Một số nghệ thuật quản lý tiêu biểu

Các nhà tâm lý và xã hội học đã mất nhiều năm nghiên cứu các phương

pháp gây ảnh hưởng từ một người đối với quan điểm và hành động của

người khác. Các nhân tố gây ảnh hưởng truyền thống đã được các

chuyên gia Anh và Nga thẩm định vẫn có thể áp dụng vào các điều kiện

hiện đại ngày nay, với mục đích hòa bình. Ví dụ, để thuyết phục đồng

nghiệp tạm gác công việc để giúp đỡ mình. Dưới đây là một số nguyên

tắc cơ bản để “sai khiến” người khác dễ dàng.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số nghệ thuật quản lý tiêu biểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật quản lý: Con người - Tài sản vô giá của doanh nghiệp Các nhà tâm lý và xã hội học đã mất nhiều năm nghiên cứu các phương pháp gây ảnh hưởng từ một người đối với quan điểm và hành động của người khác. Các nhân tố gây ảnh hưởng truyền thống đã được các chuyên gia Anh và Nga thẩm định vẫn có thể áp dụng vào các điều kiện hiện đại ngày nay, với mục đích hòa bình. Ví dụ, để thuyết phục đồng nghiệp tạm gác công việc để giúp đỡ mình. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để “sai khiến” người khác dễ dàng. 1. Ân huệ hay tôi giúp anh, anh giúp tôi Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng người ta luôn sẵn sàng giúp đỡ người nào đã làm gì đó giúp mình. Chúng ta cần phải luôn “đầu tư” ân huệ vào những người khác để khi cần có thể sử dụng lòng hàm ơn từ phía họ. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này vì mọi sự “gợi nhớ” thái quá đến “món nợ” có thể sẽ gây phản tác dụng. 2. Có điểm tương đồng “Đồng nghiệp sẽ dễ dàng tiếp nhận bạn nếu họ biết rằng giữa bạn và họ có điểm gì đó tương đồng. Sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận hơn với người mà bạn từng có một mối quan hệ cá nhân tốt từ trước”. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu lý lịch và con đường sự nghiệp của đồng nghiệp từ trước. Hoặc cũng có thể tham khảo 4 nguyên tắc sau:  Thứ nhất, hãy luôn giữ nụ cười khi giao tiếp với người khác. Đây là nguyên tắc hàng đầu khiến người khác có cảm tình với bạn.  Thứ hai, hãy chăm chú lắng nghe người đối thoại và cố gắng để anh ta được kể về bản thân  Thứ ba, cố gắng càng nhanh càng tốt tìm được một đề tài gần gũi với người đối thoại và làm anh ta quan tâm  Thứ tư, ngay từ phút gặp mặt đầu tiên hãy thể hiện niềm quan tâm chân thành với người đối thoại. Điều này có nghĩa là cố gắng “thâm nhập” vào anh ta để hiểu mọi góc cạnh. Một khi người đối thoại đã hưng phấn, bạn sẽ được nghe tất cả. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này mà nhiều công ty đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng “đội hình”, tìm kiếm các lợi ích chung, tổ chức các hoạt động tập thể để các nhân viên cùng tham gia. 3. Sức mạnh của uy tín Sẽ dễ dàng thuyết phục người khác thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu anh ta coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn không có cơ hội thể hiện trực tiếp thì nên nhờ một ai đó có cùng chuyên môn giới thiệu bạn với đối tác. Tuy nhiên, cần lưu ý uy tín cá nhân cần được thường xuyên giữ gìn để tránh trường hợp “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, uy tín cá nhân có sức ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Lớn đến mức một nghiên cứu đã kiểm chứng rằng nếu một lãnh đạo có uy tín sang đường vượt đèn đỏ thì nhân viên của họ cũng sẵn sàng đi theo. 4. Cảm tình Tâm lý chung của con người là luôn sẵn sàn nói “đồng ý” với người mình thích. Đây là điều không cần phải tranh cãi. Tuy nhiên, công việc ở công sở đòi hỏi phải có một mức kỷ luật nhất định. Vì thế nhà lãnh đạo phải đồng thời vừa quan tâm đến việc tạo dựng không khí tích cực và tăng cường mối thiện cảm nhưng không được nhầm lẫn công việc chung với các mối quan hệ hữu nghị. 5. Và cuối cùng Có người từng nói thất bại còn quan trọng hơn cả thành công. Nhà lãnh đạo cần luôn nêu rõ yêu cầu, đồng thời nhấn mạnh tính phức tạp và những thiệt hại có thể xảy ra với công ty. Điều này rất quan trọng vì tâm lý chung của con người là thường suy nghĩ nhiều và nghiêm túc về những cái có thể mất hơn là những cái đạt được. Các nhà lãnh đạo của các nền văn hóa khác nhau có thể tiếp cận bài học này ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có một điều chung nhất là để “sai khiến” được người khác, bạn phải là người thật thà. Nếu tính không trung thực của bạn bị phát giác thì bất cứ yêu cầu hay lời ngụy biện nào sau đó của bạn đều gây nên mối nghi ngờ. Một lời khuyên cuối cùng là không nên đưa ra các yêu cầu hoặc đòi hỏi quá mức Sưu tầm từ www.SAGA.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_quan_ly_4183.pdf
  • pdfngan_sach_gia_dinh_nen_quan_ly_nhu_the_nao_6551.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_chi_phi_7332.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_con_nguo1_8775.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_con_nguoi_9631.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_kinh_doanh_thi_truong_0612.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_nhan_vien_hieu_qua_65.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_thoi_gian_8616.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_thoi_gian_cua_ban_6596.pdf
  • pdfnghe_thuat_quan_ly_tien_2169.pdf