Một số vấn đề trong giảng dạy sinh thái nhân văn tại các trường đại học ở Việt Nam

Sinh thái nhân văn học đã được GS.TS. Lê Trọng Cúc đưa vào giảng

dạy và nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1980. Hiện môn học

sinh thái nhân văn đang được giảng dạy ở cả bậc đại học, ngành

Khoa học môi trường và cao học mã ngành Môi trường trong/và

phát triển bền vững.

Báo cáo này tập trung trình bày hai vấn đề là một số vấn đề lý luận

của sinh thái nhân văn học và thực trạng giảng dạy sinh thái nhân văn

học ở Việt Nam. Báo cáo đã giới thiệu về nội dung môn sinh thái nhân

văn đang giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội và điểm qua những

thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy này.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề trong giảng dạy sinh thái nhân văn tại các trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thái nhân văn: Đánh giá lượng giá các hệ sinh thái, đánh giá, đánh giá nhanh môi trường, phân tích chi phí lợi ích mở rộng, phân tích dòng vật chất, năng lượng, thông tin trong hệ thống và vòng đời sản phẩm. Chương 3. Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh thái nhân văn: 3.1. Hệ sinh thái tự nhiên, nhân tác, nhân tạo: Đặc điểm, giá trị, cơ chế hình thành, hoạt động, dấu ấn của tương tác hệ thống tự nhiên - xã hội. 3.2. Hệ xã hội: Đặc điểm, tổ chức, động thái, giá trị, dấu ấn của tương tác hệ thống tự nhiên xã hội. 3.3. Động lực phát triển của hệ sinh thái nhân văn: Tương tác phản hồi hệ thống, thích nghi, đồng tiến hóa, tự tổ chức hệ thống, suy thoái, khủng hoảng. 33 Chương 4. Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: 4.1. Tổng quan phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn. 4.2. Tri thức bản địa, quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý dựa vào hệ sinh thái. Chương 5. Nghiên cứu điển hình một số hệ sinh thái nhân văn truyền thống có tính bền vững. Đề cương môn học “Sinh thái nhân văn” mã CH EVS6223 của hệ cao học ngành “Môi trường và phát triển bền vững” đang dạy tại Khoa Môi trường có nội dung như sau: Chương 1. Tổng quan về lý thuyết hệ thống, hệ sinh thái nhân văn và phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Tác động của hệ xã hội lên hệ sinh thái và đặc điểm hệ sinh thái trong quá trình tương tác, biến đổi thích nghi với các tác động của hệ xã hội, lấy ví dụ hệ sinh thái nông nghiệp như một hệ sinh thái nhân văn điển hình. Chương 3. Đặc điểm hệ xã hội trong quá trình tương tác, biến đổi thích nghi với các tác động của hệ sinh thái và môi trường tự nhiên (thích nghi văn hóa truyền thống và hiện đại, tổ chức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, khoa học kỹ thuật hàn lâm, tri thức bản địa, thể chế, tác động của các công ước quốc tế và chủ trương chính sách quốc gia lên tài nguyên và môi trường, hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn sinh quyển (Chương trình Sinh học Quốc tế (IBP), Con người và Sinh quyển (MAB)). Chương 4. Các nguyên tắc quản lý bền vững hệ thống và phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn. Chương 5. Hệ sinh thái nhân văn vùng núi Việt Nam. Chương 6. Hệ sinh thái nhân văn đồng bằng - ven biển Việt Nam. Chương 7. Hệ sinh thái nhân văn đô thị Việt Nam. Đề cương môn học Sinh thái nhân văn dạy cho hệ đào tạo cao học mã ngành “Môi trường trong/và phát triển bền vững” từng áp dụng tại CRES có nội dung như sau: Chương 1. Đại cương - Sinh thái nhân văn 1.1. Khái niệm hệ thống, phản hồi, tự điều chỉnh hệ thống, trạng thái bền vững của hệ thống, quan hệ giữa hệ xã hội và hệ tự nhiên: Dòng năng lượng, vật chất, thông tin. 34 1.2. Hệ tự nhiên - Hệ sinh thái: Khái niệm, cấu trúc, thành phần cơ bản; chức năng của hệ sinh thái và chu trình sinh địa hóa. 1.3. Hệ xã hội: Khái niệm, đặc trưng cơ bản: Dân số, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Văn hóa, văn hóa truyền thống, tri thức bản địa, tín ngưỡng, tôn giáo. Tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và môi trường. Thể chế luật pháp chính sách quốc gia, quốc tế với tài nguyên và môi trường. 