Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
-- Em về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Ấy là thảm cảnh của người dân phải thi hành nghĩa vụ tòng quân dưới thời Nam Bắc Triều, xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc. Cao Bằng là căn cứ địa trọng yếu của nhà Mạc. Người lính trong câu ca dao trên thuộc hàng ngũ quân Trịnh, được lệnh lên đường đánh quân Mạc, vỗ về vợ con trong buổi chia ly.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số nét khái quát chung về ca dao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số 28036 ) Vọng Phu thuộc đãy Núi Bà (1)Tượng Sơn chất ngất gọi là Hòn ông.Phải chi đây vợ, đó chồng,Gánh tương tư đó nặng lòng nước non.=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều có núi Vọng Phu thuộc các địa điểm khác nhau, nhưng truyền thuyết thì gần giống nhau. Núi Vọng Phu trong câu ca dao trên thuộc dãy Núi Bà, huyện Phù Cát, Bình Định. (Câu số 26501 ) Trung quân ái quốc=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số 18874 ) Vững vàng tháp cổ ai xây ?Bên kia Thú Thiện, bên này Dương Long (1)Nước sông trong,Dò lòng dâu bể.Tiếng anh hùng,Tạc để nghìn thu…Xa xa con én liệng mù,Tiềm long hỏi chốn vân du đợi ngày.=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Tháp Chăm Thú Thiện và Dương Long Ở gần núi Hương Sơn (Bình Khê ) nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và sau đó là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng. (Câu số 28045 )Yến sào thêm ít hạt sen,Chưng với đường phèn, bổ lắm anh ơiEm khuyên anh lời đã cạn lờiGiăm-bông, bíp-tếch là mồi thực dân.Mùi quê hương thơm ngọt vô ngầnAnh ham chi của thừa, của thải.Mà anh đành bỏ ngài bỏ nhân,Để đi làm thân tôi đòi ?Cực lòng em lắm anh ơi!Nhìn trong tủi thẹn, trông ngoài xấu xa.Dễ vào thì cũng dễ ra,Anh hãy về chung gánh nước nhà cùng em.
ìm lại tiếng nói, hình ảnh của của người Quảng (tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng) trước những biến cố của lịch sử, đặc biệt là giai đoạn từ 1858 đến nay có nhiều cách, trong đó có thể tìm thấy rất rõ trong tục ngữ, ca dao. Ca dao là những chuyên chở, lưu giữ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, khí phách của nhân dân khó phai mờ trong dòng chảy của thời gian. Năm 1858 khi thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược đầu tiên trên vịnh Đà Nẵng: “Tai nghe súng nổ cái đùng/ Tàu Tây đã đến vũng Thùng mẹ ơi”. Hai câu ca dao diễn tả sống động tâm trạng bất ngờ, đau xót của người dân Đà Nẵng trước cảnh mất nước; giây phút lịch sử qua hai câu ca dao như mở đầu cho cuộc chiến đấu lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc.Khi thực dân xâm lược, biết bao nhiêu nỗi đau giày xéo, mỗi người dân khắc sâu lòng căm thù sâu cay “Đá mòn nhưng dạ không mòn/ Quê em còn khổ, em còn thù Tây”. Không cam chịu nỗi nhục mát nước, nhân dân đã đứng lên chiến đấu; “Chiều chiều ông Lữ đi câu/ Tay cầm lựu đạn lia nhầu thằng Tây”, “Cầu Chìm nổi tiếng đánh Tây/ Núi Lở anh dũng phanh thây quân thù”, “Anh là trai đất Hội An/ Sao không đi Vệ quốc đoàn đánh Tây?”