Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại

MỤC LỤC

1. Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại

1.1. Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng

1.2. Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng

1.3. Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại

1.4. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng

2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương

mại

2.1. Nhiệm vụ, nguyên tắc của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

2.2. Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

3.1. Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu

Tham gia đóng góp

pdf21 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Phiên bản trực tuyến: MỤC LỤC 1. Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại 1.1. Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng 1.2. Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng 1.3. Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại 1.4. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng 2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 2.1. Nhiệm vụ, nguyên tắc của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 2.2. Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 3.1. Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu Tham gia đóng góp 1/19 Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng - Quá trình bán hàng của doanh nghiệp thương mại là quá trình xuất giao hàng hoá cho người mua và người mua nhận được hàng, trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Khi đó được coi là tiêu thụ. - Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng vì vậy đối tượng bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm: + Bán cho sản xuất. + Bán trực tiếp cho người tiêu dùng. + Bán trong hệ thống thương mại. + Bán xuất khẩu. - Quá trình này hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho người mua và đã thu được tiền bán hàng. Quá trình này diễn ra đơn giản hay phức tạp, nhanh hay chậm có quan hệ chặt chẽ với phương thức bán hàng. 2/19 Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng Trong doanh nghiệp, hàng đem đi tiêu thụ có thể là hàng hoá, vật tư hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc tiêu thụ này nhằm để thoả mãn nhu cầu của các đơn vị kinh doanh khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hoá, thu hồi vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đối với doanh nghiệp thông qua tiêu thụ và quá trình sản xuất được thực hiện từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với nền kinh tế quốc dân, thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng. Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý hàng hoá là rất cần thiết. Do vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt yêu cầu quản lý như sau: Trong công tác tiêu thụ phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán, từng loại sản phẩm tiêu thụ, theo dõi từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng. Đồng thời trên cơ sở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động. Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng. Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa. Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Còn đợi các cơ quan Nhà nước thì thông qua số liệu đó biết được mức độ hoàn thành kế hoạch nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp khác thông qua số liệu kế toán đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp hay không. Để đạt được yêu cầu đó, quản lý hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa phải thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mỗi khâu của quá trình tổ chức quản lý thuộc bộ phận hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa được sắp xếp phù hợp đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực hiện kế hoạch trong thời kỳ. 3/19 Tổ chức, quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế toán thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó tạo ra hệ thống chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. 