Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm KHXHVN) là cơ
quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc
hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát ừiển nhanh
và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về
chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển
tiềm lực khoa học xã hội của cả nước. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình, Viện Hàn lâm KHXHVN có 6 ban chức năng giúp việc cho
Chủ tịch Viện; 31 cơ quan nghiên cứu thuộc 5 khối: khoa học xã hội, khoa học
nhân văn, quốc tế, vùng, nghiên cứu khác và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số vấn đề về công tác tố chức quản lý và hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực ữạng và giải pháp đôi mới mỏ hình tó chức quán lý và pìĩươiĩg thức hoạt động thư viện Việt Nam
MỘT SÓ VÁN ĐÈ VẺ CÔNG TÁC TỐ CHỨC QUẢN LÝ
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƯ VIỆN THUỘC VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
PGS. TS. Lê Thị Lan
Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội
ThS. Nguyễn Thị Minh Trung
Trưởng phòng Nghiệp vụ Thư viện, Viện Thông tin Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm KHXHVN) là cơ
quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc
hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát ừiển nhanh
và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về
chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển
tiềm lực khoa học xã hội của cả nước. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình, Viện Hàn lâm KHXHVN có 6 ban chức năng giúp việc cho
Chủ tịch Viện; 31 cơ quan nghiên cứu thuộc 5 khối: khoa học xã hội, khoa học
nhân văn, quốc tế, vùng, nghiên cứu khác và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Hệ thốns; các thư viện của Viện Hàn lâm KHXHVN hiện nay eồm 01 thư
viện tổng hợp và 33 thư viện chuyên ngành của 34 viện nghiên cứu và đơn vị trực
thuộc. Thư viện Khoa học xã hội (KHXH) là thư viện tổng hợp đa ngành do Viện
Thông tin KHXH quản lý và là cơ quan đứng đầu hệ thống các thư viện của Viện
Hàn lâm KHXHVN. Vì vậy. về mặt tổ chức quản lý, Thư viện KHXH có bộ máy
riêng với đầy đủ các phòng chức năng phục vụ hoạt động của thư viện. Đó là các
phòng: Nghiệp vụ thư viện, Bổ sung - Trao đổi, Phân loại - Biên mục, Bào quản,
Công tác bạn đọc, Báo - Tạp chí và Xây dựng Cơ sở dữ liệu - Thư mục. Trong khi
đó, thư viện của các viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc được tô chức dưới
hình thức các phòns hoặc trung tâm chức năns phục vụ hoạt độns của đơn vị. Các
124
Thực ừạng và %iải phcip đói mới mô hình tố chức quàn ỉý và phirmg thức hoạt động thư viện Việt Nam
phòng, truns tâm này thực hiện mọi hoạt độne của thư viện, từ khâu bổ suns - trao
đôi tới phục vụ bạn đọc.
Vào đầu năm 2015, được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXHVN.
Viện Thônơ tin KHXH đã tổ chức một cuộc khảo sát về hoạt độnơ của hệ thốns thư
viện thuộc Viện Hàn lâm KHXH trên các lĩnh vực nsuồn tài nguyên tri thức, ứns
dụng công nahệ thông tin trons hoạt độnơ thư viện và nauồn nhân lực phục vụ hoạt
động thôns tin - thư viện5. Báo cáo khảo sát sẽ cung cấp thôns tin về hoạt độns của
các thư viện trực thuộc, đưa ra những kiến nghị và đề xuất cải tiến hoạt độna của
các thư viện trong hệ thống theo hướng hiện đại hoá, đáp ÚĨ12 ngày một tốt hơn nhu
câu của người dùng tin và các nhà nehiên cứu, phù họp với xu thế chung của các
thư viện tronơ nước và quốc tế. Phiếu điều tra hiện trạng được sử dụng để thu thập
dữ liệu phục vụ khảo sát; việc đánh giá được kết hợp từ dừ liệu thu được của phiếu
điều tra với thông tin đã thu được từ các cuộc khảo sát trước. Sau 1 tháng triển
khai, chúng tôi đã thu nhận được thông tin từ 31/34 thư viện. Sau đâv là một sổ
đánh giá về hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN dựa trên kết
quả thu được từ cuộc khảo sát nêu trên.