. “Ai lên chín ngã sông Con/ Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hay không?”, “Báo cho lũ giặc gần xa/ Đất ta ta ở, ruộng ta ta cày”. Các cuộc khởi nghĩa đã được phát động gắn liền với tên tuổi bao anh hùng, nghĩa sĩ, trong đó có phong trào Cần Vương, được nhân dân ca ngợi; “ Nước sông Hàn đời mô cho hết mặn/ Rừng Sơn Trà ai đốn cho hết cây/ Lời nguyền anh đó, em đây/ Anh đừng đi lính cho Tây em chờ/ Ô Loan nước lặng như tờ/ Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần vương/ Trải bao gối đất nằm sương/ Một lòng vì nước nêu gương anh hùng”.Hình ảnh thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố nhượng địa của Pháp hiện lên thật rõ: “Đứng bên ni Hàn/ Ngó qua Hà Thân/ Nước xanh như tàu lá/ Ngó về Hàn phố xá nghênh ngang/ Kể từ ngày Tây lại, Sứ sang/ Đi xâu, nộp thuế, làm đàng khổ thân”. Hình ảnh người dân chống Pháp còn hiện qua, hình ảnh những người phụ nữ khuyên bảo chồng con: “Chim bay về mỏm Sơn Trà/ Chàng đi lính mộ xa đà quá xa/ Sự này bởi tại Lang Sa/ Cho nên đũa ngọc mới xa mâm vàng.”, “Dậm chân đấm ngực kêu trời/ Vợ chồng chưa mấy năm trời đã xa/ Ngàn trùng xứ lạ xót xa/ Cái đời lính mộ khổ là biết bao”. Qua các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp, đất Quảng có những trang sử oai hùng và bi đát. Đời sống của nhân dân rên xiết: “Ðất Quảng Nam từ năm bính ngọ (1906) / Xâu ngũ nhật, công sưu công ích, đường trường làm tột núi cao / Thuế bách phân gia ngũ gia tam, đủ ngón vét từng xu nhỏ / Mãi tới xuân nầy (1908) cực đà hết chỗ / Ra Tết trời làm tai biến, hạn hán tiêu khô / Nhiều nơi đất bỏ hoang dân tình đói khổ…”. Nỗi khổ bởi chế độ thuế đã đẩy người dân đến bần cùng, bế tắc. Sự bần cùng, bế tắc ấy đang ấp ủ bên trong một tinh thần quật khởi: “Ðời xưa thuế một quan năm / Ðời nay thuế lại hai đồng bốn giác / Con tay bồng tay dắt / Vợ tay đỡ tay”. Thực dân Pháp đàn áp một cách dã man các cuộc biểu tình xin xâu kháng thuế, nhiều người bị kết án tử hình. Ông Ích Ðường cháu nội Ông Ích Khiêm bị tử hình ở Túy Loan. Ông trùm Thuyết bị chém vì lên án Trần Tuệ chuyên ăn hối lộ làm cho đề đốc Trần Tuệ là tay sai đắc lực với Pháp sợ quá hộc máu mà chết. Tiếng hô uất hận của dân tộc lầm than, đói khổ bị đè nén lâu ngày, tiếng hét được mọi người hưởng ứng để đánh đổ bạo quyền và tay sai. “Cậu Ðường mười tám tuổi đầu / Dẫn dân công ích xin xâu dưới tòa / Bắt anh trùm Thuyết dẫn ra, / Dẫn ra dân tưởng quan tha cho về / Chém anh trùm Thuyết gớm ghê / Gươm đao âm phủ ba bốn bề cách xa”. Tiếp theo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lại đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ca dao lại tiếp tục theo chân người lính, đồng hành cùng nhân dân trên mọi nẻo đường trường chinh. “Hoà Liên có núi Ba Viên/ Hết Tây đến Mỹ đảo điên chốn này”, câu ca dao mộc mạc ấy cho ta thấy đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp đến xâm lược đất nước ta, nhân dân ta tiếp tục cầm súng chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng thể hiện rất rõ trong ca dao dưới nhiều góc độ, trong đau thương gian khổ cũng như trong niềm vui chiến thắng. Ca dao thời chống Mỹ, tiếp tục dòng chảy thời chống Pháp trở thành phương tiện tuyên truyền, vận động khá hiệu quả: “Con trâu nó có cái sừng/ Hễ ai theo Mỹ, coi chừng nó húc cho” hoặc “Đẹp gì súng Mỹ anh mang/ Mà đi đốt phá xóm làng hỡi anh?”, “Núi