“Chính sách mở cửa (open door policy)” hàm y’ chính sách lãnh đạo
trong đó người lãnh đạo để cửa văn phòng của mình mở, để tất cả mọi
nhân viên lớn bé đều có thể gặp mình bất kỳ lúc nào một cách dễ dàng.
Dĩ nhiên, là trên thực tế lãnh đạo rất bận rộn, không phải lúc nào bước
vào phòng là có thể nói chuyện ngay được. Nhưng hàm y’ của chính
sách rất rõ: Anh gặp tôi lúc nào cũng được, cũng như là vào phòng bạn
của anh thôi.
Đó là chính sách dựa trên căn bản tình bạn và bình đẳng. Chính sách này
có cũng đã lâu nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh khoảng hai thập niên
nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin. Email cho phép các
đại công ty rút gọn sơ đồ tổ chức (organization chart) thực sự thành hai
hàng: Hàng đầu là tổng giám đốc, hàng thứ hai là tất cả mọi người còn
lại. Tổng giám đốc ngày nay có thể nói chuyện trực tiếp với toàn thể
nhân viên qua emai mà không cần phải rải lời nói từ trên đỉnh kim tự
tháp, xuống nhiều bậc cấp, trước khi xuống đến hàng nhân viên cuối
cùng như khi xưa. Điều này làm gia tăng khả năng truyển thông và hiểu
biết giữa mọi người trong công ty, và tránh hiểu lầm gây ra do truyền
thông qua quá nhiều cấp trung gian.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số quan điểm về lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lãnh đạo–Chính
sách mở cửa
“Chính sách mở cửa (open door policy)” hàm y’ chính sách lãnh đạo
trong đó người lãnh đạo để cửa văn phòng của mình mở, để tất cả mọi
nhân viên lớn bé đều có thể gặp mình bất kỳ lúc nào một cách dễ dàng.
Dĩ nhiên, là trên thực tế lãnh đạo rất bận rộn, không phải lúc nào bước
vào phòng là có thể nói chuyện ngay được. Nhưng hàm y’ của chính
sách rất rõ: Anh gặp tôi lúc nào cũng được, cũng như là vào phòng bạn
của anh thôi.
Đó là chính sách dựa trên căn bản tình bạn và bình đẳng. Chính sách này
có cũng đã lâu nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh khoảng hai thập niên
nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin. Email cho phép các
đại công ty rút gọn sơ đồ tổ chức (organization chart) thực sự thành hai
hàng: Hàng đầu là tổng giám đốc, hàng thứ hai là tất cả mọi người còn
lại. Tổng giám đốc ngày nay có thể nói chuyện trực tiếp với toàn thể
nhân viên qua emai mà không cần phải rải lời nói từ trên đỉnh kim tự
tháp, xuống nhiều bậc cấp, trước khi xuống đến hàng nhân viên cuối
cùng như khi xưa. Điều này làm gia tăng khả năng truyển thông và hiểu
biết giữa mọi người trong công ty, và tránh hiểu lầm gây ra do truyền
thông qua quá nhiều cấp trung gian.
Đây là chiều hướng phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản ly’, và tổ chức,
của thế giới, đã bắt đầu từ cuộc chiến dành độc lập và hiến pháp Mỹ
1776, rồi cách mạng dân quyền của Pháp năm 1789, trong đó y’ niệm
bình đẳng và dân chủ là nền tảng triết lý sâu xa, và là kim chỉ nam cho
tất cả các l y’ thuyết quản ly’—từ chính trị, đến kinh tế, thương mãi, phát
triển công đồng– từ đó đến nay. Và với phát triển tin học, mà ta thể chưa
mường tượng hết được, thì ta có thể tin rằng tiện nghi về truyền thông sẽ
giúp thế giới khám phá thêm nhiều hình thức quản l y’ bình đẳng và dân
chủ hơn cả những gì ta có thể thấy ngày nay.
