Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của tổ chức lãnh thổ kinh
tế. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là tạo ra một nền nông nghiệp
phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng có hiệu quả
các khác biệt lãnh thổ của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng thị
trường một cách bền vững.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp của
phần lớn các nước đang phát triển, đặc biệt là mức tăng nhanh thu nhập ở
các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và xu thế chuyển một phần
lương thực sang sản xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn gia súc sẽ đẩy nhanh
nhu cầu về lương thực, thực phẩm, làm tăng giá các nông sản này trong
tương lai. Thêm vào đó, sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới nói chung sẽ
đẩy mạnh nhu cầu về các mặt hàng nguyên liệu phục vụ công nghiệp khác
như cao su, gỗ. cũng như các mặt hàng nông sản thực phẩm. Mặt khác,
biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường sẽ dẫn đến
sụt giảm sản lượng lương thực, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Vì vậy,
làm thế nào để tổ chức sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả trên diện
tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thế
giới ngày càng tăng cao là vấn đề mà nhiều quốc gia đang chú trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế của mình.
Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế cơ bản của Việt Nam với
hơn 68% dân số sống ở khu vực nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm
hơn 47% lao động xã hội và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp vẫn
chiếm gần 20% tổng sản phẩm trong nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những mục tiêu cơ bản nhằm
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp ở Việt Nam hình thành và phát triển góp phần thúc đẩy nông
nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa. Trong
các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam, một số hình thức
đang phát triển và đạt hiệu quả cao như các trang trại, các vùng chuyên3
canh; một số hình thức mới hình thành và phát triển như khu nông nghiệp
công nghệ cao, vùng nông nghiệp; một số hình thức đang trong quá trình
chuyển đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường như hợp tác xã nông
nghiệp, nông trường quốc doanh,
Cuốn sách Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp nhằm cung cấp cho người đọc một cách khái quát về tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp: quan niệm, các nhân tố ảnh hưởng, các hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở lí luận đó,
cuốn sách phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam với
một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu. Nhằm làm rõ tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam dưới cấp độ lãnh thổ nhỏ hơn, cuốn
sách phân tích tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh qua ví dụ tại tỉnh Nghệ
An, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy nông nghiệp
phát triển hiệu quả hơn.
Cấu trúc cuốn sách gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Trong chương
này, tác giả tổng quan các quan niệm, vai trò, nguyên tắc, các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; giới thiệu các hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam từ trước đến nay.
Chương 2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một số nước trên thế giới và Việt
Nam: chương 2 gồm 2 phần. Phần thứ nhất tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phần 2 tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam với các nội dung
chính: Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, các nhân tố ảnh
hưởng, đặc điểm nền nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt
Nam. Phần các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, tập trung
vào một số hình thức tiêu biểu ở Việt Nam: trang trại, vùng nông nghiệp
sinh thái.
Chương 3. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Nghệ An: Nhằm làm rõ tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp ở cấp lãnh thổ nhỏ hơn, trong chương này, tác
giả phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh Nghệ An với
một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở quy mô lãnh thổ nhỏ như:
trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp. Từ đó đề xuất định4
hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An một cách
hợp lí và bền vững.
186 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị hàng hoá và dịch vụ cao nhất (399,2 triệu đồng/trang trại),
trong khi đó bình quân giá trị hàng hoá của các trồng cây hàng năm và trang
trại lâm nghiệp là thấp nhất (77,8 và 114,1 triệu đồng/trang trại). Các trang
trại trồng cây hàng năm chủ yếu là do dịch bệnh ở mía. Các loại hình trang
trại đều có bình quân giá trị hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh trong 5 năm
qua.
Giá trị hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 trang trại cao là các huyện
đồng bằng ven biển, trong đó cao nhất là thành phố Vinh (688,8 triệu
130
đồng/trang trại), thị xã Cửa Lò (525 triệu đồng), huyện Quỳnh Lưu (493,1
triệu đồng),
f. Thu nhập của trang trại
Tổng thu nhập của các trang trại trong năm 2005 là 40.788 triệu
đồng, bình quân mỗi trang trại 38,1 triệu đồng, trong đó, trang trại thuỷ sản
có thu nhập cao nhất (87,8 triệu đồng/trang trại), còn thu nhập của trang trại
lâm nghiệp thấp nhất. Năm 2010, tổng thu nhập của các trang trại Nghệ An
là 152.086 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi trang trại của tỉnh là 81,8
triệu đồng, trang trại thủy sản là 143 triệu đồng/trang trại.