Quảng Phú gió vây hiu hắt/Biển Hoà Thanh lạnh ngát như tờ/ Lòng em chín đợi mười chờ/ Chờ người du kích phất cờ lập công”. Bên cạnh những câu ca dao giản dị nêu trên, ca dao chống Pháp và chống Mỹ còn sử dụng nhiều cách chơi chữ độc đáo. Ủng hộ Việt Minh: “Quốc gia quốc giả quốc già/ Việt Minh việc mỉnh cũng ra việc mình”. Quốc gia là chính quyền do Pháp dựng lên người dân cho là “quốc giả quốc già”, còn Mặt trận Việt Minh là của ta nên xác dịnh là “việc mình”. Chỉ có 2 từ “quốc gia” và “Việt minh”, tạo thành 2 câu ca dao với kiểu láy đặc trưng của người Quảng, thể hiện được chính kiến, tình cảm của người dân lúc bấy giờ. Tương tự kiểu chơi chữ trên còn có câu “Mùa khô, mùa khổ Mỹ ơi/ Mùa mưa mùa mẽo tơi bời lao đao”. Dùng từ láy khô - khổ, mưa - mẽo nêu bật sự thất bại ê chề của Mỹ cả mùa khô lẫn mùa mưa. Ca dao kháng chiến, người dân thường lấy chính câu ca dao sẵn có trước đó chỉ thay đổi nội dung cho phù hợp với nội dung mới. Đặc điểm này thường xảy ra trong ca dao đất Quảng. Đây không phải là hiện tượng dị bản, mà là bản mới trên cơ sở câu ca dao cũ. Nhân vật ông Lữ trong câu ca dao xưa trở thành một người Vệ quốc đóng vai một người đi câu: “Chiều chiều ông Lữ đi câu/ Tay cầm lựu đạn lia nhầu thằng Tây”. “Lia nhầu thằng Tây” diễn tả khá rõ nét khí phách và lòng căm thù Tây, lia nhầu không phải là lia ẩu, không tính toán suy nghĩ, mà đó chính là thái độ sẵn sàng đánh Tây dù biết mình có thể hy sinh; lia nhầu là một thái độ không sợ chết. Theo đặc điểm nghệ thuật trên còn có nhiều câu ca dao thú vị như: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng, cắt lúa dân quân”. Chỉ cần thay “tiếng khóc nỉ non” thành “cắt lúa dân quân” hình ảnh con Cò trở thành biểu trưng cho người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có trường hợp giữ nguyên câu ca dao cũ nhưng viết thêm nội dung: “Đi đâu mà vội mà vàng/ Mà vấp phải đá mà quàng phải dây/ Nếu anh đi đánh giặc Tây/ Chẳng đá nào vấp chẳng dây nào quàng”.Hình thức câu ca dao giai đoạn này không chỉ loại lục bát, mà còn có nhiều câu lục bát biến thể (số chữ không dừng lại ở 6 – 8 mà mỗi câu có thể kéo dài ra hoặc rút ngắn lại). Có nhiều câu dùng thể thơ 8 chữ gieo vần lưng “Giặc phá nhà ngói ta dựng nhà tranh/ Giặc phá ghe mành, ta sắm thúng câu” tạo cho câu ca dao nhịp điệu khỏe và mạnh hơn.Nghệ thuật dùng tiếng Pháp được Việt hoá trong ca dao cũng bắt dầu xuất hiện: “Chín giờ kèn thổi cu-sê/ Chào em ở lại anh về tập binh” (Cu-sê: coucher, chỉ thời điểm ngủ buổi tối) hoặc “Cha thằng công sứ Sác-lơ/ Miệng hùm nọc rắn đánh lừa chúng dân/ Phen này chết cũng không cần/ Làm cho tỏ mặt người dân anh hùng”.Ngày nay đất nước đã độc lập, nhân dân đã tự do. Người Quảng “trung dũng kiên cường” chung tay phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng vòng tay, trải chiếu hoa đón bè bạn năm châu đến đầu tư, du lịch. Bàn chân của người Quảng luôn tiến về phía trước, nhưng không bao giờ quên máu của các bậc tiền nhân đã nhuộm nên mảnh đất này. Ca dao đất Quảng – nơi lưu giữ những năm tháng đau thương và hào hùng ấy, sống mãi cùng cỏ cây, sông núi trên mảnh đât “chưa mưa đà thấm” hôm nay.N.N.K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ca_dao_0724.doc
- c.PDF