1.4. Hệ sinh thái nông nghiệp - hệ sinh thái nhân văn điển hình, các tính chất cơ bản: Năng suất, ổn định, bền vững, tự trị, công bằng, hợp tác, thích nghi. 1.5. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA); kỹ thuật sử dụng RRA và PRA. Các câu hỏi mấu chốt. 1.6. Sinh quyển và tác động của con người lên sinh quyển: Toan tính lạc quan. Suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường. 1.7. Các nguyên tắc quản lý bền vững hệ sinh thái (HST) và phát triển bền vững: Tiếp cận HST, cơ sở sinh thái học, nguyên tắc hệ sinh thái và các vấn đề liên quan đến quản lý HST. Chương 2. Chuyên đề - Các hệ sinh thái nhân văn chính của Việt Nam, đặc điểm điều kiện sinh - vật lý, dân cư, dân số. 2.1. Hệ sinh thái nhân văn vùng núi (phía Bắc Việt Nam): Tộc người, tăng trưởng và phân bố dân cư, tổ chức xã hội; hệ thống thứ bậc, kinh tế nông nghiệp nương rẫy, thổ canh hốc đá, ruộng bậc thang, chăn nuôi, nghề thủ công... săn bắt, hái lượm; phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến sử dụng tài nguyên; chính sách và chế độ pháp lý đối với các dân tộc miền núi. 2.2. Hệ sinh thái nhân văn vùng trung du (phía Bắc Việt Nam) - vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi: Phân tích hệ sinh thái nông nghiệp, sử dụng đất, nông lâm kết hợp và diễn thế sinh thái dưới tác động của con người. 2.3. Hệ sinh thái nhân văn vùng Tây Nguyên: Dân cư, phân bố, tăng trưởng, di dân tự do, kinh tế mới, sở hữu và sử dụng đất (trước 1945, 1945 - 1975, sau 1975); văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, quan hệ nhân văn giữa người mới và dân bản địa - được và mất. 2.4. Hệ sinh thái nhân văn vùng đồng bằng - ven biển: Dân cư, mật độ, cấu trúc, chuyển cư, quan hệ làng xã, tâm lý cộng đồng làng, 35 vai trò dòng họ, lúa nước và các hệ thống canh tác khác ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long; hệ sinh thái cửa sông ven biển; rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản và môi trường; văn hóa truyền thống của người Việt; tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải cách. 2.5. Hệ sinh thái nhân văn vùng đô thị: Khái niệm và quá trình đô thị hoá và các khía cạnh xã hội và nhân văn của nó; dân cư và tăng dân số đô thị; phân tầng xã hội, văn hóa và lối sống đô thị; ô nhiễm môi trường; tệ nạn xã hội. So với nội dung môn học áp dụng tại CRES, đề cương áp dụng tại Khoa Môi trường đã có một số thay đổi, bớt đi phần thời lượng về sinh thái học, do nội dung này đã được đề cập đến trong những môn học khác của chương trình. Xét riêng môn sinh thái nhân văn ở bậc đại học, về thời lượng, môn học liên tục bị thay đổi giữa 2 và 3 đơn vị học trình, về vị trí, môn học từng có lúc nằm trong chương trình đào tạo bắt buộc, nhưng hiện chỉ còn là môn tự chọn của chuyên ngành Sinh thái môi trường. Điều này có nghĩa là không phải cử nhân Khoa học môi trường nào cũng được trang bị kiến thức về sinh thái nhân văn, nên nếu họ học cao học theo mã ngành “Môi trường và phát triển bền vững” thì môn “Sinh thái nhân văn” không phải là môn học nâng cao. Những khó khăn chính hiện nay khi thực hiện việc giảng dạy kiến thức sinh thái nhân văn có thể được tóm gọn gồm: + Về mặt quan điểm, vai trò của sinh thái nhân văn học chưa được ghi nhận trong hệ thống các trường đào tạo về môi trường và môn học chưa có được chỗ đứng xứng đáng và