Một số kinh nghiệm về nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc- người sáng lập Đảng ta - đã thấy phải có đảng cách mạng và đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (nǎm 1930) ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành". Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đặc biệt trong giai đoạn khán chiến chống Mỹ là việc làm thiết thực, trọng yếu.

Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh cách mạng của Đảng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Nhờ đó mà Đảng sớm trở thành một lực lượng chính trị vững mạnh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Việc Đảng ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng là điều tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật của thời đại và điều kiện hiện thực của Việt Nam. Sự phù hợp với quy luật của thời đại được chứng minh bởi vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Mác- Lênin. Còn điều kiện hiện thực của Việt Nam được nhận thức qua phân tích tính chất, đặc điểm xã hội Việt Nam; tình hình và thái độ các giai cấp, tầng lớp xã hội; từ đó thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội và đòi hỏi khách quan của lịch sử đối với giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng - đội tiên phong có tổ chức của giai cấp của dân tộc Việt Nam, là người đại diện trung thành và đồng nhất lợi ích sống còn, nguyện vọng chân chính của giai cấp công nhân, nhân dân và cả dân tộc Việt Nam.

Từ năm 1954 - 1975, nhân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn ở miền Bắc và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất Tổ Quốc. Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược trên đây của cách mạng nước ta đếu bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. Đảng có mối quan hệ máu thịt với quần chúng. Đây là tiêu chuẩn cơ bản của một đảng cách mạng chân chính. Đảng ta đứng ở trung tâm các sự kiện lịch sử vĩ đại của cách mạng, thực sự là nhân tố cơ bản lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm về nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc- người sáng lập Đảng ta - đã thấy phải có đảng cách mạng và đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (nǎm 1930) ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành". Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đặc biệt trong giai đoạn khán chiến chống Mỹ là việc làm thiết thực, trọng yếu. Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh cách mạng của Đảng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Nhờ đó mà Đảng sớm trở thành một lực lượng chính trị vững mạnh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Việc Đảng ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng là điều tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật của thời đại và điều kiện hiện thực của Việt Nam. Sự phù hợp với quy luật của thời đại được chứng minh bởi vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Mác- Lênin. Còn điều kiện hiện thực của Việt Nam được nhận thức qua phân tích tính chất, đặc điểm xã hội Việt Nam; tình hình và thái độ các giai cấp, tầng lớp xã hội; từ đó thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội và đòi hỏi khách quan của lịch sử đối với giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng - đội tiên phong có tổ chức của giai cấp của dân tộc Việt Nam, là người đại diện trung thành và đồng nhất lợi ích sống còn, nguyện vọng chân chính của giai cấp công nhân, nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Từ năm 1954 - 1975, nhân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn ở miền Bắc và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất Tổ Quốc. Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược trên đây của cách mạng nước ta đếu bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. Đảng có mối quan hệ máu thịt với quần chúng. Đây là tiêu chuẩn cơ bản của một đảng cách mạng chân chính. Đảng ta đứng ở trung tâm các sự kiện lịch sử vĩ đại của cách mạng, thực sự là nhân tố cơ bản lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là thành quả đầu tiên của cách mạng, đã lật đổ ách thống trị Đế Quốc, Phát xít câu kết với địa chủ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng Hoà Dân Chủ. Và thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, giải phóng miền Bắc, sau đó giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ. Công cuộc giải phóng dân tộc được hoàn thành triệt để từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975 được bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đụng đầu lịch sử, một thử thách lớn đối với Đảng và dân tộc Việt Nam. Đảng đã khéo kết hợp sức mạnh của hai miền Nam - Bắc, sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại. Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo do Đảng đề ra, không những đã tránh cho dân tộc bị mất nước mà còn giành thắng lợi vẻ vang, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Lịch sử dân tộc ta từ khi có Đảng đã chứng tỏ rằng: Đảng ta nắm vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng là một tất yếu lịch sử và có sự lãnh đạo của Đảng ta mới có những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. II- MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng là tất yếu khách quan song không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên mà Đảng ta đã phải đấu tranh và phấn đấu gian khổ để tạo ra những điều kiện nhằm củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo, đồng thời thường xuyên phấn đấu nâng cao nǎng lực và hiệu quả lãnh đạo bảo đảm thắng lợi ngày càng nhiều, hạn chế được sai lầm, khuyết điểm.Thực tế trên chứng tỏ Đảng ta tuân thủ nghiêm ngặt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và nǎng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được củng cố khi có tổ chức đảng vững mạnh. Vì thế, việc nâng cao nǎng lực lãnh đạo phải gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhằm làm cho Đảng luôn luôn xứng đáng là đội tiên phong cách mạng của giai cấp và dân tộc. A- KINH NGHIỆM VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ Là người lãnh đạo chính trị của giai cấp và dân tộc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn. Đường lối chính trị đúng là nhân tố trọng yếu nhất để xác lập, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, là điều tiên quyết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắn thể hiện nǎng lực và hiệu quả của sự lãnh đạo, còn là nhân tố quyết định tính chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng. Những thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta hơn 60 nǎm qua đã chứng minh đường lối chính trị của Đảng ta cǎn bản là đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng ta đã mắc một số sai lầm, khuyết điểm, lớn nhất là sai lầm trong lãnh đạo cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956) và sai lầm về chỉ đạo chiến lược, về một số chủ trương, chính sách lớn trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1975-1985). Từ thực tế lịch sử các mặt trên, có thể rút ra những kinh nghiệm: Sử dụng sức mạnh bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc đấu tranh giải phóng. Vận dụng sáng tạo quy luật ấy, Đảng ta cho rằng: "Bạo lực cách mạng nhằm lật đổ giai cấp thống trị nhất thiết phải là bạo lực của quần chúng". Mặc dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song khái quát chung lại, "bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy". Để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, cần chống bệnh giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm. Nguồn gốc của chủ nghĩa kinh nghiệm là trình độ lý luận thấp và hiểu biết thực tiễn không sâu. Còn nguồn gốc của chủ nghĩa giáo điều là nắm lý luận một cách sách vở và rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, không chú ý đầy đủ đến đặc điểm dân tộc. Trong lãnh đạo cách mạng, điều quan trọng hàng đầu là vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn. Kinh nghiệm lịch sử của Đảng ta chỉ rõ: đường lối chiến lược đúng bảo đảm cho cách mạng phát triển thuận lợi, vững vàng trong mọi tình huống, đoàn kết được nội bộ, do đó mà cách mạng chắc chắn thành công. Song nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi phải cụ thể hoá đường lối thành chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện, phải đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt, bước đi, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy: lãnh đạo chính trị mà dừng lại ở đường lối chung, không cụ thể hoá đường lối sát đúng từng thời kỳ với những điều kiện lịch sử cụ thể thì đường lối chung không thể trở thành hiện thực được. Trong thực tế, ban đầu thường chỉ có thể vạch ra những nét lớn, nét cơ bản nhất, sau đó phải từng bước cụ thể hoá