Một số kỹ thuật đàm phán được rút ra từ kinh nghiệm của doanh nhân Trung Quốc
Khi thương lượng, tránh dùng động tác tay quá nhiều khi thuyết trình, người
Trung Hoa hiếm khi “biểu cảm” bằng tay khi nói.Bối cảnh lịch sử
Đảo Đài Loan nằm cách bờ biển của Trung Hoa lục địa 220 km (tính từ tỉnh Phúc
Kiến). Những di dân Trung Hoa đầu tiên đến sinh sống ở Đài Loan từ thế kỷ 6.
Năm 1624, các thương nhân Hà Lan đến và dùng Đài Loan như một điểm trung
chuyển buôn bán. Năm 1664, khi nhà Thanh chiếm quyền ở Trung nguyên thì
nhiều trung thần của nhà Minh vừa bị lật đổ đã di cư sang Đài Loan. Năm 1863,
nhà Thanh lấy lại quyền kiểm soát đảo. Ba năm sau, Đài Loan chính thức trở thành
một tỉnh của Trung Hoa.
Sau sự kiện này, các đợt di dân Trung Hoa ra đảo tăng vọt, và các cư dân cổ trên
đảo, trở thành thiểu số so với người mới đến.
Năm 1895, sau cuộc chiến Trung -Nhật lần thứ nhất, Đài Loan bị sáp nhập vào
Nhật Bản. Năm mươi năm sau, khi chiến tranh thế giới lần hai kết thúc với sự đại
bại của Nhật Bản, Đài Loan mới “hồi quy tổ quốc“. Năm 1949, khi Đảng Cộng
Sản Trung Quốc giải phóng Trung Hoa, thì Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch
thua chạy ra đây lập chính quyền Quốc dân đảng.
Định vị văn hoá
Ở Đài Loan, chúng ta sẽ gặp một nền văn hóa vừa có khuynh hướng bảo thủ trong
việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, nhưng đồng thời lại rất nhạy tiếp nhận các
thông tin đó nếu nó có lợi. Họ không thích chẻ sâu một tổng thể thành chi tiết. Họ
tin vào trực cảm. Họ thích tự giải quyết vấn đề với nhau hơn là viện đến luật lệ.
(Về cách ra quyết định, điều tạo sự yên tâm và quan niệm về bình đẳng nhìn
chung không khác so với các nước Á Đông khác có ảnh hưởng Khổng giáo, đặc
biệt là Hồng Kông và Trung Quốc).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 681_3261.pdf
- 679_1619.pdf
- 682_8632.pdf
- 683_268.pdf
- 684_6783.pdf
- 687_9578.pdf
- 688_0557.pdf
- 956_1398.pdf