Career conscious education for students in vocational secondary schools is
now a very important content in our Party's human education-training
strategy. The article focuses on researching the main contents of career
awareness education for vocational secondary school students in the current
context, specifically educating the sense of law observance; industrial style
education; educating a sense of responsibility and progressive spirit;
educating the sense of labor discipline and learning; training skills for
students. The above contents will help students of vocational secondary
schools raise awareness, creative thinking capacity, fostering a sense of
careers for students; educate them to love the job; have solid morality and
bravery; have creative thinking and good practice capacity; have integration
skills and a sense to rise up in study, practice to establish a body, establish a
career; always active, acutely absorbing new scientific knowledge,
contributing to bringing the country more and more quickly into the path of
world economic integration.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số nội dung cơ bản về giáo dục ý thức nghề nghiệp cho học sinh trung cấp nghề ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế thế giới, nên đòi hỏi phải có
nguồn nhân lực được đào tạo tốt; một đội ngũ lao động có chuyên môn vững, tay nghề cao nhằm cung cấp cán bộ,
lao động kĩ thuật cho các lĩnh vực sản xuất. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hiện nay đang rất cần
tuyển dụng một số lượng lớn lao động được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Tuy nhiên, có một thực
tế là nhiều HS khi ra trường không xin được việc làm, một số phải làm việc trái ngành nghề hoặc đi làm được một
thời gian rồi bị sa thải. Nguyên nhân chính là do họ yếu về chuyên môn, kém về kĩ năng, thiếu sự năng động, sáng
tạo trong công việc. Do vậy, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, nếu người học không tự đào sâu nghiên cứu;
không tự rèn luyện thêm các kĩ năng: tư duy, ứng xử, giao tiếp, hành động và không trau dồi thêm Tin học, Ngoại
ngữ thì sẽ rất khó khăn trong việc ổn định nghề nghiệp cho bản thân. Để giúp HS có khả năng đáp ứng đầy đủ những
tiêu chuẩn mà nhu cầu nghề nghiệp đòi hỏi trong tình hình hiện nay, các trường cần đưa ra những kĩ năng tự đào tạo,
rèn luyện cho các em như sau:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo là khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, nhận biết vấn đề. Đây còn là khả năng
hiểu được nguyên nhân, hiểu được tính logic, tính hệ thống khi xem xét, nghiên cứu vấn đề cần được xử lí, từ đó giải
quyết nhiệm vụ một cách linh hoạt, sáng tạo, thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện trong thực tiễn. Thông qua tư
duy sáng tạo, HS có thể lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; đồng thời, làm cho hoạt động tư duy thêm linh hoạt, mềm
dẻo. Nhờ vậy, HS có năng lực thích ứng cao trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức vào các tình huống mới
muôn màu, muôn vẻ trong thực tiễn nghề nghiệp tương lai. Hơn thế nữa, đây phải là nguồn nhân lực tư duy sáng tạo;
có khả năng tạo nghiệp; có tính đa năng, đa dạng và tính thích ứng cao; có sự tự chủ, năng động, trách nhiệm, sáng
tạo, biết giao tiếp
Ngày nay, việc rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo cho HS trong các trường, đặc biệt là trường dạy nghề đã trở
thành một trong những điều kiện cần thiết, góp phần làm cho khả năng tiếp thu và vận dụng tri thức của các em càng
trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. Chính năng lực tư duy đã tạo nên bản lĩnh trí tuệ của người học trong nền kinh
tế tri thức và khả năng tiếp nhận, xử lí các thông tin của quá trình toàn cầu hoá.
- Kĩ năng hành động là khả năng của con người biết vận dụng kiến thức vào công việc có hiệu quả; biết ứng dụng
sáng tạo những thành tựu của khoa học công nghệ; biết tự tìm, tự tạo việc làm; có kĩ năng tổ chức, quản lí công việc
tập thể, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hợp tác của nền kinh tế nước ta trong thị trường quốc tế. Người có kĩ
năng hành động sẽ luôn có tinh thần đồng đội cao, biết làm việc theo nhóm, biết tổ chức, thực hiện công việc chủ
động, tự tin, linh hoạt, thành thạo. Vì vậy, họ luôn hoàn thành nhiệm vụ dù trong điều kiện thực tiễn đầy phức tạp,
khó khăn. Kĩ năng hành động còn trang bị cho người lao động có sự nhạy cảm đối với nhu cầu và động cơ của công
việc; giúp cho họ có được khả năng tự chủ, không để xảy ra sai sót và nếu có thì sẽ sẵn sàng nhận mọi trách nhiệm
về mình. Theo đó, giáo dục YTNN cho HS khi đang học tập tại trường là phải tạo cơ hội cho các em phát huy kĩ
năng hành động; thường xuyên tổ chức nhiều chương trình sinh hoạt tập thể cũng như các phong trào hoạt động thực
tiễn nhằm rèn luyện ý thức, thái độ tích cực, sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông cũng như giúp các em có ý thức,
sống trách nhiệm hơn. Từ đó, sẽ làm việc năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử là một trong những “kĩ năng mềm” cực kì quan trọng, là một tập hợp những quy tắc,
nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày, nhằm giúp mọi người giao tiếp
hiệu quả, thuyết phục hơn. Có thể nói, kĩ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp với rất nhiều kĩ
năng nhỏ khác, như: lắng nghe, thấu hiểu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, sử dụng ngôn từ, âm điệu, Để có được kĩ năng
giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.