đi tới hoàn chỉnh đường lối thành một hệ thống nhất quán từ đường lối chiến lược đến các chủ trương, chính sách lớn. Đảng ta đã có nhiều thành công trong việc cụ thể hoá đường lối. Thí dụ: sau khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đánh đổ đế quốc và địa chủ phong kiến, giành "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng", Đảng đã xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ 1930-1931, 1932-1935, 1936-1939, 1939-1945... Đảng ta đã kết hợp một cách đúng đắn mục tiêu lâu dài của giai đoạn cách mạng với mục tiêu trước mắt của từng thời kỳ. Kinh nghiệm cho thấy: mục tiêu cụ thể phải thích hợp với từng thời kỳ, nhưng vẫn phải quán triệt tư tưởng của đường lối chiến lược. Những nét chính của quá trình Đảng ta lãnh đạo công tác tư tưởng như sau: - Trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên, dựa vào đó mà giáo dục ý thức cách mạng, động viên quần chúng đấu tranh. Gắn với việc truyền bá Cương lĩnh, Đảng phê phán chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi, chống khuynh hướng khủng bố cá nhân, không thấy vai trò quyết định của quần chúng. - Trong cao trào cách mạng 1936-1939, Đảng hướng công tác tư tưởng vào việc quán triệt chủ trương lập Mặt trận dân chủ, đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, dân sinh, uốn nắn các khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, không thấy cần phải tranh thủ, lôi kéo các tầng lớp trung gian và tầng lớp trên; có khuynh hướng lại quá đề cao các tầng lớp này, coi nhẹ vai trò công nông. Khuynh hướng sai lầm khác là coi thường hoặc quá say sưa với hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp. - Trong cao trào cách mạng 1939-1945, trên cơ sở chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sát đúng là tập trung thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, công tác tư tưởng của Đảng đã khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng mặt trận dân tộc cứu nước rộng rãi, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang. Đảng cũng phê phán tư tưởng hữu khuynh, rụt rè không dám đẩy mạnh đấu tranh phù hợp với điều kiện và thời cơ lịch sử, đồng thời chống khuynh hướng nóng vội, muốn khởi nghĩa sớm khi điều kiện chưa thật chín muồi. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đã có nhiều thành tựu về nghiên cứu lý luận, nhất là lý luận về con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam. Sự lạc hậu về lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ bệnh giáo điều, sùng bái kinh nghiệm nước ngoài; mặt khác, lại chủ quan, duy ý chí, không coi trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Qui trình chỉ đạo của Đảng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam từ năm 1954 – 1975: Đế quốc Mỹ là một đế quốc đầu sỏ rắp tâm thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng hòng làm bá chủ thế giới, đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam nhằm ba mục tiêu chủ yếu: + Tiêu diệt phong trào cách mạng, thôn tính miền Nam , biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. + Biến miền Nam thành một phòng tuyến ngăn chặn sự phát triển của CNXH. + Xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự, là bàn đạp tấn công miền Bắc và hệ thống CNXH từ phía ĐNA. Quá trình Đảng chỉ đạo cuộc cách mạng miền Nam là quá trình phân tích âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; so sánh lực lượng giữa ta và địch đã đề ra chủ trương, biện pháp thích hợp đánh bại chúng, là quá trình biết giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Quá trình đó diễn ra nhiều thời kỳ kế tiếp nhau: + Thời kỳ 1954-1960: chuyển hình thức, phương pháp và tổ chức đấu tranh của cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị là chủ yếu, thực hiện thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, rồi chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đánh bại chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ. Xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang, lập các chiến khu, đấu tranh vũ trang ở mức độ thích hợp để bảo vệ cách mạng, chuẩn bị chuyển lên giai đoạn mới. + Thời kỳ 1959-1960: Nổi dậy khởi nghĩa đồng loạt bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh đổ chính quyền địch ở cơ sở, giành quyền làm chủ, hình thành vùng giải phóng rộng lớn, lập Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Cách mạng miền Nam