1. Kết quả kháo sát
1.1 Nguồn tài nguyên tri thức
- Tư liệu truyền thống:
Hiện tại, tổng số tư liệu hiện có tại các Thư viện trona Viện Hàn lâm KHXH
là 1.773.041 đơn vị tài liệu với nhiều ngôn ngữ khác nhau: Việt, Nsa, Anh. Pháp,
Trung Quốc, Nhật Bản v.v... Thư viện KHXH là đơn vị có số lượng tư liệu nhiều
nhất với hơn 1 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 65, 5%) và cũng là đơn vị có loại hình tư
liệu phong phú nhất: sách, báo - tạp chí, sẳc phong, tranh ảnh. đĩa hát, bản đồ,
microfilm, ... Tiếp sau là thư viện của Viện KHXH vùng Nam Bộ, Viện Văn học,
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới với số lượng tư liệu truyền thốns lần lượt là
137.754, 73.999 và 31.101 đơn vị tài liệu. Các thư viện còn lại chỉ sở hữu lượng tư
liệu từ gần 3.000 tới dưới 30.000 đơn vị tài liệu.
Hàng năm hệ thống Thư viện Viện Hàn lâm KHXH bổ sung theo kinh phí
3 V iệc khảo sát đo m ột đơn vị tư vấn độc lập thực hiện dưới sự aiám sát cùa V iện Thông tin KHXH.
125
Th.cc ừạng va giải pháp đôi mới mô hình tô chírc quản lý vàphưong thức hoạt động tỉnc viện Việt Nam
khoảng 15.676 đơn vị tài liệu (chiếm khoảng 0, 88% đơn vị tài liệu hiện có), trong
đó chỉ có 5/31 thư viện có lượng bổ sung tư liệu nhiều hơn 1.000 đơn vị tư
liệu/năm. Đó là Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Học viện KHXH (6.500 đơn
vị tư liệu), Thư viện KHXH (4.000 - 5.000), Thư viện Viện Tâm lý (2.000), Thư
viện Viện Kinh tế và Viện KHXH vùng Trung bộ (1.760). Các thư viện còn lại có
lượng bổ sung tu liệu hàng năm rất ít ỏi, chì từ vài chục tới vài trăm đơn vị (Xem
thêm Phụ lục 1: Nguồn tư liệu của các Thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN).
- Cơ sở dữ liệu thư mục:
Theo kết quả khảo sát, hiện nay có 31 /31 thư viện đã xây dựng các cơ sở dữ
liệu thư mục để quản lý và khai thác các nguồn tư liệu do đơn vị quản lý. Tổng số
biểu ghi trên toàn hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm KHXHVN là: 956.975 biểu
ghi, trong đó nhiều nhất là Thư viện KHXH với khoảng 600.000 biểu ghi (tương
đương 62,69%), ít nhất là Thư viện Viện Nghiên cứu Án Độ và Tây Nam Á với
450 biểu ghi (tương đương 0, 047%). 13/31 thư viện có số lượng biểu ghi thư mục
từ 10.000 đến dưới 30.000; 8/31 thư viện từ 30.000 đến 50.000; 8/31 thư viện còn
lại có số lượng từ trên 2.000 tới dưới 10.000 biểu ghi.
