Một số kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài - Bài học cho Việt Nam

Xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và đặc sản địa phương

nói riêng là một trong những bước quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản

phẩm ra thị trường thế giới, đặc biệt trong điều kiện Hiệp định thương mại tự do thế hệ

mới (FTA) đã có hiệu lực. Tuy nhiên, thương hiệu đặc sản Việt Nam còn thiếu vắng trên

thị trường ở các nước trên thế giới do việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với

đặc sản địa phương còn rất ít. Mục tiêu của bài báo là tìm hiểu kinh nghiệm của một số

nước và tổ chức quốc tế trong việc quảng bá sản phẩm đặc sản địa phương ra nước ngoài

thông qua phân tích ưu điểm của hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho

đặc sản địa phương của cộng đồng Châu Âu và một số nước như Pháp, Bồ Đào Nha, Thái

Lan và Indonesia. Từ đó xây dựng và triển khai chiến dịch quảng bá sản phẩm của Việt

Nam ra thị trường quốc tế.

pdf17 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài - Bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất của Việt Nam đã sử dụng loại nhãn hiệu này, điển hình là các nhãn hiệu chứng nhận ISO 9000; ISO 9002; ISO 1400, Hàng Việt Nam Chất Lƣợng Cao,...Quy định về nhãn hiệu chứng nhận đã bao gồm các thông tin về sản phẩm nhƣ xuất xứ, nguyên liệu, chất lƣợng...bao hàm các yếu tố của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, thiếu yếu tố về “khu vực địa lý”. Khu vực địa lý là khu vực đƣợc xác định trên gianh giới địa lý hành chính quốc gia. Vì vậy, để bao quát đƣợc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ nhƣ một nhãn hiệu chứng nhận cần sửa đổi lại nhƣ sau: “Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳ chữ, chữ số, các từ, cụm từ, câu ngắn có nghĩa, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đã được sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong hoạt động kinh doanh, thương mại bởi một người không phải là chủ sở hữu, được chủ sở hữu đăng ký, cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng nhằm chứng nhận hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu có nguồn gốc từ khu vực địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nguồn gốc khác về xuất xứ, nguyên liệu, 14 Liên kết “4 nhà” để quảng bá đặc sản địa phƣơng ra nƣớc ngoài. https://thuonghieucongluan.com.vn/lien-ket-4- nha-de-quang-ba-dac-san-dia-phuong-ra-nuoc-ngoai-a136792.html 82 vật liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, sự chính xác, độ an toàn hoặc đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Hai là, Quy định về quyền đăng ký bảo hộ. Tại khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Hai điều luật này có đặc điểm chung là: “...Người thực hiện quyền đăng ký không tiến hành sản xuất, kinh doanh và không trở thành chủ sở hữu...”.Với quy định này vô hình chung đã tạo thêm khâu hành chính “xin – cho”, “kiểm định chất lƣợng”. Đồng thời, nếu không trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thì chủ thể đăng ký và chủ thể trực tiếp sản xuất là hai chủ thể độc lập, sẽ rất khó bảo đảm đƣợc chất lƣợng của sản phẩm. Mặt khác, sẽ không “tâm huyết” với hoạt động đăng ký bảo hộ. Nhƣ vậy, cần sửa đổi lại quy định này theo hƣớng: “Thực hiện quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”. Cho phép bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua pháp luật về nhãn hiệu nhƣ một quyền tƣ hữu. Thứ tư, về mặt sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ Một là, Nhà nƣớc cần xây dựng hàng rào kỹ thuật chặt chẽ quy định về bảo hộ và sử dụng chỉ dẫn địa lý trong nền kinh tế thị trƣờng, khơi dậy sự quan tâm đầu tƣ ở các nƣớc phát triển. Xây dựng niềm tin cho ngƣời tiêu dùng khi sản phẩm đƣợc bảo hộ bởi một địa lý cụ thể có ý nghĩ đặc biệt, nhất là về chất lƣợng của sản phẩm. Chỉ dẫn địa lý tốt cho một