phát triển nhảy vọt, chuyển hẳn từ thế giữ gìn lượng sang thế tiến công, đồng thời chấm dứt thời kì tạm ổn định lực lượng của địch, cuộc “ Chiến tranh đơn phương ” của Mỹ bị đánh bại. + Thời kỳ 1961-1965: Đảng chỉ đạo giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại “ Chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ. Từ năm 1961, “chiến tranh đơn phương ” bị thất bại, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện cuộc “ Chiến tranh đặc biệt ”, một hình thức chiến tranh thực dân mới bằng hai thủ đoạn chính là tăng cường lực lượng Nguỵ quân do cố vấn Mỹ chỉ huy để hành quân tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng và ra sức thiết lập “ấp chiến lược ” để gom dân, bình định lại nông thôn Việt Nam. Bằng cách đó, chúng hy vọng tạo ra ba chỗ dựa cơ bản cho “ Chiến tranh đặc biệt” là: 1. Ngụy quân – Ngụy quyền mạnh lên. 2. Hệ thống “Ấp chiến lược ” rộng khắp. 3. Các đô thị được ổn định. Hội nghị Bộ chính trị tháng 1-1961 và tháng 2 -1962 đã nêu chủ trương tiếp tục giữ vững và phát huy thế tiến công của cách mạng miền Nam, đưa đấu tranh quân sự lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận, đánh địch ở cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Cách mạng miền Nam đã từ khởi nghĩa chuyển lên thành chiến tranh cách mạng, từng bước đánh bại “ Chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ. Thắng lợi của ta đã làm cho nội bộ địch bị khủng hoảng, dẫn tới cuộc đảo chính của Mỹ giết chết anh em Diệm – Nhu và nhiều cuộc đảo chính khác kế tiếp. Cuộc “ Chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ đã bị thất bại. + Thời Kỳ 1965-1968: Đảng phát động toàn dân chống Mỹ, cứu nước, đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Từ năm 1965, đế quốc Mỹ đã tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam; đồng thời gây ra cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Âm mưu đế quốc Mỹ là: 1. Chặn đứng sự phát triển của cách mạng miền Nam, cứu nguy cho chế độ Sài Gòn, tìm diệt chủ lực quân giải phóng, giành lại thế chủ động trên chiến trường; 2. Bình định lại miền Nam, củng cố hậu phương của chúng, ổn định Nguỵ quyền, đồng thời phá hoại hậu phương miền Bắc XHCN, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho Miền Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của dân tộc ta, buộc ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện của Mỹ. HNTW Đảng lần thứ 11 (3-1965) đã đề ra quyết tâm chiến lược đánh Mỹ và phát động toàn dân tiến hành cuộc chống Mỹ cứu nước. Đảng đã chỉ đạo quân và dân miền Nam liên tiếp bẻ gãy các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ - Nguỵ. Sau trận đọ sức trực tiếp đầu tiên với quân Mỹ ở Núi Thành, Quảng Nam ( 5-1965), ở Vạn Tường, Quảng Ngãi (8-1965) thắng lợi, một cao trào đánh Mỹ, diệt Nguỵ đã dấy lên mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam. Mọi cố gắng điên cuồng của đế quốc Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) và thứ 2 (1966-1967) đều lần lượt thất bại. Đến mùa mưa 1967 chúng phải chuyển sang chiến lược phòng ngự đề phòng các trận đánh lớn của ta. 80% đất đai miền Nam nằm dưới quyền kiểm soát của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 12–1967, Bộ Chính Trị đã chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng cuộc Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa, giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã nổ ra vào dịp tết Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn và 68 thành phố, thị xã, thị trấn khác toàn miền Nam. Cuộc tập kích chiến lược này đã làm cho thế chiến lược của Mỹ bị đảo lộn, ý chí xâm lược của chúng bị lung lai, Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt không điều kiện ném bom xuống miền Bắc, chấp nhận đàm phán với ta Hội Nghị Pari. Đây là thắng lợi có nghĩa chiến lược của cách mạng miền Nam, song về sau ta cũng bị những tổn thất về địa bàn và lực lượng do có sai lầm trong cách đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và chỉ đạo thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa …. + Thời kỳ 1969-1975: Đảng chỉ đạo đánh bại chiến lược “Việt nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Từ năm 1969, Mỹ thực hiện “Việt nam hoá chiến tranh”, thực chất là sử dụng quân Nguỵ với trang bị vũ khí và sự yểm trợ của không quân, hải quân Mỹ để tiếp tục chiến tranh xâm lược thực dân mới, rút dần quân