4/19 Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại Bán buôn. Bao gồm hai hình thức: - Bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: là bên mua cử đại diện dến kho của doanh nghiệp thương mại xuất hàng giao cho bên mua thanh toán tiền hay chấp nhận nợ khi đó hàng hóa được xác định là tiêu thụ. - Bán buôn thông qua kho theo hình thức chuyển thẳng: là doanh nghiệp thương mại khi mua hàng và nhận hàng không đưa về nhập kho mà vận chuyển thẳng giao cho bên mua tại kho người bán. sau khi giao, nhận hàng đại diện bên mua ký nhận đủ hàng. Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì khi đó hàng hóa được chấp nhận là tiêu thụ. Phương thức bán lẻ. Có 5 hình thức: - Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp bán hàng cho khách và thu tiền. - Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Khách hàng nhận giấy thu tiền, hoá đơn hoặc tích kê của nhân viên bán hàng rồi đến nhận bàng ở quầy hàng hoặc kho. Nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn, tích kê để kiểm kê số hàng bán ra trong ngày. - Hình thức bán hàng tự phục vụ: khách hàng tự chọn hàng hóa và trả tiền cho nhân viên gán hàng. Hết ngày nhân viên bán hàng nộp tiền vào quỹ. - Hình thức bán hàng trả góp: người mua trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo hoá đơn giá bán hàng hoá còn thu thêm khoản tiền lãi trả chậm của khách. - Hình thức bán hàng tự động: Hình thức này không cần nhân viên bán hàng đứng quầy giao hàng và nhận tiền tiền của khách. Khách hàng tự động nhét thẻ tín dụng của mình vào máy bán hàng và nhận hàng (Hình thức này chưa phổ biến rộng rãi ở nước ta nhưng ngành xăng dầu cũng đã bắt đầu áp dụng bằng việc tạo ra một số cây xăng bán hàng tự động ở các trung tâm thành phố lớn). 5/19 Phương thức gửi đại lý bán: Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận đại lý. Họ nhận hàng và thanh toán tiền cho doanh nghiệp thương mại rồi sau đó được nhận hoa hồng đại lý bán (hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại). Hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền cho bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 6/19 Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng Đặc điểm. - Hàng hoá được coi là hàng bán khi có đủ ba điều kiện sau:_ + Thông qua mua bán và thanh toán tiền hàng. + Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu hàng hóa nhưng được quyền sở hữu tiền tệ. + Hàng hoá bán ra phải là hàng hóa trước đây mua vào để bán hoặc qua gia công chế biến để bán. - Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khi không đủ ba điều kiện trên nhưng vẫn được coi là hàng bán: + Hàng nhận bán đại lý ký gửi sau khi bán được. + Hàng hoá dùng để thanh toán trả lương cho cán bộ công nhân viên. + Hàng hoá xuất đỏi lấy vật tư, hàng hóa khác. + Hàng hoá thiếu hụt trong quá trình bán hàng(theo quy định bên mua phải chịu). + Hàng hóa,thành phẩm dùng để biếu tặng. - Những trường hợpkhông được hạch toán vào chỉ tiêu hàng bán: + Hàng hóa xuất làm hàng mẫu. + Hàng hóa thiếu hụt trong quá trình bán nhưng bên bán phải chịu. + Xuất hàng hoá làm nguyên vật liệu cho sản xuất gia công. + Hàng hóa tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. + Hàng hóa gửi đi bán nhưng chưa bán được. 7/19 Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng. a. Thời điểm chung: là thời điểm doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóa nhưng có quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có quyền đòi tiền. b. Thời điểm cụ thể: - Bán lẻ: Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng là thời điểm kiểm tra hay báo cáo bán hàng hàng ngày. - Bán buôn: + Bán buôn tại kho: Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng là sau khi giao hàng xong, người mua ký nhận vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. + Giao hàng tại kho người bán: người mua báo đã nhận hàng hoặc người mua đã chấp nhận thanh toán hoặc đã trả tiền. - Bán hàng trả góp: lấy thời điểm giao hàng cho khách và thu tiền lần đầu để ghi cháp nghiệp vụ bán hàng. - Bán hàng đại lý ký gửi: + Giao bán đại lý: lấy thời điểm bên nhận bán đại lý ký gửi báo đã bán được hàng hoặc bên bán đại lý chuyển trả tiền. + Nhận bán đại lý: lấy thời điểm doanh nghiệp đã bán được hàng để ghi chép. 8/19 Nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Nhiệm vụ, nguyên tắc của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Nhiệm vụ - Tổ chức chặt chẽ, theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ vè tình hình thực hiện và sự biến