sản phẩm tốt phải đáp ứng đƣợc các điều kiện nhất định và đƣợc quy định cụ thể trong Luật. Hai là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, hàng hóa và nơi tạo ra nó. Đồng thời, cùng với việc vận dụng kiến thức khoa học công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm truyền thống của ngƣời dân vào trong sản xuất sẽ tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh cao cho sản phẩm không chỉ trên thị trƣờng quốc gia mà cả những thị trƣờng quốc tế khó tính nhất nhƣ Mỹ, EU. Ba là, đầu tƣ nâng tầm chất lƣợng sản phẩm, bởi giá của sản phẩm thƣờng tăng lên theo danh tiếng sản phẩm. Sản phẩm mang đặc điểm chỉ dẫn địa lý cần đƣợc khuyến khích để đạt đƣợc một sự cân bằng thị trƣờng tốt hơn giữa cung và cầu. Ngƣời tiêu dùng 83 mong muốn chất lƣợng tốt và sản phẩm địa phƣơng, một lợi thế tốt cho quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp nhƣ chúng ta, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa sẽ cải thiện đƣợc thu nhập cho ngƣời nông dân. Chiến lƣợc phát triển các sản phẩm địa phƣơng phải nằm trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia thông qua bảo hộ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Thứ năm, lợi ích từ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua một hệ thống nhãn hiệu hàng hóa (nhãn hiệu chứng nhận) Một là, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhƣ một nhãn hiệu hàng hóa, với quy trình đăng ký bảo hộ nghiêm ngặt trong nƣớc và quốc tế (Luật Sở hữu trí tuệ, Công ƣớc Paris, Thỏa ƣớc Madrid và Nghị định thƣ Madrid), cùng với danh tiếng, chất lƣợng sản phẩm tạo nên thƣơng hiệu, một cơ chế bảo hộ đã quen thuộc với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Việc sử dụng pháp luật quốc gia về nhãn hiệu để bảo hộ chỉ dẫn địa lý có liên quan mật thiết đến việc sử dụng, đăng ký, xác lập quyền, hủy bỏ và thực thi quyền bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa. Hai là, bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhƣ một nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu nhƣ chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó mà còn bao gồm cả âm thanh và mùi hƣơng. Ba là, doanh nghiệp tự do cạnh tranh bình đẳng với nhau trên thị trƣờng, tự do đầu tƣ cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mà không cần sự đóng góp vốn của Nhà nƣớc. Doanh nghiệp trong khu vực địa lý đƣợc đánh dấu chứng nhận trên sản phẩm những tiêu chuẩn bảo hộ cần thiết, Nhà nƣớc không cần phải ban hành văn bản để hƣớng dẫn, giải thích. Chủ sở hữu tƣ nhân không buộc phải chờ Nhà nƣớc thực hiện việc chống lại các hành vi xâm phạm hàng hóa trái phép, mà có thể tự mình quyết định khi nào cần hành động và có thể thực hiện ngay lập tức khi có dấu hiệu đầu tiên của hành vi vi phạm, do đó giữ đƣợc lợi nhuận trƣớc khi có sự can thiệp của nhà nƣớc. Thứ sáu, về phía Nhà nước - Cần tăng cƣờng hơn nữa các thể chế, chính sách và chƣơng trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất, kinh doanh đặc sản địa phƣơng; thành lập và nâng cao năng lực cho tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh để họ chủ động triển khai việc 84 thiết lập và vận hành hệ thống quảng bá, xúc tiến thƣơng mại cho sản phẩm một cách chuyên nghiệp, bài bản; - Triển khai các chiến dịch, hoạt động thiết thực để đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình quảng bá hình ảnh đặc sản địa phƣơng ra nƣớc ngoài; - Xây dựng và vận hành hệ thống quốc gia về kiểm soát chất lƣợng đặc sản một cách chặt chẽ, khoa học, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo sản phẩm khi đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng quốc tế có chất lƣợng ổn định, có thể truy xuất đƣợc nguồn gốc một cách dễ dàng. Điều này giúp giữ vững uy tín và danh tiếng của sản phẩm trên thị trƣờng. - Tăng cƣờng các hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế; tham gia là thành