Thu nhập bình quân 1 trang trại cao ở các huyện đồng bằng ven
biển: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thành phố Vinh, Nghi Lộc,
Nhìn chung, thu nhập bình quân của các loại hình trang trại không
tăng nhiều, một số loại hình trang trại có xu hướng giảm như: trang trại
trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại thủy sản.
Bảng 3.14. Thu nhập của các trang trại năm 2005 và 2010
Đơn vị: Triệu đồng
Loại hình trang trại Năm 2005 Năm 2010
Tổng thu
nhập của
các TT
Bình quân
thu nhập/
TT
Tổng thu
nhập của
các TT
Bình
quân thu
nhập/ TT
Tổng số 40.788 38,1 152.086 81,8
1. TT trồng cây hàng năm 8.158 29,9 28.177 52,0
2. TT trồng cây lâu năm 6.164 49,3 8.748 72,3
3. TT chăn nuôi 4.260 30,0 28.598 124,3
4. TT lâm nghiệp 3.645 26,0 19.568 51,5
5. TT nuôi trồng thuỷ sản 9.405 45,7 44.797 143,1
6. TT kinh doanh tổng hợp 9.156 49,2 22.198 81,3
(Nguồn:Tính toán từ Số liệu thống kê về trang trại Nghệ An phân theo
các huyện năm 2005, 2010, 2011)
131
g. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
- Tỉ lệ đóng góp của trang trại vào giá trị sản xuất của nông – lâm – ngư
nghiệp tỉnh Nghệ An
Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của các trang trại năm 2010 là
370.635 triệu đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2005 và chiếm 1,84% giá trị sản
xuất nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh. So với năm 2005, tỉ lệ này có tăng
lên nhưng không nhiều (năm 2005 là 1,15%). Điều này chứng tỏ đóng góp
của hình thức trang trại vào phát triển nông – lâm – ngư nghiệp của địa
phương chưa nhiều.
- Năng suất lao động của trang trại
Năng suất lao động bình quân đầu người của các trang trại nhìn
chung tăng lên trong những năm qua. Năm 2005, năng suất lao động bình
quân của các trang trại là 12,5 triệu đồng/lao động, năm 2010 tăng lên 23,9
triệu/lao động. So với năng suất lao động nông – lâm – ngư nghiệp chung,
thì năng suất lao động của các trang trại cao hơn nhiều (năm 2010, năng suất
lao động nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh là 18,8 triệu đồng/lao động).
+ Thu nhập bình quân lao động
Thu nhập bình quân lao động của các trang trại tăng từ 14,5 triệu
đồng/lao động năm 2005 lên 24,5 triệu đồng/lao động năm 2010 (chỉ tính
lao động thường xuyên). So với thu nhập của một lao động nông – lâm –
ngư nghiệp chung của tỉnh Nghệ An, thu nhập của lao động ở các trang trại
cao hơn nhiều (thu nhập bình quân của mỗi lao động nông – lâm – ngư
nghiệp của tỉnh năm 2010 là 11,0 triệu đồng/lao động). Điều này khẳng định
vai trò quan trọng của các trang trại đối với phát triển nông – lâm – ngư
nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.
Trong các loại hình trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang
trại chăn nuôi có thu nhập cao nhất (42,2 triệu đồng và 33,1 triệu đồng/lao
động). Tuy nhiên, thu nhập của lao động ở các trang trại chăn nuôi không ổn
định trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch bệnh ở động vật. Còn các
lao động ở trang trại lâm nghiệp có thu nhập thấp nhất, 5,9 triệu đồng/lao
động năm 2005 và 16,3 triệu đồng/lao động năm 2010, chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh từ ngành lâm nghiệp chưa cao.
