chính sách và pháp luật; Đảng không lấn sân Nhà nước,
không làm thay Nhà nước.
Hiện nay vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam là không thể có một lực lượng chính trị nào có
thể thay thế được. Vấn đề đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng
định từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà con là kết luận chắc
chắn được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời
đến nay.
6. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải phù hợp với những
giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại.
Quan niệm về một Nhà nước “Đức trị” và “Làm chính trị phải tựa vào
Nhân” của Khổng Tử là điểm tựa để xây dựng một Nhà nước lý tưởng thân
dân, gần dân, lấy dân làm gốc. Quan niệm đó có những giá trị quý báu mà
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tiếp thu. Mặt khác, những nhà
tư tưởng cổ đại đã thấy được mối liên hệ giữa Nhà nước và pháp luật, vai trò
pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong đó pháp luật phải thể
hiện ý chí của dân và phải khách quan, công bằng và bình đẳng.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền tư sản trong thời kỳ đầu cũng đã gắn
liền với ý tưởng về tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái… ngọn cờ tư tưởng
giải phóng đó đã tạo nên những động lực xã hội hết sức mạnh mẽ cho sự giải
phóng xã hội, giải phóng giai cấp mà dù muốn hay không vẫn còn giữ
nguyên giá trị. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
dân, do dân, vì dân cũng vì những mục đích đó.
Vượt lên trên các nhà tư tưởng tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác – Lênin không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng về sự cần thiết của Nhà
nước pháp quyền mà còn hành động cách mạng để thực hiện hoá tư tưởng đó
trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội làm nền tảng kinh tế dựa trên chế độ sở hữu
XHCN là biểu hiện cho việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân;
đồng thời nó cũng là sự biểu hiện thực tế của tự do, bình đẳng bác ái… của
con người.
C. Mác viết: “Tự do là biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội,
thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội, vào thời đại chúng ta, tự do ở
mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức Nhà nước được xác định
bởi mức độ chúng hạn chế tự do của Nhà nước”. V. I. Lênin tiếp thu tư
tưởng của C. Mác về Nhà nước pháp luật và phát triển nó trong điều kiện
thực tiễn mới phải kế thừa di sản mà loài người đã tích luỹ được; dưới chủ
nghĩa xã hội để điều tiết sản xuất và phân phối sản phẩm cần phải dùng pháp
quyền mà tính tư sản, do đó cần “Một Nhà nước tư sản không có giai cấp tư
sản”. Tiếp tục tư tưởng đó của Lênin, các nhà tư tưởng sau này khi bàn đến
nội dung, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN đã khẳng định: “Không thể
nêu một nguyên tắc nào của quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN mà
chưa được xây dựng từ lâu hoặc không có những điều tương tự trong các
Nhà nước thuộc các hệ thống xã hội khác nhau”. Từ quan điểm đó, các nhà
chính trị pháp lý và triết học Mác – Lênin về Nhà nước pháp quyền đều nhấn
mạnh đến các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân như: quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tính tối cao của
luật, nguyên tắc phân quyền và thống nhất quyền lực. Trong Nhà nước đó,
về bản chất pháp luật phải đảm bảo tính khách quan công bằng, bình đẳng;
pháp luật đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ được quan tâm đặc
biệt.
Kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ đó của nhân loại, Đảng ta
cho rằng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do
dân, vì dân phải phù hợp với chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân
phối của nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân phải phù hợp với tính chất xã hội hoá
theo hướng phát huy cao độ sáng kiến của cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi cá
nhân tự do sáng tạo trong mọi hoạt động của mình. Để làm được điều đó,
Nhà nước có vai trò điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô, Nhà nước lo cho dân, tạo
điều kiện để nhân dân thực hiện mọi chức năng xã hội của mình. Do vậy,
chức năng xã hội của Nhà nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều
sâu.
Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải kế thừa những giá trị nhân loại
trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta cũng
không xem nhẹ truyền thống, đặc điểm dân tộc, hoàn cảnh cụ thể của đất
nước. Như vậy, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và
vì dân vừa phản ánh cái vốn có, đang có, lại vừa phản ánh cả xu hướng đang
đến của lịch sử dân tộc và của thời đại.
SOME ISSUES REGARDING THE BUILDING OF A
JURISDICTIONAL GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM WHICH IDS OF, FOR AND BY ITS PEOPLE
NGUYEN TRONG THOC
The Socialist Republic of Vietnam which is of, for and by its people,
is the demonstration of the organic integration between the nature of the
working class and the nationality and humanity. The governmental authority
belongs to the people led by the Communist Party. The governmental
authority is integrated with the authority distribution and close cooperation
among governmental authorities in 3 powers: legislative, executive and
judiciary powers. It is a government representing its people’s rights; it is a
governmental organization based on democracy, for democracy, by laws and
for justice.
CHÚ THÍCH
1. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1995, Tr. 698.
2. Nguyễn Duy Quý. Một số suy nghĩ về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở nước ta. Tạp chí nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, số 2 – 1992,
tr. 13.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1995, tr. 60.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1996, tr. 375.
5. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1995, tr. 56.
6. Chính trị học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN – 1994, tr.
197.
7. Chính trị học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN – 1994, tr.
199.
8. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 – Khoá VII, HN – 1995, tr.
24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- iuydasgosidgp[aoyerpabkvdgoipa (1).pdf