Điều này đặt Việt Nam chúng ta trong một vị thế phải tự điều chỉnh rất
khó khăn. Chúng ta có hai trở ngại rất căn bản trong thực hành y’ niệm
bình đẳng.
1. Trên cơ cấu xã hội, chúng ta là một xã hội rất giai cấp trong tư tưởng:
Ông versus thằng, quan v. dân, nhà nước v. dân, ông chủ v. cu li…
Người Việt chúng ta khi nói đến các từ này là hiểu ngay ta muốn nói gì,
Nhưng so với người Mỹ chẳng hạn, Mỹ không có cách để dịch “ông v.
thằng”. Ta có thể dùng hai từ nào đó để dịch, ví dụ, Mister v. Boy,
nhưng chẳng ai có thể hiểu được hai từ đó là gì cả, trừ phi ta tốn mấy
phút giải thích lòng vòng cho thiên hạ hiểu ta muốn ám chỉ hai giai cấp
được kính trọng và bị khinh rẻ trong xã hội Việt Nam, mà ở Mỹ thì hoàn
toàn không có y’ niệm đó để hiểu.
Nhà nước v. dân cũng vậy. Dịch ra tiếng Anh là government v. citizens
thì chẳng ai có thể nghĩ ra nó có hệ cấp như bố với con ở Việt Nam ta.
Còn nếu nói “đảng ta v. ta” thì hệ cấp đó còn nhân thêm vài mươi lần.
Các bạn cứ tự nhiên tìm từ để điền vào chỗ trống.
Open door policy
2. Tuy nhiên đó vẫn là chuyện nhỏ, vì vấn đề cơ cấu xã hội còn có gốc rễ
sâu xa từ trong văn hóa—cách xưng hô cùa người Việt. Trong ngôn ngữ
Việt chẳng có từ nào thực sự thay thế trọn vẹn I và you trong tiếng Anh,
je and tu/vous trong tiếng Pháp, và ngộ và lị trong tiếng Hoa cả.
* Cách xưng hô chính của người Việt là hệ cấp gia đình: chú cháu, cô
cháu, em anh v.v… Thực sự đây là cách xưng hô rất hay và mình rất
thích, vì làm cho người cả nước xưng hô với nhau như người cùng một
nhà. Đúng là một mẹ trăm con, và tình thân của người cùng nòi giống
thật là khắng khít.
Nhưng cũng cách xưng hô hệ cấp đó gây ra nhiều hệ cấp xã hội và khó
khăn trong giao tiếp, nhất là trong các tranh luận chính trị kinh tế cần
bình đẳng. Trước hết, người Việt khi mới quen chưa biết tuổi tác nhau,
thường rất lọng cọng khó khăn khi nói chuyện. Kiểu nói trống không,
không có chủ từ trong câu văn như, “À, sẽ đêm cái đó đên ngày mai”
nghe rất tức cười.
Và trong các tranh luận, người nhỏ hơn, trong cách xưng hô truyền
thống, không thể nào có tranh luận bình đẳng với người lớn tuổi hơn một
tí, trừ phi anh chàng trẻ tuổi muốn mọi nguời gọi là “hỗn.”
Tất cả mọi sinh viên du học mình đã gặp (và mình chưa được hân hạnh
gặp người ngoại lệ) đều nói với mình là các bạn thoải mái khi tranh luận
bằng tiếng Anh hơn tiếng Việt, dĩ nhiên là vì I với you thì rất bình dẳng.
• Ngoài cách xưng hô gia đình, trong một số các ngành nghề, sự xưng hô
được đặt ra để xây dựng một hệ cấp rất rõ ràng.
Ví dụ: Trong nhà thờ, người ta gọi linh mục là cha xưng con, kể cả khi
vị linh mục dưới 30 tuổi và người “con” 65 tuổi. Điều này nghe không
được. Ở các nước Âu Mỹ, từ “Father” coi như là một chức danh, khi nói
chuyện thì người ta dùng I và you, chứ không như ở nước ta chỉ thuần
túy cha/con, kể cả khi “cha” đáng tuổi con cháu của “con.” Đây là vấn
đề lớn cho sự phát triển dân chủ trong giáo hội (và dĩ nhiên là trong quốc
gia, vì giáo hội là một phần của quốc gia). Đó là chưa kể nó có vẻ không
phù hợp với văn hóa Việt Nam—người nhỏ tuổi thì phải tự xưng là
con/cháu và gọi người lớn tuổi hơn là cô/dì/chú/bác.