132
h. Hiệu quả sử dụng đất
- Giá trị sản xuất bình quân 1 ha
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha của các trang trại cũng tăng
nhanh trong giai đoạn 2005 – 2010. Năm 2005, giá trị sản xuất của các trang
trại trung bình là 10,1 triệu đồng/ha. Đến năm 2010, giá trị sản xuất/ha của
các trang trại là 23,7 triệu đồng/ha, cao gấp 2,3 lần so với năm 2005.
- Thu nhập bình quân trên 1 ha
Thu nhập bình quân trên 1 ha của các trang trại năm 2010 gấp 2,5
lần so với năm 2005 (3,9 triệu đồng/ha và 9,7 triệu đồng/ha). Nhìn chung,
thu nhập bình quân/ha của các loại hình trang trại đều thấp hơn nhiều so với
giá trị sản xuất/ha do chi phí sản xuất của các trang trại cao. Trong số các
loại hình trang trại trồng trọt, trang trại trồng cây lâu năm có bình quân thu
nhập/ha cao nhất, trong khi trang trại lâm nghiệp hiệu quả sử dụng đất thấp
hơn nhiều.
i. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển trang trại
- Những thành tựu
Trang trại phát triển góp phần đưa nền nông nghiệp Nghệ An phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Phát triển trang trại đã khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương,
khai thác diện tích đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc... đưa vào sản xuất,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra những vùng sản xuất tập trung với
khối lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi.
+ Phát triển trang trại tạo điều kiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn,
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như đưa cơ giới
vào sản xuất. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo sức cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, cũng như thu hút đầu
tư về công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản như: công nghiệp chế biến
chè, cà phê, tinh bột sắn, mía đường, thủy sản...
+ Tăng thu nhập cho người nông dân và tạo việc làm cho hàng vạn lao động
địa phương. Qua khảo sát một số trang trại trên địa bàn, chúng tôi nhận thấy
133
thu nhập của lao động trong trang trại thường từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng
cao hơn nhiều so với thu nhập chung của nông dân trên toàn huyện.
+ Các trang trại phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực trung du miền núi của
Nghệ An phát triển, giảm thiểu sự chênh lệch vùng trong quá trình phát triển
kinh tế – xã hội. Mặt khác, kinh tế trang trại phát triển ở những vùng đồi núi
còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm thiểu
lũ quét, lũ cuốn xảy ra.
+ Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị
trường, người nông dân đó tự biết họ không chỉ sản xuất những cái họ có mà
phải sản xuất những cái thị trường cần. Nhiều chủ trang trại đã có kinh nghiệm
trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, có ý chí vươn lên làm giàu chính
đáng trong cơ chế thị trường.
- Một số tồn tại, khó khăn
Các trang trại ở Nghệ An phát triển chủ yếu còn mang tính tự phát,
chưa theo đúng quy hoạch phát triển chung của vùng, của địa phương.
Chất lượng sản phẩm hàng hoá của các trang trại chưa cao, chủ yếu
dưới dạng thô, giá trị kinh tế thấp, phần lớn các chủ trang trại chưa nắm bắt
được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp.
Bên cạnh đó, số lượng trang trại tăng, nhưng quy mô bình quân diện
tích 1 trang trại lại thấp, vì vậy, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến là
rất khó khăn, làm hạn chế khả năng chuyên môn hoá, cũng như việc sản
xuất ra những sản phẩm có khối lượng lớn, có khả năng cạnh tranh cao. Mặt
khác, các chủ trang trại áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chủ
yếu tự học hoặc học kinh nghiệm từ các trang trại khác.
Trang trại phát triển chủ yếu ở các huyện đồng bằng và trung du
miền núi thấp, còn các huyện có diện tích đất rộng lớn (Tương Dương, Kỳ
Sơn, Quế Phong) số lượng trang trại rất ít, trong khi đó các huyện này có
tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trang trại. Vì vậy, việc xoá đói, giảm
nghèo chưa có hiệu quả đối với các huyện miền núi cao.
Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại tiến hành chậm, gây ảnh
hưởng đến quá trình phát triển của các trang trại ở Nghệ An.