- Nguồn tài liệu điện tử:
Có 17/31 thư viện có nguồn tài liệu điện tử, trong đó 8 thư viện (25, 81%)
mua và sử dụng sách điện tử của các nhà xuất bản trong và ngoài nước, 2 thư viện
(6, 45%) mua và sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử trực tuyến và 7 thư viện
(22, 58%) sở hữu các nguồn tài liệu điện tử khác, về các tư liệu đã được số hoá:
Hiện nay, chi có 2/31 thư viện trong hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm
KHXHVN đã tiến hành công tác số hoá tài liệu để quản lý và nâng cao khả năng
khai thác nguồn tin điện tử, đó là: Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện KHXH
do Viện Thông tin KHXH quản lý, tổng số tài liệu đã được số hoá ước đạt 700.000
trang tương ímg với khoảng 5% trang tài liệu cần số hoá (trons khi mục tiêu sô hoá
của các TVCC theo Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 do Thủ tướng
Chính phủ ban hành tại Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 là 50 - 70%),
bao gồm các tài liệu: Sách nahiên cứu về Đônơ Dươns do EFEO đê lại; Bản tin
phục vụ nshiên cứu; báo cáo kết quả nghièn cứu; Kho tư liệu hương ước, bảng kê
Thực trợng và giải pháp đôi mcd mô hình tố chức quàn lý và phương thức hoạt động thu viện Việt Nam
thân săc, văn hoá, địa bạ làng xã; Kho tư liệu địa chí địa danli.
1.2. ứ ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện
Vê hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hoạt động thông tin - thư
viện, 100% thư viện có máy tính để bàn, máy in; 16/31 thư viện có máy scan tài
liệu tờ rời, 1 thư viện có máy scan tài liệu đóng tập; 4 thư viện có máy photocopy
tài liệu, v ề hạ tầns mans, hiện có 30/31 thư viện đã được kết nối mans LAN, thư
viện còn lại hiện đang trona quá trình xây dựng hạ tầng tòa nhà thư viện. Cả 31/31
đơn vị đã có đườns truyền Internet với tốc độ truy cập từ 5 - 30Mbps; riêng Học
viện KHXH có đường truvền với tốc độ 2x30Mbps.
Theo số liệu thống kê, 100% thư viện của các Viện Nghiên cứu và đơn vị
trực thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN đã ứng dụnc phần mềm để phục vụ côns tác
tin học hoá thư viện, trong đó phần mềm được ứng dụng phổ biến là WINISIS -
Phần mềm Mã nguồn mở của tổ chức UNESCO (28 thư viện, chiếm 90,32%). Thư Ị
viện KHXH đang sử dụng phần mềm quản lý thư viện Millennium (Công ty I
Innovative Interfaces, Mỹ), Viện Nghiên cứu Trung Quốc là phần mềm Ilib (Công
ty CMC, Việt Nam) và Viện KHXH vùng Nam Bộ là phần mềm Libol 5.5 (Công ty
Tinh Vân, Việt Nam). Phần mềm WINISIS được sừ dụng với các chức nănơ chủ
yếu: Biên mục (quản lý CSDL thư mục), OPAC. Các phần mềm thương mại (sử
dụng tại 3 đơn vị) được vận hành với 05 module nghiệp vụ cơ bản là: OPAC, Bổ
sung, Biên mục, Quản lv Ấn phẩm nhiều kỳ, Lưu thông; trona đó có Thư viện
KHXH và Thư viện Viện KHXH vùng Nam Bộ đã ứns dụng module Quản lý tài
nguyên sô. Ngoài hai thư viện trên, Thư viện Viện Nshiên cứu Hán Nôm cũna đã
sử dụng phần mềm mã nguồn mở Greenstone để quản lý nguồn tài nsuyên số. 9/31
thư viện trons hệ thốns đã có website riêng (chiếm tỷ ỉệ 29,03%).
1.3. ứ n g dụng các chuẩn nghiệp vụ
- Khung phân loại tài liệu: sổ liệu thống kê cho thấy, hiện nay số lượng các
Thư viện không sử dụng khung phân loại tài liệu nào khá lớn (chiếm 58.84%).
BBK và DDC là 2 khung phân loại được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là
25,81% và 9,68%.