Mỹ về nước. HNTW Đảng lần thứ 18 (1-1970) chủ trương kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiếp tục phát triển chiến lược tiến công, đồng thời ra sức xây dựng mọi mặt, chú trọng công tác hậu cần, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh của Mỹ, đề phòng việc “Đông Dương hoá chiến tranh” của chúng. Đảng chỉ đạo cách mạng miền Nam trong 2 năm 1970 -1971 tiếp tục giữ vững và phát triển lực lượng, đồng thời từng bước đánh bại âm mưu “Đông dương hoá chiến tranh”. Mùa xuân 1972, Đảng chỉ đạo thực hiện cuộc tiến công chiến lược, tấn công địch mạnh mẽ ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh, thương lượng ở thế thua. Ngày 21-7-1973, Mỹ phải ký Hiệp Định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam và rút quân về nước. Sau hiệp định Pari, do Mỹ và tay sai tiếp tục chiến tranh phá hoại Hiệp Định nên Đảng chủ trương nắm vững thời cơ, giử vững chiến lược tiến công, phát triển thực lực, tiến tới giải phóng miền Nam. Nhận thấy thế và lực của ta đã hơn địch, ta có thời cơ chiến lược để giải phóng miền Nam. HN Bộ Chính Trị (1-1975) đã quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc theo kế hoạch 2 năm 1975-1976. Nếu thời cơ thuận lợi đến thì quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Đảng chỉ đạo chọn Tây Nguyên làm chiến trường trọng điểm và mở chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu bằng cuộc tấn công thị xã Buôn Mê Thuột (10-3-1975), tiến tới giải phóng Tây Nguyên, gây sự hoảng loạn chiến lược cho địch. Tiếp đó là mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng giải phóng Huế (25-3-1975) và Đà Nẵng (29-3-1975). Ngày 31-3-1975, Bộ Chính Trị quyết định giải phóng SG trước tháng 5-1975, đã chỉ đạo tập trung mọi lực lượng cho trận quyết chiến cuối cùng này. Ngày 9-4-1975, chiến dịch Sài Gòn-chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn và đến trưa 30-4-1975 kết thúc thắng lợi. Đến ngày 2-5-1975, vùng đồng bằng sông Cửu Long và địa phương cuối cùng của miền Nam là đảo Phú Quốc đã hoàn toàn được giải phóng, tổ quốc ta được thống nhất. Tóm lại từ tháng 7-1954 đến tháng 4-1975, trên cơ sở phương hướng chiến lược , đường lối chung đúng đắn Đảng ta đã nêu cao quyết tâm hành động, tìm tòi sáng tạo trong phương pháp cách mạng, chỉ đạo linh hoạt cuộc cách mạng miền Nam, đánh thắng địch từng bước, làm thất bại từng chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, cuối cùng thực hiện cuộc Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa mùa xuân 1975 giành thắng lợi hoàn toàn. Tổ chức thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng nhất thiết phải dựa vào các phong trào cách mạng của quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là kết quả của những cao trào cách mạng nối tiếp nhau. Đảng đã đề ra được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể sát hợp xác định đúng động lực và lực lượng cách mạng vạch ra được phương pháp, hình thức đấu tranh phù hợp; đề ra được khẩu hiệu hành động kịp thời, chính xác, kết hợp chặt chẽ khẩu hiệu hành động với khẩu hiệu tuyên truyền; kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức, v.v.. Vì thế mà động viên được mọi tầng lớp nhân dân hǎng hái tham gia phong trào cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở miền Nam (1954-1975) là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta đã chỉ rõ: đất nước ta vốn là một Tổ quốc thống nhất và nhân dân ta có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi và cùng nhau xây dựng đất nước. Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc và bọn tay sai. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, cùng bọn tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục thống trị nhân dân ta ở miền Nam, đất nước tạm thời bị chia cắt. Nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ và bọn tay sai là tiếp tục cuộc cách mạng đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng từ đâu nǎm 1930, nhằm hoàn thành sự nghiệp giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc để tiến lên xây dựng CNXH. Đây là sự tiếp nối lịch sử tất yếu. Đại hội Đảng lần thứ III ( 9-1960): " Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta trong điều kiện mới của lịch sử". Từ bối cảnh lịch sử chiến đấu và chiến thắng ấy, nhân dân ta miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với tư thế người chiến thắng và đã kế thừa được