động của từng loại hàng hóa trên cả hai mặt: hiện vật (số lượng và kết cấu chủng loại) và giá trị ghi chép doanh thu bán hàng theo từng nhóm mặt hàng, theo từng đơn vị trực thuộc. - Tính giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng. - Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tình hình bán hàng. Với hàng hóa bán chịu cần phải mở sổ sách ghi chép thep từng khách hàng, từng lô hàng, số tiền khách nợ thời hạn, tình hình tiền nợ. - Phải theo dõi, phản ánh chính xác và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ kịp thời các khoản: chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đúng chế độ, cung cấp kịp thời thông tin kinh tế cần thiết về tình hình bán hàng, phân tích kinh tế với các hoạt động tiêu thụ. Nguyên tắc tổ chức hạch toán hàng hóa. Hàng hóa của doanh nghiệp mua vào bao gồm nhiều loại. Vì vậy, để quản lý và hạch toán chặt chẽ hàng hóa cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Phải tổ chức hạch toán hàng hóa theo từng loại, từng đơn vị mua, từng số lượng, chất lượng hàng hóa. - Phải kết hợp việc ghi chép giữa kế toán hàng hóa và thủ kho đảm bảo cho hàng hóa được phản ánh kịp thời, chính xác. 9/19 - Công tác ghi chép ban đầu phải khoa kọc hợp lý nhằm phản ánh đúng tình hình biến động hàng hóa. - Hàng hóa khi nhập kho, xuất kho phải ghi giá trị thực tế, nếu hàng hóa xuất kho ghi giá trị hạch toán thì cuối kỳ phải tính ra giá thực tế. 10/19 Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Chứng từ ban đầu. - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá của hàng hóa, thuế suất, tiền thuế và số tiền phải thu của người mua. - Báo cáo bán hàng hàng ngày: phản ánh số lượng, chất lượng, trị giá giá trị hàng bán, thuế suất , tiền thuế, số tiền phải thu, số tiền thực thu sau mỗi ngày hoặc mỗi ca bán hàng đồng thời là cơ sở để ghi sổ kế toán. - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá hàng bán, thuế suất, tiền thuế và tổng số tiền phải thu của người mua. Đồng thời là cơ sở để ghi sổ kế toán. - Hoá đơn bán hàng giao thẳng: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán, thuế suất, tiền thuế, số tiền phải thu của người mua. Trong trường hợp bán hàng không giao hàng tại kho tại quầy. - Biên bản thanh toán hàng đại lý ký gửi: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá của hàng hóa gửi bán đại lý ký gửi, hoa hồng bên bán được hưởng và số tiền phải thanh toán giữa hai bên. - Thẻ quầy hoặc thẻ kho: dùng để phản ánh số lượng của hàng hóa xuất, nhập hoặc tồn của cuối ngày hoặc cuối ca bán hàng. Các phương pháp tính giá vốn hàng hóa. Hàng hóa khi xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi để tiêu thụ đều phải xác định giá trị hàng hóa nhập kho và xuất kho,.. để phục vụ cho việc hạch toán kịp thời. Kế toán tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà tính giá vốn hàng hóa theo phương pháp thực tế hay giá hạch toán. a. Đánh giá theo phương pháp giá thực tế. - Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho, trước hết phải tính trị giá mua thực tế của chúng, sau đó tính toán phân bổ chi phí mua hàng cho chúng và tổng cộng lại sẽ được trị giá vốn thực tế. 11/19 Trị giá vốn thực Trị giá mua thực Chi phí mua hàng tế của hàng = tế của hàng + phân tổ cho hàng xuất kho xuất kho xuất kho Trong đó: - Để xác định được trị giá mua thực tế của hàng xuất kho, các doanh nghiệp có thể áp dụng trong các hình thức sau: + Phương pháp giá đích danh (phương pháp nhận diện) Theo phương pháp này hàng xuất kho thuộc đúng lô hàng mua vào đợt nào thì lấy đúng đơn giá mua của nó để tính. + Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này trị giá mua thực tế của hàng xuất kho được tính bình quân giữa trị giá mua thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ vơi giá trị thực tế của hàng kho trong kỳ. Trong đó: 12/19 Đơn giá mua bình quân có thể tính vào cuối kỳ, cũng có thể tính trước mỗi lần xuất. + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này khi tính trị giá hàng xuất kho người ta dựa trên giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy đơn giá mua của lần nhập đó để tính giá hàng xuất kho. Như vậy hàng nào cũ nhất trong kho sẽ được tính là xuất trước, hàng nào tồn kho sẽ là hàng nhập kho mới nhất. Theo cách này trị giá hàng tồn kho sẽ sát với giá cả hiện