127
Thực trạng và giải pháp đối mới mô hình tổ chức quản lý vờ phương thức hoạt động the viện Việt Nam
Báng 1: Các Khung phân loại tài liệu được áp dụng tại hệ thống Thư viện
Viện Hàu lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- Khổ mẫu biên mục tài liệu: 24/31 thư viện (tương đương 77,42%) sử dụng
quy tắc biên mục MARC 21; 3 đơn vị sử dụng quy tấc biên mục ISBD (Thư viện
Ị Viện Văn hoá; Viện Nghiên cứu Con người; Viện Nhà nước và Pháp luật), 2 thư
ị viện sử dụng quy tắc AACR2 trong biên mục tài liệu (Viện Thông tin KHXH, Viện
KHXH vùng Nam Bộ).
■M arc21.
■ Dufclincore
M ETS
* Bièn mục khác
'* Khòna: ảp đuns
Bàng 2: Các khổ mẫu biên mục tài liệu được áp dụng tại hệ thống Thư viện
Viện Hàn lảm Khoa học xã hội Việt Nam
- Định chủ đề, từ khoá cho tài liệu: hầu hết các thư viện đều sử dụng các từ
điển khác nhau trong quá trình định chủ đề, từ khoá cho tài liệu (26/31 thư viện,
tương đương 83,87%); trong đó, từ điển chuyên ngành được 8 thư viện sử dụng, 9
thư viện sử dụng từ điển tác già, 1 thư viện sử dụng bộ từ khoá KHXH và nhân
văn. Chỉ có 5 thư viện là áp dụns việc định từ khoá tự do cho tài liệu.
128
Thực trạng và giải pháp đôi mới mô hình tô chức quản lý và phương thức hoạt động thư viện Việt Nam
1.4 Nguồn nhân lực
Theo số liệu khảo sát, tons số cán bộ làm công tác thư viện trons 3! thư viện
thành viên Viện Hàn lâm KHXHVN là 144 người. Ngoài Thư viện KHXH có số
lượng cán bộ đôna nhất với 40 thành viên công tác tại 7 phòns. chức năng riêng
biệt, các thư viện khác chỉ có số lượng tò 7 cán bộ trở xuốns. Cụ thể, có 7 đon vị có
sô lượne cán bộ thư viện từ 5 - 7 naười; 21 thư viện có số lượng cán bộ thư viện từ
2 - 4 người; 2 thư viện chỉ có 1 cán bộ là Thư viện Viện Khảo cổ học và Viện Khoa
học xã hội vùng Tây Nơuyên.
Đa phân cán bộ cônơ tác tại các thư viện đều có trình độ đại học/trên đại học
chuyên ngành thông tin - thư viện (khoảnơ 83%). 10% là cán bộ có trình độ đại
học/trên đại học ngành ngôn nsừ (tiếng nước ngoài). Khoảng 7% còn lại là cán bộ
có trình độ đại học/cao đẳng về CNTT.
2. Một số nhận xét, đánh giá
- Vê nguồn tài nguyên tri thức:
Nhìn chung, n^uồn tư liệu truyền thống của hệ thống thư viện Viện Hàn lâm
KHXHVN tươns đối phona phú về số lượns, nsôn ngữ và loại hình. Các thư viện
tông hợp và có truyền thống hoạt động lâu năm như Thư viện KHXH, Thư viện
Viện KHXH vùng Nam Bộ có số lượng tư liệu nhiều hơn hẳn các thư viện chuyên
ngành và các thư viện trực thuộc các viện mới được thành lập. v ề ngôn ngữ, neoài
tài liệu viêt bằng tiếns Việt vốn chiếm đa số, các thư viện còn phục vụ các tài liệu
tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Pháp, Nga, Trune, Nhật, một số ít tiếng
Hàn Quốc, được bổ sung hàng năm bằng ngân sách và tiếp nhận qua trao đổi, biếu
tặng. Các tài liệu tiếng nước ngoài và xuất bản naoài nước là nsuồn thông tin cần
thiêt phục vụ việc tìm hiểu kinh nghiệm ngoài nước, nghiên cứu so sánh các lĩnh
vực vê khoa học xã hội của các nhà nshiên cứu trons Viện Hàn lâm và giới dùng
tin nói chung. Tuy nhiên, do kinh phí bổ sun2 tài liệu thườna niên của các thư viện
luôn có xu hướnơ bị cắt giảm, việc bổ SUI12 nsuồn tài liệu tiếng nước ngoài trons
vài năm trở lại đâv gặp nhiều khó khăn. Naoại trừ Thư viện KHXH vẫn được cấp
nguồn kinh phí cố định ít òi cho việc bổ sung ấn phẩm bans tiếna nước ngoài, các
thư viện khác đều không được cấp nguồn kinh phí này.