134
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các chủ trang trại gặp phải là thị
trường tiêu thụ sản phẩm.Vấn đề tiếp cận thị trường, cũng như sản xuất ra
những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường hầu như ít trang trại làm
được. Các chủ trang trại phần lớn vẫn sản xuất theo những lợi thế mà mình có,
chứ chưa theo nhu cầu của thị trường, cho nên việc tiêu thụ sản phẩm thường
bấp bênh, ảnh hưởng đến sản xuất.
Trình độ sản xuất của người lao động nói chung và các chủ trang trại
nói riêng còn thấp, người lao động có trình độ cao đẳng, đại học còn rất ít,
mà chủ yếu là chưa qua đào tạo hoặc một số ít có trình độ sơ cấp, trung cấp;
việc quan tâm đầu tư kỹ thuật, công nghệ cho trồng trọt và chăn nuôi còn
hạn chế. Các chủ trang trại sản xuất kinh doanh trên vốn kinh nghiệm sẵn có
hoặc tự tìm hiểu qua các mô hình khác chứ không phải là qua các lớp đào
tạo.
Hiệu quả sản xuất của các trang trại chưa cao, do chi phí sản xuất
lớn, quy mô sản xuất nhỏ. Những loại hình trang trại có thu nhập cao như
trang trại chăn nuôi, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, nhưng vốn đầu
tư lớn.
Các trang trại gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh hay xảy ra, nhất là
dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch bệnh chồi cỏ ở mía, vàng lá ở
cam, Tuy nhiên, việc phòng chống dịch lại gặp rất nhiều khó khăn vì trình
độ của người lao động còn ở mức thấp, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế
không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, dịch bệnh rất dễ xảy ra. Ngoài ra, chi
phí cho việc phòng trừ dịch bệnh lại khá cao. Theo lời một chủ trang trại
“một con lợn trong cả quá trình nuôi phải tiêm tới 7 loại vacxin và có
những loại vacxin khá đắt tiền nên việc tiêm phòng cho đàn lợn là rất tốn
kém”. Do đó, chỉ có các trang trại chăn nuôi lớn mới có thể tiêm phòng đầy
đủ cho vật nuôi.
Vấn đề bảo vệ môi trường của các trang trại trồng trọt vẫn đảm bảo,
một số trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp ở khu vực miền
núi có tác dụng phủ xanh đất trống, bảo vệ đất, môi trường. Tuy nhiên, các
trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa được chú ý đến vấn đề môi
trường, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi. Chỉ có các trang trại chăn nuôi
quy mô lớn mới có hệ thống xử lí chất thải, còn phần lớn các trang trại chăn
135
nuôi quy mô nhỏ đều làm ô nhiễm môi trường vì chất thải của chăn nuôi
không được xử lí mà thải trực tiếp xuống ao nuôi cá, vịt hoặc thải ra bên
ngoài làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh. Thêm vào đó,
trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, việc dọn dẹp phân chuồng bằng nước
được sử dụng rộng rãi tạo ra khối lượng nước thải khá lớn chứa nhiều hợp
chất hữu cơ, virut, vi trùng, trứng giun sán gây ảnh hưởng đến môi trường
đất, nước, không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng
3. Các vùng chuyên canh
Nông nghiệp Nghệ An trong thời gian qua đã có bước phát triển khá
toàn diện, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Trên cơ sở phát huy lợi thế từng
vùng ở Nghệ An đã hình thành những vùng sản xuất cây con tập trung.
