Một số nội dung về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh đổi mới giáo

dục và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đang được cả xã hội hết

sức quan tâm. Chủ trương, chính sách về tự chủ được trao cho một số trường đại học

từ nhiều năm trước nhằm tạo điều kiện phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên, đến nay

hệ thống giáo dục đại học ở nước ta vẫn ở trình độ phát triển thấp, mức độ thực hiện tự

chủ của các trường đại học có bước chuyển biến chậm. Bài viết đề cập một số nội

dung về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình, khái quát chính sách tự chủ đại học ở

nước ta và đưa ra một số khuyến nghị.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số nội dung về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện. Vấn đề học phí thấp đang là khó khăn lớn của các trường đại học công lập. Điều này có liên quan đến việc các trường công lập khó khăn trong giữ chân nhân lực chất lượng cao và đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Mặc dù Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và Nghị định 99 trao quyền tự chủ cho các trường, nhưng các thủ tục đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất vẫn còn nhiều vướng mắc bởi các Luật khác ( Luật đấu thầu, Luật quản lý tài sản công, Luật Xây dựng...) không theo kịp. Một vấn đề khác là cơ chế “cơ quan chủ quản” với sự can thiệp vào các vấn đề tự chủ đặc biệt là bộ máy quản lý và nhân sự và đầu tư của nhà trường. Ở chiều ngược lại, văn bản hướng dẫn về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học không có cơ quan chủ quản vẫn chưa được ban hành. Điều này làm cho quyền tự chủ của các trường đại học bị lu mờ. Tự chủ đại học là chìa khóa để thực hiện đổi mới giáo dục ở nước ta nhưng thực tế diễn ra vẫn chưa được thực thi toàn diện mà có phần đang chậm lại. Giáo dục đại học ở nước ta đã có những đổi mới nhất định, nhưng vẫn còn quá nhiều bất cập, cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó cốt lõi của sự đổi mới là ở khâu quản lý nhà nước, đó là luật, cơ chế, chính sách từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới, cần có sự đổi mới trong tư duy quản lý để thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học. Theo tinh thần của Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, trong Luật này vẫn còn mục quy định trường đại học công lập và trường đại học tư thục, có nghĩa là vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các trường đại học. 298 4. Một số khuyến nghị chính sách phát triển giáo dục đại học trong điều kiện đổi mới giáo dục Để thực hiện đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học cần phải đổi mới từ tư duy. Trước hết, cần đột phá đổi mới tư duy quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học. Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học, đảm bảo chất lượng và quản lý có hiệu quả giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý giáo dục đại học theo hướng giảm dần sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học. Nhà nước quản lý ở tầm vĩ mô để điều tiết trong toàn hệ thống, các cơ sở giáo dục đại học tự chủ hoạt động theo các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật quy định. Cơ chế, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy cần được sửa đổi nhanh nhất. Mặc dù Luật giáo dục đại học đã được sửa đổi nhưng các văn bản hướng dẫn cần được chỉnh sửa nhằm tạo hành lang pháp lý tốt cho các trường phát triển theo chủ trương lớn của Đảng. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong hệ thống giáo dục đại học. Để tạo môi trường tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các trường nhằm phát triển cung ứng dịch giáo dục đại học theo hướng nâng cao chất lượng. Với mức độ tự chủ cao hơn của các trường đại học, Nhà nước chuyển từ mô hình kiểm soát sang giám sát. Đổi mới tư duy, cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học. Chức năng cơ bản trong quản lý nhà nước là định hướng phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý, thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực giáo dục đại học. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Quyền tự chủ đại học không trao cho một cá nhân nào mà là trao cho tòan bộ nhà trường bao gồm giảng viên, cán bộ, sinh viên mà Hội đồng trường là đại diện. Nhà nước không can thiệp quá sâu vào các công việc mang tính chuyên môn của các trường đại học. Cần đẩy nhanh quá trình giao quyền tự chủ cho các trường đại học. Nhà nước chỉ nên tập trug vào một số khâu, lĩnh vực như kiểm duyệt chất lượng về chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất và chất lượng đầu ra của người học. Muốn vậy, cần nâng cao năng lực về thế chế, bộ máy và nhân sự ở khu vực nhà nước. Mở rộng quyền tự chủ cần có sự đổi mới đồng bộ ở các khâu, tạo điều kiện để các trường cạnh tranh bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cải cách các cơ chế tài chính cho hệ thống các trường đại học cần tập trung đẩy mạnh thực hiện hóa xã hội hóa để thu hút đầu tư toàn xã hội đồng thời đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đối với từng trường, nhóm sinh viên. Chuyển dần từ kênh hỗ trợ trực tiếp cho các trường sang hỗ trợ học bổng, tín dụng sinh viên và tài trợ nghiên cứu khoa học. Cần xây dựng tiêu chí cơ bản để phân bổ trên cơ sở khuyến khích các trường có động cơ nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu mà không phân biệt trường công, trường tư. Căn cứ vào mức độ các tiêu chí về chất lượng đào tạo, nghiên cứu mà các trường đạt được để phâ bổ ngân sách. Nhà nước cần xây dựng cơ chế tài chính sao cho việc cung cấp kinh phí cho các trường đại học theo hình thức cạnh tranh, theo năng lực để đạt hiệu quả cao nhất. Trừ một số trường, một số ngành đặc biệt đáp ứng yêu cầu về lâu dài cho xã hội mà nhà nước cần cung cấp kinh phí theo cơ chế đặc biệt (đây là vai trò của nhà nước cần thiệp 299 để giảm thiểu những khiếm khuyết của thị trường như chỉ tập trung đào tạo theo nhu cầu ngắn hạn của thị trường, xem nhẹ những ngành có lợi ích lâu dài cho xã hội). Còn lại, việc hỗ trợ chính sách đầu tư nghiên cứu, cho hạ tầng cơ sở phục vụ nghiên cứu kinh phí nên căn cứ vào hiệu quả hoạt động thực tế, trường nào làm tốt sẽ được cấp kinh phí nhiều hơn. Chính sách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu gắn với đào tạo sau đại học, chính sách học bổng cho nghiên cứu sinh. Chính sách về tự chủ nhiều hơn trong chi kinh phí đề tài cũng như các chương trình nghiên cứu. Nhà nước cần tạo cơ chế thuận lợi để các trường đại học trong nước hợp tác với các trường đại học lớn ở các nước về chương trình đào tạo liên kết hoặc theo các phương thức hợp tác khác. Qua đó, giúp cho các trường đại học ở nước ta tiếp cận các chương trình đào tạo, giáo trình, kỹ năng quản trị tiên tiến. Đồng thời, sinh viên có cơ hội tiếp cận với các phương pháp học tập hiệu quả, với chương trình và kiến thức học tập mang tính quốc tế. Nhà nước cần trao quyền tự chủ để các trường tự xây dựng cơ chế tuyển dụng và trả lương, thưởng cho giảng viên. Nên bãi bỏ chế độ biên chế suốt đời trong các trường đại học công lập. Quan điểm rõ ràng về vị trí của sinh viên trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục đại học. Mở rộng quyền chọn và nâng cao hiệu quả hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Mở rộng quyền chọn cho sinh viên về chuyển đổi trường, ngành. Nhà nước hỗ trợ, cấp học bổng, tín dụng cho sinh viên mà không phân biệt trường công hay tư. Tạo cơ chế thuận tiện cho sinh viên đánh giá chất lượng giảng viên, giáo trình và chương trình học và coi đây như là một bên độc lập trong việc đánh giá. Nhà nước cần có cơ chế để các trường tham gia kiểm định chất lượng và xếp hạng bởi cơ quan xếp hạng độc lập. Cần có các quy định nhằm đảm bảo việc đánh giá kiểm định thực sự khách quan và công bằng.Việc mở rộng quyền tự chủ cần đi kèm với hệ thống đánh giá và xếp hạng chất lượng các trường đại học. Kết luận Vấn đề tự chủ đại học ở nước ta đã và đang có những chuyển biến nhất định. Từ 20 năm trước, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước (thông qua Bộ GD&ĐT) về mọi mặt, đến nay các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ nhiều hơn. Mặc dù nhà nước đã có chính sách, tạo hành lang pháp lý cho tự chủ đại học nhưng do nhiều lý do như sự thiếu nhất quán, chưa triệt trong các văn bản pháp quy và do sự e ngại, ỷ lại, chưa đủ năng lực, chưa sẵn sàng của các trường nên thực tế các trường đại học vẫn chưa thực sự phát huy quyền tự chủ. Trong bối cảnh mới, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình của các trường đại học nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục đào tạo; https://moet.gov.vn/ 2. Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014- 2017. 3. Luật Giáo dục các năm 1998, 2005, 2009 300 4. Luật Giáo dục Đại học năm 2012 5. Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) 5. Điều lệ trường Đại học năm 2014 2. Nghị quyết số 05/2005/Q-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. 3. Nghị quyết số 77/NQ-CP gày 24/10/2014 về Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017. 4. Phạm Thị Thanh Hải (2018), Tự chủ đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục- nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia HN. 6. Lâm Quang Thiệp (2020), Tự chủ đại học, Hội đồng trường và cơ quan chủ quản, web: giaoduc.net.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_noi_dung_ve_tu_chu_dai_hoc_va_trach_nhiem_giai_trinh.pdf
Tài liệu liên quan