Thực tế quan sát cho thấy: Có nhiều người học khỏe mạnh nhưng lại xuất hiện
các rối loạn tâm lí như lo âu, stress, vì các nguyên nhân trong bối cảnh học
đường, ví dụ như chương trình học dày đặc, nhiều áp lực thi cử,. Làm thế nào
để khắc phục được hiện trạng này và giúp phát triển tối ưu cho người học cả về
kiến thức lẫn sức khỏe tinh thần? Bài viết này dựa trên phương pháp tra cứu
tài liệu. Nó nhằm tìm hiểu tác động tích cực của hạnh phúc, cảm nhận hạnh
phúc đến người học ở mọi lứa tuổi trong bối cảnh học đường. Đây là cách giúp
vừa tối ưu hóa được thành tựu của người học và cũng giảm bớt các rối loạn
tâm lí có liên quan đến bối cảnh học đường và quan trọng nhất là thúc đẩy
việc xây dựng trường học hạnh phúc cho mọi người.
16 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số vấn đề lí luận về phát triển hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc cho người học trong bối cảnh học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường xung quanh.
Thiên nhiên có tác dụng chữa lành và kết nối, đưa não bộ về trạng thái
bình yên, hỗ trợ chức năng sinh lí của toàn bộ cơ thể, cải thiện hệ miễn
dịch, thực sự thay đổi sóng não, thúc đẩy hành vi xã hội thích ứng, tính vị
tha, (Perlmutter, Perlmutter, 2021). Nói cách khác, chương trình giáo
dục hướng tới HP và CNHP thật sự cần chú trọng đến 2 giải pháp hữu
hiệu liên quan đến thiền định và thiên nhiên vì nhiều lợi ích mà chúng
mang đến.
IV. BÀN LUẬN
Vấn đề rối loạn phi nhận thức liên quan đến sức khỏe tinh thần (lo
âu, stress,) mà nguyên nhân đến từ bối cảnh học đường là thực trạng
nhức nhối của Việt Nam. Giáo dục nước ta có thể thực hiện tốt chức năng
học thuật, dạy kiến thức nhưng cũng góp phần gây ra một số rối loạn phi
nhận thức cho người học. Do đó, việc cải cách và thay đổi giáo dục là điều
cần thiết để đảm bảo cả hiệu quả học thuật lẫn sứ tinh thần (HP, CNHP)
của người học. Bởi lẽ các kết quả nghiên cứu nêu trên đã chứng minh được
tác động tối ưu của HP và CNHP lên người học trong tất cả các lĩnh vực
của học tập lẫn cuộc sống. Một điều đáng mừng, HP và CNHP có thể phát
triển thông qua giáo dục và các chương trình can thiệp phù hợp. Có thể
nói, một chương trình giáo dục tập trung vào HP, CNHP của người học
lẫn người dạy là điều hoàn toàn khả thi.
“Hiện tượng Phần Lan” đã là minh chứng cho điều này. Chỉ trong 2-3
thập niên ngắn ngủi, Phần Lan từ quốc gia lạc hậu, vươn lên thành nền
giáo dục hàng đầu thế giới và trở thành hiện tượng mà tất cả đều muốn
tìm hiểu. Ba điều kiện chính trong ngữ cảnh học tập của giáo dục Phần
Lan là những điều kiện chung (Universal conditions), điều kiện khách
553
quan (Objective conditions) và điều kiện lịch sử xã hội (Socio-historical
conditions). Trong đó, những điều kiện chung đề cập đến các điều kiện thể
chất và sinh học chung của con người, tình hình thực tế và các rủi ro ước
tính tác động đến HP của người học trong quá trình học tập (Hautamäki
& Kupiainen, 2014). Nghĩa là, giáo dục Phần Lan đặc biệt chú trọng đến
nhu cầu và HP của học sinh. Ngoài ra, Phần Lan còn đề cao chính sách liên
quan đến giáo viên: Ngành giáo dục được thiết lập dựa trên tinh thần trách
nhiệm và giáo viên toàn quyền tự chủ trong lớp học; tương tác và phối hợp
là nguyên tắc cốt lõi thứ hai và cuối cùng là giảm hết mức sức ép đối với
giáo viên cũng như yêu cầu rất cao về chất lượng giáo viên (Lê, 2013).