Thực trạng và giải phcip đổi mói mô hình tổ chức quản lý và phương thức hoạt động thư viện Việt Nam
Tài nguyên tại các thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN chủ yếu là dạng
in ấn (sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên khảo, tài liệu nội sinh v.v...), rất ít các tài
liệu dạng số hoá do không có phần mềm/ thiết bị số hoá hoặc thiếu kình phí thực
hiện số hoá. Thư viện KHXH do Viện TTKHXH quản lý là đơn vị tiên phong trong
việc số hoá và phổ biến các tài liệu số. Tuy nhiên, cũng mới chỉ dừng lại ở bước
đầu là số hoá một số kho tài liệu quý hiếm (hiện đã số hoá được khoảne 700.000
trang tài liệu - đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu số hoá của toàn Viện Hàn lâm
KHXHVN).
- Vê ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện:
Hệ thổna CSDL với gần 1 triệu biểu ghi thư mục đã giúp người dùng tin tra
cứu thông tin tài liệu. Tuy nhiên, với 90,32% các thư viện trực thuộc Viện Hàn lâm
KHXHVN sử dụng phần mềm quản lý thư viện WINISIS để tin học hoá các hoạt
động thư viện, quản lý và khai thác các CSDL thư mục, người sử dụng chỉ có thể
tra cứu thông tin trực tiếp tại từng thư viện. Từ năm 2005, sáng kiến tích hợp CSDL
thư mục của từng đơn vị thành viên Viện Hàn lâm KHXHVN đã cho phép Viện
TTKHXH cung cấp thông tin thư mục của khoảng trên 100.000 biểu ghi tài liệu
được bổ sung trên toàn hệ thống thư viện trực thuộc từ năm 2001 tới nay trên phần
mềm CDS - ISIS, qua thư mục thông báo sách mới của toàn Viện Hàn lâm
KHXHVN được xuất bản 3 tháng/kỳ, và từ năm 2014 đến nay là qua trang
www.opac.issi.vass.gov.vn do Thư viện KHXH đã ứng dụng phần mềm quản trị
thư viện tích hợp Millennium. Như vậy, ưr việc chỉ có thể biết thông tin thư mục tài
liệu khi đến trực tiếp thư viện, nay người sử dụng đã có thể tra cứu thông tin thư
mục tài liệu từ xa.
Ngoại trừ Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm sử dụng phần mềm
Greenstone, các thư viện còn lại chưa được trang bị phân mêm quản lý tài nguyên
số hoàn chỉnh để xử lý, quản lý và khai thác các bộ sưu tập số. Đây chính là hạn
chế cho việc tiếp cận nguồn thông tin dạng số của các nhà nghiên cứu và giới dùng
tin nói chung.
- về việc áp dụng các chuãn nghiệp vụ thư viện tron2 hệ thôns thư viện
Viện Hàn lâm KHXHVN hiện nay không thống nhất, có 58,84% đơn vị được khảo
Thực trọng và giải pháp đôi mới mô hình tô chức quàn lý và phương thức hoạt động thư viện Việt Nam
sát khôns sử dụn2 khung phân loại nào để quản lý tài liệu; 12.9% đơn vị khônơ sử
dụng chuấn biên mục nào trons quá trình xây dims CSDL thư mục của đơn vị.