viên của các tổ chức, mạng lƣới quốc tế (nhƣ OgiGIn) để xây dựng và tổ chức triển khai các chiến dịch quảng bá đặc sản địa phƣơng (gắn với chỉ dẫn địa lý) ở quy mô quốc gia từ đó tham gia vào các sự kiện quốc tế về quảng bá đặc sản địa phƣơng. Thứ bảy, về phía Nhà nông - Nhà nông cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bài bản, tuân thủ chặt chẽ các quy định về đảm bảo chất lƣợng đặc thù và ổn định của sản phẩm, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của hệ thống truy xuất nguồn gốc, từ đó giúp tạo nền tảng để thúc đẩy xuất khẩu bền vững, duy trì và đa dạng hóa đƣợc thị trƣờng; - Từng bƣớc xóa bỏ tƣ duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tùy hứng, vì lợi ích trƣớc mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, lợi ích chung của cả cộng đồng địa phƣơng; - Có ý thức gây dựng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh tiếng cho đặc sản của địa phƣơng mình; truyền thụ cho thế hệ sau niềm tự hào về đặc sản địa phƣơng để bảo tồn và phát triển. Thứ tám, việc quảng bá đặc sản địa phƣơng ra thị trƣờng quốc tế còn có thể đƣợc thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế. Tổ chức Mạng lƣới quốc tế về chỉ dẫn địa lý (OriGIn) là một ví dụ điển hình. OriGIn là mạng lƣới toàn cầu với sự tham gia của khoảng 500 tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh và các cơ quan, đơn vị chức năng của khoảng 85 40 quốc gia trên thế giới15. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam chƣa có đơn vị nào đăng ký tham gia và trở thành hội viên của mạng lƣới này. Để nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá đặc sản địa phƣơng ra nƣớc ngoài, Việt Nam cần tăng cƣờng tìm hiểu để tham gia sâu, rộng hơn vào các mạng lƣới quốc tế nhƣ vậy. 5. Kết luận Việc xây dựng thƣơng hiệu mạnh cho nông sản nói chung và đặc sản địa phƣơng nói riêng của Việt Nam thời gian qua đƣợc Chính phủ xác định là yếu tố sống còn để nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản phẩm ra thị trƣờng quốc tế. Việc học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc, các tổ chức quốc tế, từ đó áp dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của Việt Nam là một trong những hƣớng đi cần thiết, giúp chúng ta có thể xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng bá có khả năng mang lại hiệu quả cao. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tập huấn về SHTT (2012), Dành cho các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục SHTT, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Quảng bá đặc sản địa phƣơng ra nƣớc ngoài- kinh nghiệm từ các nƣớc Châu Âu và trong khu vực. https://firi.vn/tin-tuc/quang-ba-dac-san-dia-phuong-ra-nuoc-ngoai-kinh- nghiem-tu-cac-nuoc-chau-au-va-trong-khu-vuc/ 3. Liên kết “4 nhà” để quảng bá đặc sản địa phƣơng ra nƣớc ngoài. https://thuonghieucongluan.com.vn/lien-ket-4-nha-de-quang-ba-dac-san-dia-phuong-ra- nuoc-ngoai-a136792.html 4. Kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phƣơng ra nƣớc ngoài - Một số gợi ý cho đặc sản Việt Nam. https://www.ipvietnam.gov.vn/sach-tap-chi-va-tai-lieu-tham- khao/ 15 Quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài- kinh nghiệm từ các nước Châu Âu và trong khu vực. https://firi.vn/tin-tuc/quang-ba-dac-san-dia-phuong-ra-nuoc-ngoai-kinh-nghiem-tu-cac-nuoc-chau-au-va-trong-khu- vuc/, truy cập ngày 02/9/2021. 86 5.https://ec.europa.eu/trade/policy/accessing-markets/intellectual property/geographical-indications 6.https://ec.europa.eu/info/food-farming-fisheries/key-policies/common-agricultural- policy/cmef/products-and-markets/economic-value-eu-quality-schemes-geographical- indications-gis-and-traditional-specialities-guaranteed-tsgs_en. 7.Nguồn: nghiem-tren-the-gioi-cho-Viet-Nam.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_kinh_nghiem_quoc_te_trong_quang_ba_dac_san_dia_phuong.pdf
Tài liệu liên quan