Những vùng chuyên canh của tỉnh gồm: vùng chuyên canh lúa, cao su, cam,
nguyên liệu giấy, chè, mía, Nhiều vùng chuyên canh đã gắn với công
nghiệp chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Vùng chuyên canh lúa tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển: Diễn
Châu (18.099 ha), Yên Thành (26.399 ha), Quỳnh Lưu (17.879 ha), Nghi Lộc
(14.108 ha), Hưng Nguyên (11.434 ha), Nam Đàn (13.107 ha). Tổng diện tích
vùng trồng lúa khoảng 104.000 ha, diện tích gieo cấy cả 3 vụ là 129.769 ha (năm
2010), chiếm 70,8% diện tích trồng lúa toàn tỉnh và 31,6% diện tích trồng các
loại cây toàn tỉnh. Do vùng chuyên canh phần lớn diện tích được tưới nước
chủ động, kết hợp với đưa vào các giống lúa lai như Nghi Hương 2308,
Syn6, BTE11,.. nên năng suất lúa của vùng chuyên canh luôn cao hơn năng
suất lúa trung bình toàn tỉnh. Năng suất lúa vụ xuân đạt từ 60 – 63 tạ/ha; vụ
mùa từ 36 – 42 tạ/ha. Sản lượng lúa của vùng chuyên canh năm 2010 là
635.728 tấn, chiếm 76,7% sản lượng lúa toàn tỉnh. [3]
Ngoài cây lúa là cây chủ đạo của vùng, trong vùng chuyên canh còn
trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày tận dụng diện tích đất phù sa, trong
đó diện tích cây ngô và cây lạc lớn nhất. Cây ngô được trồng luân canh trên
đất lúa. Diện tích ngô của vùng khoảng 26.000 ha và sản lượng khoảng
100.000 tấn. Cây lạc có diện tích khoảng 16.000 ha và sản lượng trung bình
khoảng 35.000 tấn.
136
Vùng chuyên canh cao su chủ yếu nằm trên địa bàn của tiểu vùng
Tây Bắc với diện tích là 7.281 ha, chiếm 100% diện tích trồng cao su toàn
tỉnh, tập trung ở 5 huyện, thị xã: Thị xã Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ
Hợp và Quỳnh Lưu. Ngoài diện tích của các doanh nghiệp, hiện nay các hộ
dân cũng đã trồng cao su (khoảng 189 ha). Hiện nay, diện tích trồng cao su
tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Kỳ (chiếm 28,6% diện tích cao su toàn
tỉnh), huyện Nghĩa Đàn (26,2%). Còn huyện Quỳnh Lưu, cao su mới được
trồng từ năm 2009 đến nay với tổng diện tích là 40 ha. Năng suất mủ cao su
tăng từ 25 tạ/ha năm 2000 lên 39 tạ/ha năm 2010. Sản lượng cao su tăng
tương ứng từ 330 tấn mủ khô lên 3134 tấn mủ khô.
Vùng chuyên canh cam tập trung ở các huyện miền núi và một số
huyện đồng bằng: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh
Chương, Đô Lương, Nam Đàn, Yên Thành. Diện tích vùng chuyên canh
cam năm 2010 là 2.080 ha chiếm 86,7% diện tích trồng cam toàn tỉnh và sản
lượng cam của vùng là 19.237 tấn, chiếm 88,9% sản lượng cam toàn tỉnh.
Cam Nghệ An nổi tiếng với những giống cam ngon như cam xã
Đoài, cam Vinh. Tuy nhiên, cam chủ yếu được tiêu thụ trực tiếp, không qua
chế biến và do dịch bệnh, nên diện tích trồng cam không ổn định, giảm
trong những năm gần đây. Hầu hết sản lượng cam đều do các đơn vị sản
xuất và hộ dân tự tiêu thụ. Thị trường chủ yếu của cam Nghệ An là Thanh
Hóa, Hà Nội và trong nội bộ tỉnh, không có xuất khẩu.
Trong các vùng chuyên canh, vùng mía và chè là 2 vùng liên kết
chặt chẽ với công nghiệp chế biến hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn,
mang lại hiệu quả cao.
a. Vùng chuyên canh mía
- Diện tích, năng suất, sản lượng
Cây mía đã được người dân Nghệ An trồng từ lâu đời để lấy mật.
Cùng với sự phát triển của các nhà máy chế biến mía đường, cây mía đã
được phát triển mạnh ở Nghệ An. Diện tích vùng chuyên canh mía năm
2000 đạt 16.594 ha, chiếm 96,0% diện tích trồng mía toàn tỉnh. Vùng mía
đạt diện tích cao nhất vào năm 2007 (29.511 ha), chiếm 97,5% diện tích
trồng mía toàn tỉnh. Đến năm 2010, diện tích mía còn 22.254 ha, chiếm
137
96,5% diện tích trồng mía toàn tỉnh (23.379 ha). Diện tích vùng chuyên
canh tập trung ở các huyện: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Anh
Sơn, Con Cuông và thị xã Thái Hòa.