Thực tế cho thấy, trons bộ CSDL chune của toàn Viện Hàn lâm KHXHVN mà Thư
viện KHXH đanơ quản lý và phồ biến, sự khác biệt về chủ đề, từ khoá, cách thức
biên mục hiên thị rất rõ, thậm chí đối với cùng một tên tài liệu.
- về nguồn nhân lực: số lượne cán bộ quản lý và làm côns tác thư viện còn
ít, chưa có điêu kiện tham gia các khoá tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để nâng
cao kinh nghiệm, trình độ không done đều. Đặc biệt, các cán bộ được đào tạo và
hiêu biêt vê CNTT còn quá ít, khôna đủ khả năng đáp ứng công việc khi có các yêu
câu áp dụng CNTT hiện đại trong hoạt động thông tin - thư viện. Thêm vào đó, các
văn bản quy chế, chính sách quản lý hoạt độnơ thông tin - thư viện của các đơn vị
còn ít, chưa đầy đủ. Đơn vị chủ quản là Viện Hàn lâm KHXHVN chưa xây dựng
được các hành lang pháp lý cho việc kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin giữa đơn
vị trong Viện Hàn lâm KHXHVN.
Sự phân tán các nguồn vốn tài liệu thônơ tin KHXH, sự phân tán các hoạt
động nghiệp vụ thôno tin - thư viện và nguồn nhân lực chuyên nghiệp ngành thông
tin - thư viện tồn tại tronơ nhiều nám qua đã eây nên những khó khăn to lớn trons
công tác quản lý tập trung các nguồn lực thông tin của Viện Hàn lâm KHXHVN,
tạo ra tình trạng thiếu đồng bộ, phiến diện trong việc duy trì hoạt động phục vụ
nghiên cứu của thư viện. Thực trạna đầu tư manh mún, thiếu thốns nhất, thiếu kế
hoạch cho hoạt động đổi mới công tác thông tin - thư viện phục vụ nshiên cứu các
ngành KHXH trong thời 2Ìan qua khiến cho quá trình hiện đại hoá hoạt động thông
tin - thư viện diễn ra hết sức chậm chạp, kém hiệu quả, khôna đáp ứnơ yêu cầu
mang tính tiên phong của cône tác thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đât nước. Sự đầu tư chậm chạp và nhỏ giọt cho đổi mới, hiện đại hoá cônơ
tác thông tin - tư liệu - thư viện này cũng gây nên nhiều hệ lụy khác như: lãng phí
ngân sách Nhà nước trong đầu tư trang thiết bị hạ tầng thôn® tin và bổ sun2 nguồn
lực sách báo, bảo quản nsuồn tài nguyên truyền thổna vốn có, v .v ... khiến cho mục
tiêu gia tăng việc khai thác các giá trị của nsuồn tài nguyên thông tin nội sinh và
ngoại sinh bị cản trở; làm eiảm tính hội nhập quốc tế trên phươns diện thôns tin -
Thực trạng và giải pháp đôi mói mô hình tô chức quàn lý và phương thức hoạt động thư viện Việt Nam
tư liệu - thư viện và chưa thực hiện được vai trò kết nối các nguồn lực thông tin
trong và ngoài nước. Sự lạc hậu về thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin toàn
cầu hiện nay, đặc biệt là TTKHXH đã gây nên nhiều cản trở trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Một số kiến nghị
Nhàm cải thiện hoạt động của hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXHVN
theo hướng tập trung, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường kết nối và chia sẻ nguồn
tin. phù hợp với xu thế chung của hoạt động thông tin - thư viện, đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao người dùng tin và của xã hội nói chung, cần có những kê hoạch
và hành động cụ thể của tất cả các bên có liên quan.
