Một số nghiên cứu về phương pháp thuyết trình trong dạy học của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới

Presentation method is a method of teaching received the deep concern of the

researchers, because this is a method of keeping a key role in the transmission process, knowledge

of teachers to students. Research on presentation methods, scientists in the world and in the country

has many scientific studies in depth study of concepts, strengths and weaknesses, measures to

implement this method of teaching. This article focuses on methodology of presentations by some

national and international scientists on concepts, advantages and disadvantages and methods of

implementing this teaching method.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số nghiên cứu về phương pháp thuyết trình trong dạy học của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trao đổi ngắn giữa hai người ngồi cạnh nhau, khuyến khích SV nêu câu hỏi...; Cuối giờ: cho SV phát biểu trước lớp hoặc viết ra giấy điều thu nhận quan trọng nhất của họ, hoặc yêu cầu SV tóm tắt nội dung chủ yếu của bài thuyết trình cho bạn ngồi cạnh nghe và trao đổi ý kiến” [4; tr 133-134]. Trong bài Khắc phục một số hạn chế về nhận thức, hành động trong giảng dạy, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị, Nguyễn Văn Bảng đã đưa ra quan điểm cần phải áp dụng kĩ thuật, phương tiện trong dạy học: “Sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại, công nghệ cao để giảng dạy, học tập là rất cần thiết, song nên nhận thức đúng mức: chúng chỉ là phương tiện. Do vậy, không nên lạm dụng và sùng bái nó đến mức độ coi nhẹ vai trò của người thầy mà nên kết hợp nhuần nhuyễn cả các phương pháp truyền thống với các công cụ, phương tiện hiện đại” [14; tr 83]. 3. Kết luận Nghiên cứu về phương pháp thuyết trình, các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm của PPDH này, đó là phương pháp truyền đạt thông tin, người nghe lĩnh hội tri thức theo sự điều khiển của người thầy, chỉ ra những ưu, nhược điểm, quy trình thực hiện PPTT. Với đặc điểm là truyền thụ một chiều, PPTT chưa phát huy được tính tích cực chủ động của người học, điều đó dẫn tới những bất cập trong việc truyền thụ tri thức. Để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của PPTT, các nhà khoa học đã bước đầu đề cập đến việc sử dụng PPTT theo hướng phát huy tính tích cực của người học, bằng cách kết hợp PPTT với các PPDH khác hoặc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đây là hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Mariatte Denman (2003). The Socratic method: What it is and how to use it in the classroom. Stanford University, Vol. 13, No. 1, pp. 1-5. [2] Kim Cheng Patrick Low (2010). Teaching and Education: the ways of Confucius. Faculty of Business, Economics and Policy Studies (FBEPS), University Brunei Darussalam/Associate, University of South Australia. [3] Waugh, G. H. - Waugh, R. F. (1999). The value of lectures in teacher education: The group perspective. Australian Journal of Teacher Education, Vol. 24, No. 1, pp. 35-51. [4] Trần Bá Hoành (2010). Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học Sư phạm. [5] Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. [6] Thái Duy Tuyên (2010). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] William E. Cashin (2010). Effective Lecturing. The IDEA Center Manhattan, Kansas State University. (Xem tiếp trang 10) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 7-10 10 giáo viên, họ sẽ tiếp nối sự nghiệp giáo dục, điều quan trọng là sinh viên học được cách để sau này dạy trò của mình như quan điểm của Bác “học để làm việc” chứ không phải học vì thành tích, chạy theo bằng cấp. Điều này trong thực tế không dễ thực hiện, vì giảng viên phải dạy theo đề cương học phần, chương trình đã xây dựng sẵn với lượng kiến thức đã được xác định cụ thể. Tuy nhiên một giảng viên tâm huyết vẫn có thể làm được bằng cách tăng nhiệm vụ tự nghiên cứu cho sinh viên, giờ lên lớp là giờ giảng viên và sinh viên có thể trao đổi một cách dân chủ những nội dung bài học, không cứng nhắc theo kiểu “thầy cung cấp, trò thụ động tiếp thu”. - Giảng viên sư phạm phải truyền được lòng yêu nghề cho sinh viên của mình: Có yêu nghề thì sinh viên mới “tự động học tập” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau khi ra trường mới có thể trở thành người thầy giáo thực thụ. Trước thực trạng nhiều khó khan hiện nay, giảng viên sư phạm lại càng phải cố gắng xây dựng lòng yêu nghề cho sinh viên sư phạm. Muốn làm được điều này, họ phải thực sự hết lòng, tận tâm với sinh viên, “phải thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”, chắt lọc những kiến thức trọng tâm, có liên hệ với thực tiễn giáo dục để sinh viên hiểu được tầm quan trọng của nghề dạy học, cần thiết phải loại bỏ những bất cập trong giáo dục và có trách nhiệm hơn trong rèn luyện học tập. 3. Kết luận GD-ĐT luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nhà trường sư phạm cũng phải thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho đất nước. Đội ngũ ấy không những ngày càng đông về số lượng mà còn phải có chất lượng đáp ứng những yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế. Muốn làm tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên sư phạm cần nhận thức sâu sắc những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền GD-ĐT nước nhà và cần học tập, vận dụng triệt để quan điểm của Người trong quá trình công tác, xứng đáng là “tấm gương” cho sinh viên học tập và noi theo. Tài liệu tham khảo [1] Huyền Trang (tổng hợp, 2016). Từ quan điểm Hồ Chí Minh về con người toàn diện đến phát triển giáo dục nước ta. Trang tin điện tử Ban Quản lí Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. [2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2000). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2000). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [5] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2000). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Những lời Bác dạy (1975). NXB Thanh niên. [7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [8] Lê Khánh Bằng (2005). Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy - học ở các trường sư phạm. Tạp chí Giáo dục, số 122, tr 16-18. [9] Hồ Chí Minh (1977). Về vấn đề tự học. NXB Sự thật. [10] Hồ Chí Minh (1990). Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục. [11] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP... (Tiếp theo trang 141) [8] Gurpreet Kaur (2011). Study and analysis of lecture model of teaching. International Journal of Educational Planning & Administration, Vol. 1, No. 1, pp. 9-13. [9] David Kauper (2012). A survey of principles instructors: Why lecture prevails. Goffe Department of Economics Penn State University. [10] Nguyễn Văn Cư (2007). Phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học. NXB Đại học Sư phạm. [11] Lê Công Triêm (2005). Phương pháp thuyết trình ở đại học theo ba giai đoạn. Tạp chí Giáo dục, số 1, tr 24-26. [12] Nguyễn Thanh Hà - Nguyễn Thái Bảo (2011). Sử dụng phương pháp thuyết trình theo hướng phát huy tính tích cực của học viên trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn. Tạp chí Giáo dục, số 253, tr 29-31. [13] Lê Thị Ái Nhân (2015). Suy nghĩ về sử dụng phương pháp dạy học tích cực môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lí luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng”, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Bộ GD-ĐT, tr 457-472. [14] Nguyễn Văn Bảng (2015). Khắc phục một số hạn chế về nhận thức, hành động trong giảng dạy, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lí luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng”, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Bộ GD-ĐT, tr 78-86.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_nghien_cuu_ve_phuong_phap_thuyet_trinh_trong_day_hoc.pdf
Tài liệu liên quan