Riêng ở mỗi cá nhân, giao tiếp tốt không chỉ giúp họ chiếm được tình cảm, nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ
người khác mà còn giúp họ học hỏi, bổ sung được nhiều kinh nghiệm, nắm bắt nhanh các thông tin hữu ích, các cơ
hội để thực hiện tốt công việc của mình. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ và để
trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà còn bao hàm rất
nhiều các vấn đề, như: phải biết lắng nghe, biết phản hồi và đặc biệt là phải có tâm lí thoải mái, luôn bình tĩnh, tự tin.
Có như vậy, giao tiếp mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong nhà trường hiện nay, do quá đặt nặng công tác học tập,
trau dồi chuyên môn, tay nghề mà việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho các em có phần mờ nhạt.
- Kĩ năng học và tự học: Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương
pháp, hình thức học và tự học hợp lí là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn, người học phải có hệ thống kĩ năng học và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 8-13 ISSN: 2354-0753
13
tự học; bởi lẽ, muốn có kĩ năng nghề nghiệp trước hết phải có kĩ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích
cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức.
Như vậy, để hoạt động học tập đạt chất lượng và hiệu quả, HS phải có kĩ năng học và tự học. Chính kĩ năng tự
học là điều kiện để người học biến động cơ học tập thành kết quả cụ thể và làm cho các em tự tin vào bản thân, bồi
dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Kĩ năng học và
tự học là việc HS biết lên kế hoạch học tập hợp lí, có phương pháp học tập đúng đắn, học chủ động, tích cực, ở mọi
lúc mọi nơi và luôn kiên trì, nhẫn nại để đạt được kết quả tốt. Kĩ năng học và tự học không chỉ quan trọng trong
khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà còn rất cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Ngày
nay, khi thế giới biến đổi quá nhanh, nếu người học không có kĩ năng học và tự học để tiếp thu liên tục những đổi
mới này thì các em sẽ tụt hậu. Chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ nâng cao khi và chỉ khi nó tạo ra được năng lực
sáng tạo cho người học, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng học và tự
học, tự nghiên cứu cho HS trong các trường nghề là rất quan trọng và cần thiết.
3. Kết luận
Giáo dục nghề nghiệp cho HS trong các trường dạy nghề nhằm tập trung giúp các em tìm hiểu sâu về nghề, giáo
dục lòng yêu nghề, tạo điều kiện để các em nhanh chóng thích ứng với nghề, hào hứng học nghề và an tâm với nghề
đã chọn. Ở các trường dạy nghề, HS có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về nghề, thử sức với nghề và khẳng định tính đúng
đắn của việc chọn nghề. Nhìn chung, giáo dục YTNN giúp cho HS hình thành quan điểm, thái độ đúng đối với lao
động; biết quý trọng những công việc có ích cho xã hội, lao động có tổ chức, kỉ luật, năng suất và hiệu quả; cung cấp
cho HS học vấn kĩ thuật tổng hợp, những tri thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh, phát triển tư duy kĩ thuật hiện đại;
định hướng nghề nghiệp, giúp các em biết lựa chọn nghề thích hợp, yêu ngành nghề đã chọn; rèn luyện tốt những kĩ
năng, kĩ xảo trong lao động, từ đó góp phần sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đất nước.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 29/8/2007 về công tác giáo dục phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Hoàng Phê (chủ biên, 2007). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
Hội đồng Trung ương (1999). Giáo trình Triết học Mác - Lênin (1999). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Nguyễn Khắc Toàn (2020). Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An.
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 284-288.
Nguyễn Viết Sự (2005). Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp. NXB Giáo dục.
Quốc hội (2005). Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Quốc hội (2006). Luật Dạy nghề. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Quốc hội (2012). Bộ Luật Lao động. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Vũ Tuấn (2019). Thực trạng quản lí đào tạo nghề ở các trường trung cấp ngành Giao thông vận tải đáp ứng nhu
cầu xã hội. Tạp chí Giáo dục, số 468, tr 11-17.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_noi_dung_co_ban_ve_giao_duc_y_thuc_nghe_nghiep_cho_ho.pdf