Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

MỤC LỤC

1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước

2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

3. nội dung và qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

4. Kinh nghiệm của trung quốc và thành phố hồ chí minh về cổ phần hoá doanh nghiệp

nhà nước

Tham gia đóng góp

pdf19 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ chế quản lý (ban lãnh đạo cũ), hoạt động kinh doanh theo lối cũ làm cho xí nghiệp chưa thể vận hành theo nguyên tắc thị trường). Trong bản báo cáo về "Vấn đề bảo đảm quyền lợi và lợi ích của cổ phần nhà nước trong xí nghiệp cổ phần" tháng 6/1994 của ông Phạm Nhạc - Phó cục trưởng Cục quản lý cổ phần nhà nước còn nêu ra 3 tồn tại khác gồm: "Một là, đại diện quyền sở hữu nhà nước trong công ty cổ phần không rõ ràng, không hoàn toàn đại diện cho nhà nước. Hai là, tỷ trọng cổ phần nhà nước có xu thế suy giảm rõ rệt, các công ty cổ phần ban đầu mới thành lập, cổ phần nhà nước đều chiếm trên 50%, nhưng sau đó cổ phần nhà nước cứ giảm dần, có công ty hàng năm giảm 10%. Ba là, cổ phần nhà nước không thể vận hành (mua bán) nên về cơ bản trong tình trạng ngưng trệ, vốn nhà nước rất khó bảo tồn và tăng giá trị". Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc sau giai đoạn này đã được đẩy lên một bước mới. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 coi việc xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện là nhiệm vụ trung tâm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1993-1997). 12/17 Theo đó các xí nghiệp mới mang bốn đặc trưng : - Quyền sở hữu tài sản rõ ràng. - Quyền lợi và trách nhiệm của mọi chủ thể rõ ràng - Chính quyền và xí nghiệp tách rời nhau - Quản lý khoa học. Trên cơ sở này, doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành 5 loại: - DN nhà nước : gồm các doanh nghiệp lớn có vị trí then chốt, do Nhà nước quản lý và sở hữu. - Công ty chung vốn đầu tư nhà nước : Gồm các doanh nghiệp công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước sở hữu trên 51%. - Công ty cỡ lớn và vừa, không quan trọng lắm về chiến lược, nhà nước sở hữu dưới 50%. - Các tập đoàn do nhà nước sở hữu : Đó là những doanh nghiệp có mạng lưới rộng khắp cả nước, tổ chức dưới mô hình tập đoàn. - Các doanh nghiệp nhỏ được sắp xếp, hợp nhất tạo thành các công ty mới liên doanh với tư nhân, nước ngoài, hoặc giải thể phá sản. Nhiều biện pháp mới liên quan đến cổ phần hoá được áp dụng như thành lập Công ty quản lý doanh nghiệp trung ương và biến các công ty cổ phần hoá thành công ty con của Công ty quản lý; tách hoạt động quan trọng ra khỏi doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần; đẩy mạnh thu hút vốn nước ngoài vào các xí nghiệp cổ phần hoá... Tính đến cuối năm 1996, Trung Quốc đã cổ phần hoá và thành lập mới được khoảng 9.200 Công ty cổ phần với tổng vốn đăng ký khoảng 600 tỷ NDT, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 43%. Như vậy sau gần 20 năm thực hiện cải cách mở cửa và cải cách thể chế kinh tế (trong đó có cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là hướng đi chính của cải cách chế độ sở hữu), Trung Quốc đã thu được nhiều thắng lợi, tuy cũng có những vấp váp, thất bại, nhưng nhìn chung con đường cải cách của Trung Quốc là đúng đắn và được sự ủng hộ của nhân dân. Bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hoá ở Trung Quốc: 13/17 - Xây dựng và quán triệt một quan niệm, một mục tiêu đúng đắn về cổ phần hoá, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội : Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là để thu hút vốn từ bên ngoài vào, chứ không bán toàn bộ tài sản Nhà nước. - Hình thức cổ phần hoá áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, có khả năng phát triển. - Áp dụng tỷ lệ bán cổ phần đa dạng. Chẳng hạn như ở Thẩm Quyến, cổ đông tư nhân chiếm tới 12%, ở Thượng Hải chỉ có 8,5% trong đó tư nhân ở nước ngoài chiếm tới 41%. - Cổ phần hoá muốn phát triển và mở rộng phải có sự gắn kết với thị