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật ở vùng mía luôn được quan
tâm. Nhiều giống mới có năng suất và độ đường cao lần lượt thay thế các
giống mía cũ, nên năng suất mía bình quân tăng cao hơn so với các năm
trước. Năng suất mía bình quân vùng chuyên canh đạt 54,3 tấn/ha năm
2010. Các địa phương có nhiều diện tích đạt năng suất mía cao trên 70
tấn/ha tập trung chủ yếu ở 2 huyện Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn.
Tuy nhiên, năng suất mía bình quân tại các nhà máy chế biến đường
lại thấp hơn nhiều so với năng suất thực của vùng nguyên liệu. Trong số các
nhà máy đường của Nghệ An, nhà máy đường Tate&Lyle có năng suất mía
bình quân tại nhà máy thấp nhất. Theo số liệu báo cáo của nhà máy đường
Tate&Lyle, năng suất bình quân mía trong trên 10 năm chỉ có 2 vụ ép có
năng suất đạt trên 50 tấn/ha (tính theo diện tích nhà máy kí hợp đồng và sản
lượng mía vào nhà máy). Nguyên nhân chính là do nhiều sản lượng mía sau
thu hoạch đã không bán cho nhà máy (khoảng 10% tổng sản lượng).
Sản lượng mía của vùng chuyên canh tăng từ 859.294 tấn năm 2000
(chiếm 95,3% sản lượng mía toàn tỉnh) lên 1.207.433 tấn năm 2010 và
chiếm 96,7% sản lượng mía toàn tỉnh.
- Mối quan hệ giữa vùng chuyên canh và nhà máy chế biến
Giai đoạn 1995 – 2005, thực hiện chương trình "1 triệu tấn đường"
của Chính phủ, Nghệ An đã nâng công suất nhà máy đường Sông Lam lên
500 tấn/ngày, Sông Con lên 1.250 tấn/ngày. Đặc biệt tỉnh Nghệ An đã liên
doanh với Tập đoàn Tate & Lyle của Vương quốc Anh xây dựng Liên
doanh Mía đường Nghệ An Tate & Lyle với công suất ban đầu là 6.000
tấn/ngày, đến năm 2003 nâng lên 9.000 tấn/ngày và hiện nay, tổng công suất
thiết kế của các nhà máy đường trong tỉnh là 10.750 tấn/ngày. Tuy nhiên,
phần lớn các vụ ép nhà máy đều thiếu nguyên liệu. Tính toán theo công suất
thiết kế của các nhà máy và nguyên liệu vào nhà máy sau khi trừ nhu cầu của
giống mía và lượng mía thất thoát sau thu hoạch và thời vụ ép khoảng 150 ngày,
thời gian ép thực tế 140 ngày/năm, thì hầu hết các vụ ép đều không đạt 100% so
với công suất thiết kế, mà chỉ đạt 85% công suất thiết kế.
138
Bảng 3.15. Nhu cầu và khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
đường qua các niên vụ
Vụ ép Nhu cầu theo thiết
kế của các nhà
máy (nghìn tấn)
Thực hiện
(nghìn tấn)
Tỉ lệ % so
với thiết
kế (%)
Sản lượng
đường (tấn)
2003-2004 1.533 1.313 85,6 146.643
2004-2005 1.533 1.300 84,8 110.699
2005-2006 1.533 745 49,6 75.214
2006-2007 1.505 1.299 86,3 134.723
2007-2008 1.505 1.475 98,0 145.460
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Quy hoạch
các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩm
nông lâm thủy sản chủ lực tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghệ An, 2009)
Để phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy mía đường ở Nghệ An đã
có nhiều chính sách hỗ trợ, liên kết với các hộ nông dân trồng mía để duy trì
vùng nguyên liệu. Những chính sách cụ thể có thể thấy rõ ở Nhà máy mía
đường Tate&Lyle.
