Một số kinh nghiệm khi chuẩn bị mua phần cứng

Việc mua sắm các thiết bị phần cứng không phải đơn giản như mọi

người thường nghĩ. Có thể do thiếu hiểu biết hay thiếu thông tin về sản

phẩm mà bạn không lường trước được hậu quả và dẫn đến sự lãng phí.

Thông qua bài viết này tôi mong rằng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thật

tốt để việc mua sắm trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn, tránh những

sai lầm như tôi đã từng gặp.

Ở đây chúng ta không nói đến những món hàng đắt tiền và những công nghệ

mới nhất vì nó không phù hợp với đại đa số đối tượng. Tôi cũng thử giúp

các bạn có một số lựa chọn phù hợp với khả năng của mình mà chất lượng

thì không thua kém gì với các “anh hàng hiệu”.

Việc đầu tiên là bạn phải biết là bạn sẽ dự định chi bao nhiêu tiền để sắm

thiết bị. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến chất lượng cũng như

hình dáng món hàng bạn mua. Biết cầm lòng trước bảng báo giá thiết bị là

một việc rất khó khăn

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm khi chuẩn bị mua phần cứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm khi chuẩn bị mua phần cứng Việc mua sắm các thiết bị phần cứng không phải đơn giản như mọi người thường nghĩ. Có thể do thiếu hiểu biết hay thiếu thông tin về sản phẩm mà bạn không lường trước được hậu quả và dẫn đến sự lãng phí. Thông qua bài viết này tôi mong rằng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thật tốt để việc mua sắm trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn, tránh những sai lầm như tôi đã từng gặp. Ở đây chúng ta không nói đến những món hàng đắt tiền và những công nghệ mới nhất vì nó không phù hợp với đại đa số đối tượng. Tôi cũng thử giúp các bạn có một số lựa chọn phù hợp với khả năng của mình mà chất lượng thì không thua kém gì với các “anh hàng hiệu”. Việc đầu tiên là bạn phải biết là bạn sẽ dự định chi bao nhiêu tiền để sắm thiết bị. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến chất lượng cũng như hình dáng món hàng bạn mua. Biết cầm lòng trước bảng báo giá thiết bị là một việc rất khó khăn. CPU, Mainboard, RAM: Việc mua sắm ba thiết bị này là quan trọng nhất và cũng là cái mà bạn dễ phạm sai lầm nhất. Đây là ba thiết bị chiếm phần lớn túi tiền của bạn. Bạn chỉ lựa chọn những loại đáp ứng nhu cầu hiện tại, chứ không nên có dự tính nâng cấp sau này. Vì theo kinh nghiệm cho thấy với khoảng thời gian trôi qua thì số tiền bỏ ra nâng cấp ba thiết bị này gần bằng với giá trị một món hàng mới. Bạn nên biết “Cứ khoảng một năm thì công nghệ sẽ tiến bộ ít nhất là gấp đôi”. Vì thế bạn luôn phải nhớ “CPU sẽ quyết định Mainboard và RAM đi cùng”. Tốc độ Bus của CPU sẽ quyết định tốc độ Bus chạy thực tế trên máy. Bạn không nên sắm cho mình một Mainboard có giá trên 100 USD hỗ trợ đầy đủ công nghệ siêu phân luồng (HT), Bus800, SATA 155Mbi/s …. và 1 cặp thanh 256 MB RAM Bus 400 trong khi bạn chỉ đủ tiền sắm cho mình một chip Celeron 2.0 GHZ bus 400. Chuyện thật tưởng như đùa nhưng thực tế cho thấy đã không ít người mắc phải sai lầm như thế. Khi chọn Mainboard bạn không nên chọn loại tích hợp phần đồ hoạ (VGA) vì dù tân tiến đến đâu cũng sẽ không bằng khi có card AGP rời và sẽ làm giảm đáng kể tốc độ của máy. Bạn phải tham khảo thật kỹ thông số kỹ thuật sản phẩm trên website của các hãng sản xuất mà lựa chọn cho mình một Mainboard và Ram thích hợp nhưng một thứ nhất thiết phải có