trường chứng khoán. Đặc biệt, Trung Quốc đã xoá bỏ sự phân biệt giữ cổ phiếu Nhà nước (cổ phiếu A) và cổ phiếu của các cá nhân, pháp nhân (cổ phiếu B) gọi chung là cổ phiếu đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư. - Chính phủ Trung Quốc chú trọng đến giải pháp kích cầu và tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành thị trường vốn trong nước. Bên cạnh việc mở rộng đối tượng bán để các công dân có thể tham gia chương trình cổ phần hoá, chính phủ còn có biện pháp hỗ trợ vốn ban đầu cho người lao động trong doanh nghiệp, có các chính sách lãi suất, chính sách tài chính đúng, mở rộng thị trường mua, kể cả việc bán cho người nước ngoài và chuyển nợ thành vốn đầu tư. • Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh - Năm 1999: Có 42 doanh nghiệp đã được thông qua ban đổi mới doanh nghiệp thành phố trong số này đã có 35 doanh nghiệp có quyết định chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần; 5 doanh nghiệp gửi đề án trình TW (doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng) và 2 doanh nghiệp đang hoàn tất hồ sơ trình chuyển thể. - Năm 2000: Có 23 doanh nghiệp đã được thông qua ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố, trong số này có 18 doanh nghiệp đã có quyết định chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và 5 doanh nghiệp đang hoàn tất hồ sơ trình chuyển thể. - Năm 2001: Có 32 doanh nghiệp được thông qua đề án cổ phần hoá trong đó 28 doanh nghiệp đã có quyết định chuyển thể và 4 doanh nghiệp đang trình hồ sơ, chờ quyết định chuyển thể. Sau cổ phần hoá số lượng lao động tăng 10% với thu nhập tăng 20 %. Điều này khuyến khích người lao động yên tâm làm việc, cống hiến hết khả năng của mình vào công việc. 14/17 Sau khi cổ phần hoá bình quân giá trị vốn nhà nước chỉ chiếm 25% trong cơ cấu vốn điều lệ, còn lại là vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên chức và cổ đông ngoài doanh nghiệp chiếm 75 %. Như vậy cổ phần hoá đã thực hiện được mục tiêu thu hút rộng rãi các các nguồn vốn của người lao động trong cả doanh nghiệp và ngoài xã hội để phát triển doanh nghiệp. Tuy nguồn vốn của nhà nước chỉ chiếm 25% tổng số vốn của công ty cổ phần, vốn của các đối tượng khác chiếm 75%, nhưng lại là nguồn vốn phân tán, do dó phần sở hữu của nhà nước trong các công ty vẫn giữ vai trò trọng yếu, chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hoá ở thành phố Hồ Chí Minh: Từ thực tế cổ phần hoá của cả nước mà điển hình là thành phố Hồ Chí Minh cho thấy việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần chẳng những giúp nhà nước bảo tồn nguồn vốn của mình mà còn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn trước đây, nhà nước cũng thu hồi vồn để đầu tư cho các doanh nghiệp khác. Vai trò của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá cũng có sự đổi khác họ vừa làm việc cho công ty cổ phần vừa là chủ sở hữu công ty trên cơ sở đồng vốn của mình. Vì thế ý thức và tinh thần trách nhiệm được nâng cao hơn trước. Hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá nhạy bén năng động tự chủ hơn trước. Nhờ đó mà chất lượng hiệu quả công việc cũng cao hơn trước, các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Cổ phần hoá đã đem lại lợi ích cho cả nhà nước, người lao động và cổ đông của doanh nghiệp. Từ thực tế đó đã chứng minh rằng chủ trương của Đảng và nhà nước ta về cổ phần hoá là hoàn toàn đúng đắn. 15/17 Tham gia đóng góp Tài liệu: Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: nội dung và qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Kinh nghiệm của trung quốc và thành phố hồ chí minh về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: 16/17 Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0 do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của độc giả. Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring. Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới. 17/17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_ve_co_phan_hoa_doanh_nghiep_nha_nuoc.pdf