Trong các tôn giáo khác thì cũng thế, “thầy và con” tạo ra một hệ cấp
xuyên tuổi tác và không bình đẳng, và không phù hợp văn hóa Việt.
(Trong học đường, thầy/cô và em thì được vì trong đa số trường hợp,
thầy/cô lớn tuổi hơn các em rất nhiều).
* Thực sự là chúng ta khó có giải pháp cho vấn đề này, vì nó là văn hóa.
Nhưng chúng ta cần phải quan tâm đến các vấn đề này vì hệ cấp là
đương nhiên không bình đẳng, mà không bình đẳng là phản dân chủ, mà
phản dân chủ là sẽ làm cho nước ta phát triển dân chủ chậm chạp và khó
khăn.
Theo mình nghĩ chúng ta, nhất là những người ở “cấp” cao, cần xung
phong tìm những cách xưng hô càng giảm hệ cấp càng tốt, để mang đến
bình đẳng càng nhiều càng tốt trong cách giao tiếp của ta. Thực sự là
nhiều người ở “cấp” cao chỉ muốn bảo vệ “cấp” như vậy, vì quyền lợi
riêng của mình.
• Ngôn ngữ hệ cấp gia đình làm cho chúng ta đoàn kết, dù là đôi khi gặp
lúng túng. Và thay đổi ngôn ngữ thì không phải dễ dàng, gần như là
không thể. Vậy thì, trong quản l y’ chúng ta phải biết thông minh để
mang văn hoá của mình vào quản ly’.
Trở lại, vấn đề quản ly’ với chính sách mở cửa. Ở Âu Mỹ, mở cửa là
bình đẳng. Ở nước ta, chính sách mở cửa dĩ nhiên là đem thêm rất nhiều
bình đẳng. Nhưng, đây là điểm quan trọng, dù là có mở cửa thì chúng ta
vẫn còn hệ cấp trong cách xưng hô gia đình. Vậy thì hãy mang khái
niệm gia đình đó vào quản ly’.
Nghĩa là, cấp trên phải tự động hiểu vấn đề của người cấp dưới, không
cần phải đợi người ta bước vào phòng mình. Người Âu Mỹ hay nói,
“Bạn phải cho tôi biết bạn muốn gì, nếu không tôi không biết.” Ở nước
ta, người là chú, là cô, là anh, thì PHẢI biết cháu/em muốn gì mà không
cần cháu/em phải nói. Nguời nhỏ rất ngại gặp người lớn để tranh luận
hay đòi hỏi điều gì. Nghĩa là nhiệm vụ phải nhậy cảm, phải tự tìm hiểu,
phải tự hỏi chuyện, nằm trong tay của cấp lãnh đạo. Không thể cứ mở
cửa để đó rồi đợi nhân viên bước vào là xem như xong. Người lớn thì
phải lo cho người nhỏ, mà không cần người nhỏ phải hỏi. Anh lo cho em
mà không đợi em phải hỏi. Đây là đặc điềm của cư xử và xưng hô gia
đình trong văn hóa Việt, khác với quản l y’ kiểu mỗi người phải tự tranh
đấu cho quyền lợi của mình trong văn hóa Âu Mỹ.
Bình đẳng của người Việt, trong thực tế quản ly’, phải là bình đẳng kiểu
này: “Anh và em bình đẳng như anh và em.”
Rất nhiều ly’ thuyết chính trị, kinh tế, thương mãi của Âu Mỹ rất hay.
Nhưng khi muốn áp dụng vào xã hội ta, ta phải hiểu rõ đủ để làm một
vài điều chỉnh chỗ này chỗ kia cho phù hợp.