về mặt tổ chức quản lý, Viện Hàn lâm KHXHVN cần có các vãn bản quy
định cụ thể về chính sách tổ chức, quản lý và phổ biến thông tin thống nhất trong
toàn Viện Hàn lâm KHXHVN để các Viện trực thuộc có được những kế hoạch tổ
chức hoạt động thông tin - thư viện cụ thể, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Viện Hàn
lâm KHXHVN cũng cần xây dựng các đề án hiện đại hoá hoạt động thông tin - thư
viện, áp dụng trên toàn hệ thống thư viện để nâng cao năng lực hoạt động của các
thư viện trên các lĩnh vực quản lý và khai thác thông tin, nghiệp vụ, CNTT, nguồn
nhân lực, ... một cách có quy mô, đồng bộ. Các đề án này cần mang tính dài hạn với
nhiều giai đoạn, có lộ trình thực hiện cụ thể. v ề phía mình, trên cơ sở yêu cầu của
Viện Hàn lâm KHXHVN, các đơn vị trực thuộc cần chủ động xây dựng các kế
hoạch hành động; đưa ra những đề xuất cụ thể, phù hợp với tình hình của đơn vị để
Viện Hàn lâm KHXHVN xem xét, phê duyệt.
Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ÚTL2 yêu cầu và nhiệm vụ của Viện Hàn lâm
KHXHVN, đuổi kịp các điều kiện và trình độ phát triển hiện nay của các thư viện
và trung tâm thông tin lớn trons nước, đáp ứng mục tiêu xây dựng hệ thống Thư
viện KHXH cấp quốc gia và ngang tầm các thư viện lớn, hiện đại trong khu vực, hệ
thống thư viện hiện nay của Viện Hàn lâm KHXHVN cần phải trờ thành một hệ
thống thốna nhất, tập trung trên nền thư viện điện tử - thư viện số - ngân hàng dữ
liệu về KHXH. Hệ thống sẽ hoạt độna theo mô hình thư viện trung tâm và các thư
viện thành viên, trong đó một số thư viện trọng điểm sẽ đóng vai trò đầu mối, các
Tkực trạng và giải pháp đôi mới mô hình tố chức quản lý và phưong thức hoạt động thư viện Việt Nam
thư viện còn lại hoạt độna với tính chất vệ tinh. Trên toàn hệ thống. nhất thiết phải
trang bị mới một cách đồng bộ. nhất quán và hiện đại một số thiết bị thiết yếu. phần
mềm tiêu chuẩn cho hoạt động của một thư viện điện tử, thư viện số và nơân hàng
CSDL KHXH. Bên cạnh đó, việc nânơ cao năng lực đội ngũ cán bộ đảm bảo khả
năng quản trị và vận hành thư viện điện tử, thư viện số hiện đại, đáp ứns các tiêu
chuân nehiệp vụ quốc tế cần được đặc biệt chú trọns. Khi hoàn thiện, các đơn vị sẽ
cùns chia sẻ hệ thống thông tin thư mục tài liệu và tài nguyên số, đồng thời vẫn giữ
nsuyên chính sách phục vụ của mình.