Tại Việt Nam, bắt đầu có cơ sở giáo dục đặt nền tảng trên HP như
Trường Học HP – Huế, Học viện Eurasia (ELI). Từ năm 1999, Eurasia đã
xây dựng 7 trường học và thành lập lớp học chuyên biệt tại Huế cũng như
xây dựng và tài trợ nhiều trung tâm dạy nghề và viện dưỡng lão dành cho
các cụ bà, góa bụa do chiến tranh. Năm 2018, Eurasia kỉ niệm 20 năm hoạt
động tại Việt Nam. Có thể nói rằng các hoạt động của Eurasia xoay quanh
3 trục chính: Quan tâm đến bản thân, quan tâm đến người khác, quan tâm
đến thiên nhiên2.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các yếu tố giúp phát triển HP và
CNHP có liên quan đến giáo dục, như dành thời gian cho bạn bè, các mối
quan hệ; sự tự chủ; lòng biết ơn; chiến lược học tập tích cực; sự tự tin, tin
tưởng vào bản thân; trí thông minh cảm xúc Nó khá phù hợp với thuyết
của Seligman, đó là CNHP liên quan đến 5 yếu tố có thể đo lường được là
Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối
quan hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose) và
Thành tựu (Accomplishment). Các giáo viên, nhà quản lí có thế sử dụng
mô hình lí thuyết này để ứng dụng vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, cần
phải chú ý tính phù hợp với thực tế giảng dạy và từng giai đoạn phát triển
của người học. Một trong những hạn chế của đề tài này là chưa đề cập đến
các nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam và cũng chưa xét đến các yếu tố
xuyên văn hóa và tâm lí học phát triển có ảnh hưởng đến HP và CNHP
của người học.
2 Nguồn: https://eurasia-foundation.org/
554
V. KẾT LUẬN
Các nghiên cứu về HP và CNHP cho thấy nó tác động giúp phát triển
tối ưu cho người học trong nhiều lĩnh vực học tập lẫn đời sống. Bối cảnh
học đường dựa trên nền tảng HP hoàn toàn là điều khả thi, vô cùng lợi ích
nên cần tiến hành thực hiện. Nền giáo dục dựa trên HP và CNHP có thể
giúp phát triển trọn vẹn cho người học không theo nghĩa xuất sắc trong tất
cả các lĩnh vực mà mỗi người sẽ đạt được thành tựu cao nhất theo cách của
mình, sống đầy đủ, mãn nguyện cuộc đời của chính mình. Một mô hình
giáo dục đáng để học hỏi chính là Phần Lan, chú trọng tập trung vào người
học và người dạy; và mọi cá nhân đều xứng đáng thụ hưởng bối cảnh học
đường như vậy.
BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Cảm nhận hạnh phúc CNHP
Hạnh phúc HP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Thích Nhất Hạnh (tái bản 2020). Hạnh phúc: Mộng và Thực, NXB Phương Đông.
Phạm Quang Huy (2019). Triết lí tự do của Trang Tử: Suy ngẫm và tham chiếu cho
nghiên cứu hành pháp. VNU Journal of Science: Legal Studies, 35, 84-95.
Stefan Klein (2014). Sáu tỉ đường đến HP. NXB Thế giới.
Lê Thị Quỳnh Nga (2013). Phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách giáo
dục ở Phần Lan. Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 48, tháng 5/2013.
Lê Minh Nguyệt, Ngô Thị Hạnh, Nguyễn Phương Linh (2018). Áp lực gây căng
thẳng tâm lí ở học sinh trung học cơ sở. Kỉ yếu hội thảo quốc tế học đường
lần 6, 404-417. NXB Đại học Sư phạm.
Austin Perlmutter, David Perlmutter (2021). Thanh Lọc Não Bộ, 126 -127, 204.
NXB Thế Giới.
UNICEF Việt Nam (2015). Báo cáo tóm tắt: Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội
của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Vân (2019). Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Trường đại học Sư
phạm Hà Nội.
555
Tài liệu tiếng Anh
Antaramian, S. (2017). The importance of very high life satisfaction for students’
academic success. Cogent Education, March 2017.
Bentea, C. C. (2019), Approaches Of Happiness And Well-Being In Psychology.
International Multidisciplinary Scientific Conference on the Dialogue
between Sciences & Arts, Religion & Education, 257-264. Published by
IFIASA.
Bourner, T. & Rospigliosi, A. (2014). The importance of scientific research on
happiness and its relevance to Higher Education. https://www.researchgate.
net/publication/280712188_The_importance_of_scientific_research_on_
happiness_and_its_relevance_to_Higher_Education
Clarke, T. (2020). Children’s wellbeing and their academic achievement: The
dangerous discourse of ‘trade-offs’ in education. Theory and Research in
Education 2020, 18(3) 263-294.
