Một số vấn đề trong đào tạo tín chỉ theo hướng phát triển năng lực tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Tổ chức dạy học theo định hướng tiếp cận, phát triển năng lực không chỉ là xu

hướng phổ biến mà còn là nhiệm vụ thiết yếu của các nhà trường hiện nay. Ở các cơ sở

đào tạo giáo viên vốn đã áp dụng cơ chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ nhiều năm qua,

việc chỉnh sửa chương trình, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá. theo định

hướng phát triển năng lực cũng đang được gấp rút triển khai. Bài viết đề cập một số kinh

nghiệm tổ chức đào tạo theo định hướng này tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề trong đào tạo tín chỉ theo hướng phát triển năng lực tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết nên tổ chức lớp đông có thể được và bố trí các giảng viên có học vị cao và kinh nghiệm giảng dạy cho nhiều sinh viên hơn. Lịch trình giảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ; mỗi giảng viên, mỗi sinh viên đều phải có thời khoá biểu riêng, chính xác và phù hợp. Khách quan mà nói, trong đào tạo tín chỉ theo định hướng mở rộng, phát triển năng lực cho người học, hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên phải vận hành theo yêu cầu riêng của từng sinh viên. Điều này khiến quá trình quản lý trở nên hết sức phức tạp so với đào tạo theo học chế niên chế. Nếu trước kia sinh viên phải phục tùng kế hoạch của nhà trường thì bây giờ nhà trường phải tính toán làm sao để có thể đáp ứng tốt nhất kế hoạch, dự định, đề xuất của từng sinh viên. Bởi vậy, việc sắp xếp thời khoá biểu cũng như công tác quản lý quá trình học tập của sinh viên đòi hỏi phải sử dụng phần mềm quản lý đào tạo đủ mạnh. 2.2.4. Về đổi mới phương pháp dạy và học Đào tạo tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến, hơn nữa, để phát triển năng lực cho người học, người dạy không chỉ cần đổi mới về quan điểm mà còn cần đổi mới phương pháp giảng dạy. Cũng cần lưu ý là không có phương pháp nào tiên quyết, duy nhất hiệu quả trong dạy học. Việc áp dụng (có thể nói là lạm dụng) các phương pháp dạy học tích cực, mới hiện nay không đồng nghĩa với việc loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống và cần tính đến sự phù hợp với từng đối tượng, đặc thù của từng môn học. Ngày nay, xã hội cần ở sinh viên khi ra trường không phải là những kiến thức lý thuyết khô cứng, mà là năng lực tự học, sáng tạo, khả năng giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, thậm chí là những vấn đề chưa bao giờ được học ở trường. Theo quy định của đào tạo tín chỉ, 01 tín chỉ = 45 giờ làm việc. Nếu là giờ lý thuyết thì là 15 tiết học trên lớp và sinh viên phải chuẩn bị 30 tiết ở nhà. Nếu là giờ thực hành thì là 30 tiết học trên lớp và 15 tiết học ở nhà. Tuy giờ dạy học trực tiếp trên lớp giảm, nhưng khối lượng kiến thức cần tiếp nhận không giảm do giờ tự học của sinh viên tăng nhiều. Vấn đề là ở chỗ, cần tư vấn, giúp các em phương pháp và cách thức tự học hiệu quả nhất. Mỗi sinh viên cần biết tự học cái gì và tự học thế nào để vừa có được nền tảng kiến thức cơ bản, vừa có được các kỹ năng tiếp cận, giải quyết tình huống nảy sinh trong bài học và trong thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học cần đi liền với việc nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho giảng viên nâng cao TP CH KHOA H C − S 5/2016 127 trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các khoá đào tạo cả trong và ngoài nước phải trở thành mục tiêu chiến lược của nhà trường. 2.2.5. Về công tác quản lý sinh viên Trong đào tạo theo học chế tín chỉ có hai hệ thống lớp: Lớp hành chính (lớp cố định) và lớp tín chỉ (lớp học phần). Lớp hành chính là lớp ghi danh sách sinh viên từ lúc vào trường đến lúc ra trường. Lớp tín chỉ là lớp do sinh viên đăng ký chọn môn học, được tổ chức theo từng học kỳ và được tập hợp từ nhiều lớp hành chính. Việc quản lý sinh viên vì thế nên thay đổi theo các hướng sau: − Bố trí lịch sinh hoạt lớp cho các cố định ít nhất 01 buổi/ tháng. − Giao trách nhiệm quản lý sinh viên tại các lớp tín chỉ cho giảng viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ lớp được bầu tại chỗ. − Xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý sinh viên để cố vấn học tập (giáo viên chủ nhiệm) có thể hàng ngày cập nhật thông tin về sinh viên của lớp hành chính từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là phản ánh của giảng viên trực tiếp giảng dạy từ các lớp tín chỉ. Giáo dục nhân cách và ý thức cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ là rất quan trọng bởi điều này giúp sinh viên học tập và rèn luyện tự giác nhằm phát huy cao độ năng lực của bản thân. Công tác này là nhiệm vụ chung của nhà trường và các đoàn thể chứ không phải chỉ có cố vấn học tập (giáo viên chủ nhiệm). Nên thường xuyên tổ chức diễn đàn để sinh viên có thể trao đổi với nhà trường những khó khăn, vướng mắc cũng như uốn nắn các em về nhân cách và tư tưởng. Các thầy cô giáo, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần tham gia nhiều hơn nữa vào diễn đàn. Cần giữ được mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình sinh viên để các bậc phụ huynh sinh viên có thể biết được tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường. 2.2.6. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải đáp ứng được tính mềm dẻo và linh hoạt của hệ thống quản lý đào tạo này. Phòng học phải đa dạng có sức chứa lớn, trung bình và nhỏ để tổ chức các lớp lý thuyết, thảo luận, thực hành... Phòng học đều phải trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy cố định, làm việc tin cậy và ổn định. Thư viện phải tăng cường các nguồn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Toàn bộ hệ thống phục vụ giảng đường và thư viện phải hoạt động một cách mềm dẻo và linh động để phục vụ nhu cầu tự học của sinh viên. Việc tăng cường cơ cở vật chất phục vụ thí nghiệm, thực hành, thực tập thông qua các dự án và khai thác thiết bị có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo là nhiệm vụ cần ưu tiên trong đào tạo theo học chế tín chỉ. 128 TRNG I H C TH  H NI 3. KẾT LUẬN Đào tạo tín chỉ theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải đổi mới đồng bộ từ quan điểm, chủ trương đến chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức quản lý quá trình đào tạo... Theo PGS.TS. Trần Thị Hiền Lương (Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam), năng lực của giáo viên được thể hiện ở mức độ thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục được đảm nhiệm. Có ba thành tố chính tạo nên năng lực người giáo viên, đó là: trình độ kiến thức (trọng tâm là kiến thức chuyên môn vững vàng); kỹ năng / nghiệp vụ sư phạm (trọng tâm là phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực); phẩm chất đạo đức (đặc biệt là lòng yêu nghề, trân trọng thế hệ trẻ). Năng lực của mỗi giáo viên phải được hình thành và rèn luyện tốt ngay từ khi họ còn là sinh viên trong các trường sư phạm. Bởi thế, bên cạnh việc trang bị kiến thức, chú trọng phát triển năng lực cho sinh viên, khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên phát huy năng lực của mình là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đào tạo, trong đó có trường Đại học Thủ đô Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Altel. M. (1998), Đào tạo giáo viên về nghiệp vụ, sách dịch tiếng Việt theo nguồn Dự án Việt Bỉ cung cấp. 2. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội. 3. Trần Bá Hoành (1999), Khung năng lực sư phạm đối với người giáo viên mới vào nghề, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Geoffrey Petty (1998). Dạy học ngày nay, sách dịch tiếng Việt theo nguồn Dự án Việt Bỉ cung cấp. ISSUES IN CREDIT-BASED TRAINING SYSTEM WITH COMPETENCY DEVELOPMENT ORIENTATION AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract: Organizing the teaching and learning procedure with competency development orientation is not only a popular trend but also an essential task of schools today. Teacher training institutions have adopted the form of credit-based training system for many years. Training programs, teaching methods and assessment have been adjusted accordingly. The article mentions some experiences in the organization of training programs towards competency development at Hanoi Metropolitan University. Keywords: Training, credit-based training system, competency development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_trong_dao_tao_tin_chi_theo_huong_phat_trien_na.pdf
Tài liệu liên quan