Phụ lục 1: Nguồn tư liệu tại các thư viện thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN
STT Tên đơn vị Tài liệu hiện có
Tài liệu bô
sung hàng
năm
Biêu ghi
CSDL thư
muc
1 Viện Địa lý nhân văn 10.560 20 15.452
2 Viện Nơhiên cứu An Độ và Tây Nam A 2.315 820 450
3 Viện Nghiên círu Đông Nam A 24.230 20 30.000
4 Viên Xã hôi hoc 12.054 134 34.478
5 Viên Dân tôc hoc 26.335 700 22.280
6 Viện Nghiên cứu Châu Mỳ 8.930 65 16.000
7 Viện Nghiên cứu Đông Bấc Á 7.335 Khônơ xác đinh 24.460
8 Viện Nghiên cứu Trims Quôc 8.540 31 8.000
9 Viện Thông tin Khoa học xã hội 1.161.384
4.000 -
5.000 600.000
10 Viên Kinh tê Viêt Nam 20.520 1760 58.000
11 Viện Nghiên cứu Con người 7.717 213 15.271
12 Viện Ngôn ngữ học 20.770 390 15.000
13 Viện Tâm lý học 28.200 2.000 28.200
14 Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông 3.050 120 3.050
15 Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành 8.930 Khône xác đinh 8.930
16 Viên Triêt hoc 20.250 30 30.000
17 Viện Nhà nước và Pháp luật 16.021 Không xác đinh 13.000
18 Viện Nghiên cứu Văn hoá 12.721 317 12.700
19 Viện Nshiên cứu Tôn 2Ĩáo 6.762 120 6.762
20 Viện Gia đình và Giới 31.101 700 9.101
21 Viện Từ điên học và Bách khoa thư Việt
Nam 6.636 50 5.841
22 Viên Sử hoc 16.319 269 16.300
23 Viên Khảo cô hoc 13.859 90 22.336
133
Thực trạng và giải pháp đôi mới mô hình tổ chức quản lý vờ plncong thức hoạt động thư viện ĩ' lệt Nam
STT Tên đơn vị Tài liệu hiện có
Tài liệu bô
sung hàng
năm
Biêu ghi
CSDL thu
muc
24 Viên Văn hoc 73.999 220 45.000
25 Viện Kinh tê và Chính trị thê giới 26.492 49 32.800
26 Viện Nghiên cứu Châu Au 10.265 105 17.950
27 Viện Nghiên cứu Hán Nôm 15.911 800 45.000
28 Hoc viên Khoa hoc xã hôi 15.800 6.500 6.528
29 Viện Khoa học xã hội vùng Trunơ Bộ 15.363 1.760 13.000
30 Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên 2.918 118 2.800
31 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ 137.754 269 38.566
Phụ lục 2: Tình hình nhân sự tại các Thư viện Viện Hàn lâm KHXHVN
STT Tên đơn vị Sô lượng cán bô
Tỷ trọng trên
toàn hệ thống
1 Viện Địa lý nhân văn 3 2,08%
2 Viện Nghiên cứu An Độ và Tây Nam A 2 1,39%
3 Viện Nghiên cứu Đông Nam A 6 4,17%
4 Viên Xã hôi hoc 5 3,47%
5 Viên Dân tôc hoc 3 2,08%
6 Viện Nghiên cứu Châu Mỹ 2 1,39%
7 Viện Nghiên cứu Đông Băc A 3 2,08%
8 Viện Nghiên cứu Trung Quôc 4 2,78%
9 Viện Thông tin Khoa học xã hội 40 27,78%
10 Viên Kinh tê Việt Nam 2 1,39%
11 Viện Nghiên cứu Con người 9A 1,39%
12 Viện Ngôn ngữ học 4 2,78%
13 Viên Tâm lý hoc 2 1,39%
14 Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông 3 2,08%
15 Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành 2 1,39%
16 Viên Triêt hoc 5 3,47%
17 Viện Nhà nước và Pháp luật 4 2,78%
18 Viện Nshiên cứu Văn hoá 3 2,08%
19 Viện Nghiên cứu Tôn giáo 3 2,08%
20 Viên Gia đình và Giới 3 2,08%
21 Viên Từ điên hoc và Bách khoa thư Viêt Nam 3 2,08%
22 Viên Sử hoc 5 3,47%
23 Viên Khảo cô hoc 1 0,69%
24 Viên Văn hoc 6 4.17%
25 Viên Kinh tê và Chính trị thê eiới 4 2,78%
26 Viện Nshiên cứu Châu Au 4 2,78%
134
Thực trạng và giải pháp đôi mới mô hìrth tô chức qiiản lý và phưong thức hoạt động thư viện Việt Nam
27 Viện Nghiên cứu Hán Nôm 4 2,78%
28 Hoc viên Khoa hoc xã hôi 5 3.47%
29 Viện Khoa học xã hội vùnơ Trunơ Bộ 3 2,08%
30 Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên 1 0,69%
31 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ 7 4,86%
135
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_cong_tac_to_chuc_quan_ly_va_hoat_dong_cua_c.pdf