nhiều kinh nghiệm quý báu của CMT8 và kháng chiến chống Pháp. Đó cũng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đây là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7 nǎm 1954 đến tháng 5 nǎm 1975. Trong suốt thời gian đó việc hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng phải phản ánh rõ đặc điểm lớn này. Từ mục tiêu chung của cách mạng cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miền đến những vấn đề chủ trương, sách lược và phương pháp tiến hành phải phù hợp với đặc điểm trên, đúng sát với điều kiện cụ thể của từng miền. Đồng thời, phải xác định rõ vị trí cách mạng từng miền và mối quan hệ khǎng khít giữa cách mạng hai miền trong thế chiến lược chung của cả nước. Đại hội Đảng lần thứ III của (9-1960), xác định đường lối và vạch ra 2 nhiệm vụ chiến lược: - Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. - Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. - Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Về vị trí chiến lược cách mạng của từng miền, Đảng ta xác định: miền Bắc là cǎn cứ địa chung của cách mạng cả nước và sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước và miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. - Việc xác định đường lối cách mạng được tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền là nét độc đáo chưa có trong lịch sử, là thành công lớn của Đảng ta. Đó là đường lối duy nhất đúng đắn, biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng XHCN và là hậu phương lớn của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ lịch sử trước đây. Đó là một nguyên nhân chủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai. Trên thực tế, việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau trên hai miền Nam - Bắc chẳng những không mâu thuẫn, mà lại từng bước đưa cách mạng hai miền cùng phát triển, cùng đi lên trong thế tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hệ thống XHCN thế giới lúc này đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ, có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới, được nối liền từ châu Á sang châu Âu, không ngừng phát triển và củng cố về mọi mặt. Nếu miền Bắc là hậu phương trực tiếp cho cách mạng miền Nam, thì hệ thống XHCN thế giới lúc này nối liền với miền Bắc XHCN của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuận lợi chưa bao giờ có đối với cách mạng nước ta. Cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hoà bình ở các nước TBCN phát triển rộng khắp và liên tục. So sánh lực lượng trên thế giới lúc đó ngày càng thay đổi có lợi cho CNXH, cho lực lượng cách mạng. CNĐQ tiếp tục suy yếu và khó khǎn. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công. CMVN đã hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới. Thời kỳ này, tuy CNĐQ đã suy yếu nhưng khi nào còn CNĐQ thì vẫn còn có thể xảy ra chiến tranh. Họ tuyệt đối hoá đường lối chung sống hoà bình, đi vào phòng ngự bị động, gây không ít khó khǎn cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt với phong trào GPDT. Trong tình hình đó, nhân dân ta tiến hành giải phóng miền Nam, Đảng và nhân dân ta phải giải quyết thành công mối quan hệ giữa hoà bình và cách mạng. Giải quyết mối quan hệ này, đòi hỏi Đảng ta hết sức sáng suốt và có sách lược đúng đắn. Và thực tế Đảng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ đó, góp phần bảo vệ hoà bình, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên hoàn thành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Khi nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thế giới tồn tại bốn mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với các lực lượng tư bản chủ nghĩa thế giới; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc đòi độc lập với các lực lượng đế quốc thực dân; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đế quốc Mỹ xâm chiếm và thiết lập sự thống trị của chúng ở miền Nam nước ta đã làm nảy sinh và sâu sắc thêm cả bốn mâu thuẫn trên ở miền Nam. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược lâu dài miền Nam, biến nơi đây thành cǎn cứ quân sự của chúng nhằm ngǎn chặn "làn sóng" cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, và chuẩn bị tiến công các nước XHCN. Mỹ tuyên bố chiến tranh ở VN là chiến tranh hệ tư tưởng, giữa hệ tư tưởng cộn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclich su dang.doc
Tài liệu liên quan