ổn định. Ngay trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, môn học cũng bị đẩy từ chương trình chung sang chương trình tự chọn của một trong nhiều nhóm chuyên ngành ở bậc đại học và chỉ được giảng dạy ở một mã ngành đào tạo cao học của khoa. + Về mặt học thuật, còn tồn tại những khác biệt mà sinh viên không thể có chính kiến. Sinh viên và học viên cao học cũng ít chịu đọc và tự nâng cao trình độ, không có kỹ năng phản biện và nhận diện vấn đề. + Sinh viên không có kiến thức về phương pháp nghiên cứu nói chung và không có kỹ năng nghiên cứu cộng đồng. Trong những năm Khoa Môi trường mới thành lập, chương trình đào tạo cử nhân Khoa học môi trường, môn học phương pháp nghiên cứu khoa học hoặc môn đánh giá nhanh môi trường, ngoài ra còn có các môn như phát 36 triển bền vững, dân số và môi trường. Nay thì các môn đó đều bị phế bỏ, nên sinh viên phải tự tìm hiểu và mỗi người áp dụng một kiểu. + Sinh viên không hiểu biết nhiều về các vấn đề xã hội, nên không thể nhận diện và phân tích hệ, không thể đánh giá hệ. Sinh viên cũng không có tư duy hệ thống, nên nghiên cứu thường chỉ dừng lại ở mức nhận diện tác động, rồi gán cho những hệ quả lý thuyết mà họ cóp nhặt được, chứ không nhận diện và mô tả các phản hồi được. KẾT LUẬN Sinh thái nhân văn học là một ngành khoa học và đã được truyền bá vào Việt Nam từ những năm 1980, được GS. Lê Trọng Cúc khai mở và được Giáo sư và các hậu duệ phát triển. Ứng dụng lý thuyết sinh thái nhân văn ở Việt Nam đặc biệt thành công trong các lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp, làng nghề truyền thống, vùng miền núi, ven biển... Sinh thái nhân văn học đang được đưa vào chương trình giảng dạy các hệ cao đẳng, đại học, sau đại học trong một số trường đại học ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam lâu nay chủ yếu hoạt động tự phát, hoặc theo các nhóm nghiên cứu, với các chuyên gia đầu ngành nhất định, mà chưa có một tổ chức hội đoàn chính thống nào, nên những phân hóa về chuyên môn, thuật ngữ chưa được thống nhất và khoa học sinh thái nhân văn chưa có chỗ đứng xác định trong xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trọng Cúc, 2016. Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Vu Van Hieu, Le Xuan Quynh, Pham Ngoc Ho and L. Hens, 2010. Health Impact Assessment for Traffic Pollution (Particulate Matters) for Hai Phong City, Vietnam. In: Bhasin V. and C. Sussane (Eds.). Anthropology Today: Trends and Scope of Human Ecology. Kamla-Raj Enterprises, New Delhi, Indea: pp. 67 - 78. 3. Nguyễn Thị Phương Loan, 2013. Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Luận án tiến sĩ. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Marten G.G., 2001. Human Ecology - The Basic Concept for Sustainable Development. Earthscan Publications. 37 5. Park R.E. and E.W. Burgess, 1921. Introduction to the Science of Sociology. The Unversity of Chicago Press Chicago, Illinois. 6. Phạm Bình Quyền, 2003. Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Abstract Human Ecology has been studying by Prof. Le Trong Cuc to be teaching and research in Vietnam since 1980. Currently, the Human Ecology subject being taught in the Environmental Sciences Undergraduate and Graduate curriculum in Environment in Sustainable Development sector at the university program. This report focuses on the human ecology teaching status in Vietnam today. It is introduced the ecological humanities contents are taught at the Vietnam National University, Hanoi andsummarization the advantages and disadvantages in teaching. Keywords: Human ecology.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_trong_giang_day_sinh_thai_nhan_van_tai_cac_tru.pdf
Tài liệu liên quan