Nhà máy mía đường Tate&Lyle tổ chức vùng nguyên liệu thành các
hợp đồng theo xóm hoặc theo đơn vị địa lí. Mỗi xóm có từ 1 - 2 hợp đồng
và có 1 nhóm trưởng đại diện kí hợp đồng. Năm 2010, số lượng hợp đồng
của Nhà máy là 508 hợp đồng với 17.500 hộ nông dân. Toàn bộ vùng
nguyên liệu của Nhà máy được chia thành 5 vùng, tại mỗi vùng có 1 văn
phòng của Nhà máy để quản lí điều hành. Có 5 cán bộ kĩ thuật của nhà máy
(gồm 1 cán bộ bảo vệ thực vật và 4 cán bộ khuyến nông) hỗ trợ kĩ thuật
trồng mía cho người nông dân. Ngoài ra, nhà máy còn có 36 giám sát viên
đồng ruộng phân đều tại các xã để hướng dẫn nông dân và quản lí vùng
nguyên liệu.
Hàng năm, vào thời vụ trồng và chăm sóc, tùy nội dung công việc,
loại giống mía cần phát triển, Nhà máy đường Tate & Lyle đã thực hiện các
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phù hợp cho các đơn
139
vị, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình nằm trong vùng mía của mình, như:
Cho vay không lãi suất đến vụ thu hoạch để khai hoang và làm đất đúng kỹ
thuật theo yêu cầu của Công ty, tiền mua giống mới, mua máy bơm nước và
máy phun thuốc trừ sâu theo sự chỉ đạo của Công ty. Trong đó tuỳ từng vụ
trồng, từng giống mía, Công ty có chính sách hỗ trợ không hoàn lại với giá
trị thích hợp; Hỗ trợ cho không một số loại phân bón lót, bón thúc đối với một
số giống mía chỉ định. Nhà máy thực hiện xây dựng các mô hình khuyến
nông, đào tạo, tập huấn cho các hộ trồng mía bằng cách phát tờ rơi, cử cán
bộ tập huấn cho nông dân tại đồng ruộng,.... Nhà máy có 500 xe chở nguyên
liệu để chuyên chở mía cho nông dân.
Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến cũng được
thể hiện rõ ở Nhà máy mía đường Sông Con. Vụ mía năm 2010 – 2011, Nhà
máy mía đường sông Con đã cho nông dân trồng mía vay không lấy lãi để
mua máy nông nghiệp đa năng chăm sóc mía. Mỗi máy trị giá khoảng 30
triệu đồng, nhà máy cho vay trong vòng 3 năm không lấy lãi và khấu hao
dần vào sản phẩm mía. Việc đầu tư cơ giới hóa đã nâng năng suất mía lên
cao đem lại lợi nhuận cho người nông dân và đảm bảo nguyên liệu cho nhà
máy chế biến. Bên cạnh đó, nhà máy còn chế biến các sản phẩm sau ép cung
cấp cho người nông dân làm phân bón cho mía.
- Đánh giá chung việc phát triển vùng chuyên canh mía
+ Những thành tựu
Phát triển vùng mía nguyên liệu lớn, tương đối tập trung, góp phần
quan trọng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng, xóa bỏ tình trạng sản
xuất manh mún trong nông nghiệp.
Sản xuất mía đang dần được đầu tư về chất lượng. Đó là việc đưa
máy móc vào sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật; đưa vào sản
xuất đại trà nhiều giống mía mới có năng suất cao, độ đường cao, phù hợp điều
kiện vùng núi Nghệ An.
Phát triển vùng mía đã thúc đẩy ngành nghề như dịch vụ vận tải, sửa
chữa nhỏ, dịch vụ vật tư phân bónphát triển theo, thu hút hàng chục ngàn
lao động trong vùng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện xoá đói,
giảm nghèo.
140
Cùng với sự phát triển của cây mía, hệ thống hạ tầng nông thôn -
nhất là đường giao thông cũng phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận
chuyển mía từ các nơi sản xuất về nhà máy, đồng thời đã góp phần làm thay
đổi về cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh.
+ Một số tồn tại
Diện tích mía hiện có của các nhà máy chủ yếu được ký hợp đồng
theo chu kỳ với các hộ gia đình, các thành phần kinh tế ở các địa phương, do
vậy tính ổn định của vùng nguyên liệu không vững chắc. Mặt khác, tỉnh đã
và đang triển khai thực hiện một số dự án lớn, như: Dự án thuỷ điện Bản
Mồng, Dự án chăn nuôi bò sữa, các dự án phát triển công nghiệp, phát triển
đô thị... Những dự án này đều ảnh hưởng đến diện tích vùng chuyên canh
mía.