Bustamante, G. J., Barco, B. L. D., & Barona, E. G. (2015). Emotional Intelligence
And Happiness In The Learning Process. Journal of Learning Styles, 8(15),
91-112.
Diener E. & Seligman, M. (2002. Very Happy People. Psychological Science,
13(1):81-4, February 2002.
Eger, R. J. & Maridal, J. H. (2015). A statistical meta-analysis of the wellbeing
literature. International Journal of Wellbeing, 5(2), 45-74, 45-74.
Gutman, L. M. & Vorhaus, J. (2012). The Impact of Pupil Behaviour and Wellbeing
on Educational Outcomes. Institute of Education, University of London
Childhood Wellbeing Research Centre.
Hautamäki, J. & Kupiainen, S.(2014). Learning to learn in Finland: Theory
and Policy. Research and Practice. Learning to Learn, 170-194.
DOI:10.4324/9780203078044-9
Maddux, J. E. (2018). Subjective Well– Being And Life Satisfaction, 3-4. Routledge.
Mertoğlu, M. (2020). Factors Affecting Happiness of School Children. Journal of
Education and Training Studies, 8(3), March 2020.
Miao, F. F., Koo, M., and Oishi, S. (2013). Subjective well-being. In Susan A.
David, Ilona B. Oniwell và Amanda Conley Ayers (biên tập) (2013). The
Oxford handbook of Happiness, 135-151. Oxford University Press.
Negovan, V. (2010). Dimensions of Students’ Psychosocial Well-Being and
Their Measurement: Validation of a Students’ Psychosocial Well Being
Inventory. Europe’s Journal of Psychology, 6(2). https://doi.org/10.5964/
ejop.v6i2.186.
556
Nikolaev, B. (2016). Does Higher Education Increase Hedonic and Eudaimonic
Happiness? Journal of Happiness Studies, 19, 483-504 (2018).
Omar, S., Jain, J., Noordin, F. (2013). Motivation in Learning and Happiness
among the Low Science Achievers of a Polytechnic Institution: An
Exploratory Study. 6th International Conference on University Learning
and Teaching (InCULT 2012). Procedia – Social and Behavioral Sciences
90(2013) 702-711.
Pavot, W., Diener, E. (2013). Happiness Experienced: The Science of Subjective
Well-Being. In Susan A. David , Ilona B Oniwell và Amanda Conley Ayers
(biên tập) (2013). The Oxford handbook of Happiness, 135-151. Oxford
University Press.
Proctor, C., Linley, P. A., Maltby, J. (2009). Very Happy Youths: Benefits of Very
High Life Satisfaction Among Adolescents. Social Indicators Research, 98,
519-532 (2010).
Ruiu, G. & Ruiu, L. M. (2018). The Complex Relationship Between Education
and Happiness: The Case of Highly Educated Individuals in Italy. Journal
of Happiness Studies, 20, 2631-2653 (2019).
Sirgy, M. J., & Wu, J. (2013). The pleasant life, the engaged life, and the meaningful
life: What about the balanced life? In A. Delle Fave (Ed.), The exploration of
happiness: Present and future perspectives, 175-191. Springer.
Stearns, N. P. (2012). The History of Happiness. Harvard Business Review, 90(1-
2): 104-9, 153.
Steptoe, A. (2018). Happiness and Health. Annual Review of Public Health, 40,
339-359. https://doi.org/10.1146/annurev-publhealth-040218-044150
Stoll, L. (2014). A Short History of Wellbeing Research. In David McDaid, Cary
L. Cooper. (2014). Wellbeing: A Complete Reference Guide, Economics of
Wellbeing Volume V, 13, 27. Wiley-Blackwell.
Tuominen-Soini, H. (2012). Student Motivation And Well-Being: Achievement
Goal Orientation Profiles, Temporal Stability, and Academic and Socio-
Emotional Outcomes, Academic dissertation. University of Helsinki.
Institute of Behavioural Sciences, Studies in Educational Sciences.
Talebzadeh, F., Samkan, M. (2011). Happiness for our kids in schools: A conceptual
model, International Conference on Education and Educational Psychology
(ICEEPSY 2011). Elsevier Ltd.
Walsh, C. L. & Lyubomirsky, S. (2018). Does Happiness Promote Career
Success? Revisiting the Evidence. Journal of Career Assessment. January 15,
https://doi.org/10.1177/1069072717751441
Wheatley, D. (2017). Time Well Spent: Subjective Well-Being and the Organization
of Time, 4-5. Rowman & Littlefield International Ltd.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_li_luan_ve_phat_trien_hanh_phuc_va_cam_nhan_ha.pdf