hành và dĩ nhiên phương pháp này sẽ chiếm ưu thế theo quan điểm lập bảng cân đối kế toán (trị giá hàng tồn kho thường phản ánh sát giá thị trường tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán). + Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước để tính trị giá hàng xuất kho, khi xuất đến lô hàng nào thì lấy đơn giá mua của lô hàng đó để tính. Theo phương pháp này thì hàng nào mới nhất trong kho sẽ được xuất trước, còn hàng tồn kho sẽ là hàng cũ nhất trong kho. Nếu tính hàng xuất kho theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho (chi phí hàng bán hiện hành) tương xứng với thu nhập (tức là chi phí thuộc về hàng bán ta tương đối cập nhật). Cả bốn phương pháp trên đều được coi là những phương pháp được thừa nhận và được sử dụng trong việc tính toán trị giá hàng xuất kho và hàng lưu kho, không coi phương pháp nào là “tốt nhất” hay “đúng nhất”. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ doanh nghiệp. Khi lựa chọn phương pháp tính doanh nghiệp cần xem xét sự tác động của nó đến bảng cân đối kế toán, bảng kê khai thu nhập kết quả và thu nhập chịu thuế và xem nó có ảnh hưởng hoặc chi phối tới những quyết định kinh doanh, quyết định của việc xác định giá bán sản phẩm, hàng hóa như thế nào. b. Đánh giá theo phương pháp giá hạch toán. Để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho và lưu kho, người ta có thể sử dụng phương pháp hệ số giá để tính. Theo phương pháp này hàng ngày kế toán sẽ ghi sổ theo giá hạch toán, cuối kỳ mới tiến hành tính toán điều chỉnh chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế để xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Trước hết tính hệ số giá theo công thức: 13/19 Sau đó tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho: Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để kế toán nhập, xuất kho hàng ngày, do vậy phương pháp này cũng ít được áp dụng. Một trong những hạn chế của phương pháp này cũng giống như phương pháp đơn giá thực tế bình quân là bình quân hoá sự biến động của giá (che dấu sự biến động của giá cả). 14/19 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu Kế toán thuế. Thuế gắn liền với kế toán bán hàng và có nhiều loại: Thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nhiệm vụ của kế toán là phải tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số thuế phải nộp, tiến hành hạch toán đúng như trình tự quy định các tài khoản và sổ kế toán. Có 2 phương pháp xác định thuế: - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: = - Trong đó: = x - Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = Thuế suất x ( -) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, trả tiền ngay, thanh toán trước thời hạn các doanh nghiệp thường sử dụng những chính sách sau: - Chiết khấu bán hàng: là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trong trường hợp họ thanh toán trước hạn định hoặc mua thường xuyên với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: là số tiền mà doanh nghiệp phải giảm cho khách hàng, do không thực hiện đúng các điều khoản ký kết trong hợp đồng như: về chất lượng, thời hạn, địa điểm - Hàng bán bị trả lại: là số hàng doanh nghiệp đã tiêu thụ nhưng so sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng không đúng về chủng loại, quy cách, chất lượng mà khách hàng không chấp nhận. 15/19 Các khoản: Chiết khấu, giảm giá, doanh thu bán hàng bị trả lại được phép trừ vào doanh thu trước thuế, do đó kế toán cần phải theo dõi đầy đủ, chính xác và phải hạch toán chi tiết từng khoản vào các sổ sách kế toán làm căn cứ tính giảm doanh thu chịu thuế đối với các cơ quan thuế. 16/19 Tham gia đóng góp Tài liệu: Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Nhiệm vụ, nguyên tắc của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: Module: Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: 17/19 Giấy phép: Module: Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: Giấy phép: 18/19 Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0 do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của độc giả. Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring. Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới. 19/19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_chung_ve_ke_toan_ban_hang_o_doanh_nghi.pdf