Cây mía hiện đang bị cạnh tranh với một số cây khác do hiệu quả
sản xuất mía chưa cao. Với năng suất bình quân và giá thu mua như hiện
nay thì giá trị sản xuất 1 ha mía đang thấp thua so với cây trồng hàng năm
khác trên cùng loại đất và trong cùng thời điểm. Năm 2009, giá trị sản xuất
1 ha mía chỉ đạt 30 triệu đồng, trong đó 1 ha sắn đạt 35 triệu đồng và 1 ha
cỏ đạt 60 triệu đồng. Vì vậy, một phần diện tích mía đang chuyển sang trồng
các loại cây khác. Về lâu dài, sẽ gây thiệt hại lớn cho các nhà máy chế biến.
Sản lượng mía cung cấp cho các nhà máy không ổn định. Phần lớn
các vụ ép của các nhà máy đều không đạt hết công suất, làm giảm hiệu quả
chế biến của nhà máy.
Vùng trồng mía chưa chủ động được tưới tiêu, mà vẫn phụ thuộc vào
lượng mưa. Có những năm hạn hán, năng suất và sản lượng mía của vùng
chuyên canh giảm nhiều.
b. Vùng chuyên canh chè
- Diện tích, năng suất, sản lượng chè
Vùng chuyên canh chè tập trung ở 6 huyện miền núi phía Tây Nam
Nghệ An: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế
Phong với tổng diện tích là 5.932 ha. Diện tích trồng chè của vùng tăng
nhanh từ 3.678 ha năm 2000 lên 5.932 ha năm 2010, chiếm 3,3% diện tích
đất nông nghiệp của vùng trồng chè. Tỉ trọng diện tích trồng chè vùng
141
chuyên canh so với diện tích trồng chè toàn tỉnh tăng tương ứng từ 98,7%
năm 2000 lên 99,9% năm 2010. Diện tích trồng chè tập trung nhiều nhất ở
huyện Thanh Chương (4.408 ha), chiếm 56,2% tổng diện tích trồng chè của
toàn vùng.
Năng suất chè tăng từ 56,7 tạ/ha năm 2002 tăng lên 66,4 tạ/ha năm
2005 và đạt 92,7 tạ/ha năm 2010. Một số vùng chè nguyên liệu có năng suất
cao như vùng chè ở Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Bãi Phủ, Thanh Mai năng suất
chè đạt 200 - 250 tạ/ha.
Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng chè
cũng tăng hàng năm. Sản lượng chè tăng từ 11.984 tấn năm 2002 lên 55.028
tấn năm 2010, chiếm 99,9% sản lượng chè toàn tỉnh. Tốc độ tăng sản lượng
bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010 là 16,5%/năm.
Bảng 3.16. Diện tích, năng suất, sản lượng vùng chuyên canh chè
ĐVT 2000 2005 2010
Diện tích Ha 3.678 4739 7.839
Diện tích thu hoạch Ha 2.285* 3.756 5.932
Năng suất Tạ/ha 60,0* 66,4 92,7
Sản lượng Tấn 13.722* 24.947 55.028
(*: Số liệu năm 2002)
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2000, 2005, 2011)
Cơ cấu giống chè hiện nay của vùng là: Giống PH1 chiếm 31,45%,
tập trung ở vùng Thanh Chương; giống LDP1,2 chiếm 57,5%; giống chè
Shan tuyết chiếm 5,21%; giống chè Trung du chiếm 5,83%.
Nhìn chung cơ cấu giống chè đã có sự thay đổi cơ bản, các giống chè
có năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo và chè trồng bằng hạt được thay
thế bằng các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt và trồng bằng phương
pháp dâm cành.
- Mối quan hệ giữa vùng chuyên canh và nhà máy chế biến
Tổng công suất chế biến chè của tỉnh là 324 tấn búp tươi/ngày. Hiện nay
trên địa bàn toàn tỉnh đã có 7 nhà máy chế biến chè với tổng công suất công
142
suất 168 tấn/ngày, trong đó 6 nhà máy thuộc Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_li_luan_va_thuc_tien_ve_tcltnn_633.pdf