trong mainboard của bạn là: USB 2.0, một khe cắm AGP rời và càng nhiều khe PCI càng tốt để tiện đường cho việc sắm các thiết bị “giải trí” sau này. Nếu CPU bạn lựa chọn là Celeron thì mainboard PCCHIPS M902LU giá 45 USD là thích hợp nhất. Về Ram thì có lẽ là 256 MB là thấp nhất và đủ cho nhu cầu cơ bản hiện nay. Card màn hình (AGP card): Thông dụng nhất là giao diện 4X và 8X. Tuỳ theo mainboard hỗ trợ giao diện nào mà bạn có thể mua card giao diện đó nhưng hãy chọn loại có sử dụng DDRAM sẽ cho hiệu suất cao hơn loại SDRAM. Nếu bạn không có tiền nhiều thì bạn nên chọn card thấp nhất là ATI Radeon 7000 64 MB DDRAM (giá khoảng 35 USD) thay vì Nvidia Gefore 2 MX 64 MB SDRAM (34 USD). HDD (ổ cứng): giờ đây giá ổ cứng đã quá rẻ rồi. Nếu có giao diện SATA thì khỏi phải nói nhưng nếu bạn chỉ có giao diện ATA thì bạn nên chọn loại có tốc độ quay 7200 vòng cho hiệu suất cao hơn loại 5400 rất nhiều nhưng chỉ đắt hơn 2 - 3 USD. Và thông dụng nhất là ổ 40 GB của Maxtor Plus giá khoảng 55 USD. Tại sao là Maxtor mà không phải các hãng khác vì với Maxtor bạn sẽ có sự phù hợp về giá cả lẫn chất lượng và bạn có thể gắn được HDD FAN (quạt ổ cứng ) còn Seagate (có một tấm lót che các chip) thì không .Vì thế sẽ giảm nhiệt độ đáng kể của ổ cứng, làm tăng tuổi thọ hoạt động. Một cuộc thí nghiệm cho thấy không phải lúc nào ổ cứng giao diện SATA cũng nhanh hơn giao diện ATA ở những tác vụ thông thường và đôi lúc sự khác biệt về tốc độ đó bạn sẽ không cảm nhận được. Ổ đĩa CD và DVD: qua quá trình sử dụng tôi thấy rằng các sản phẩm của LG sau thời gian sử dụng khoảng 6 tháng thì bạn rất khó đọc các đĩa CD và CD-RW thậm chí là đọc không được nhưng được cái ban đầu đọc rất êm. SAMSUNG thì dàn cơ rất yếu và hay bị nổ chip bên trong nhưng đọc tốt các loại đĩa. Lựa chọn thích hợp nhất là sản phẩm của ASUS vì dàn cơ cứng cáp, độ bền mắt đọc rất cao nhưng hơi ồn và giá cao hơn các sản phẩm cùng loại khoảng vài USD. Những lưu ý khi chuẩn bị mua những thiết giải trí cho máy tính của bạn Card TIVI: Bạn chớ nên nghĩ đơn giản “Mua một card TV chỉ cần cắm vào là có thể thưởng thức các chương trình truyền hình đẹp như trên tivi thông thường”. Điều này thật sai lầm vì muốn xem được hình ảnh rõ trên máy vi tính thông qua card TV thì bạn phải có một ăng-ten trời thật tốt chứ không dùng các ăng-ten râu. Tốt nhất là bạn nên lắp đặt một ăng-ten mới (khoảng 150.000 - 200.000 đồng). Nhưng khi lắp xong thì bạn đừng vội mừng vì bạn sẽ thấy hiện tượng “hình chạy trước tiếng “ hay âm thanh bị rè. Đó là do đại đa số các Mainboard hiện nay đều tích hợp phần âm thanh (Sound on Board ) nên không đáp ứng nhu cầu của Card TV. Muốn khắc phục bạn phải mua cho mình một card Sound tối thiểu nhất là Sound Blaster Live 5.1 giá 31 USD mới đáp ứng được về mặt âm thanh. Và một điều cần lưu ý nữa là …. thời tiết, nhất là vào mùa mưa. Nếu không cẩn thận có thể cả máy tính của bạn sẽ “đi đời nhà ma”. Vì thế bạn hãy suy nghĩ thật kỹ khi mua món hàng này. Thấp nhất là AverMedia với giá 42 USD. Ổ CD-RW: Giá khá rẻ, khoảng 54 USD cho tốc độ 52x32x52 và bạn nên chọn ASUS vì mắt đọc rất tốt. Khi ghi chỉ nên ghi với tốc độ 24x hoặc tối đa là 32x thôi vì đa số người dùng đĩa trắng có chất lượng không cao. Nếu ghi với tốc độ quá cao trên đĩa trắng kém chất lượng sẽ phát sinh hiện tượng nổ đĩa, ổ ghi cũng hỏng luôn và không bảo hành được. Ổ USB Flash: Với cùng một dung lượng nhưng sự khác biệt về giá có thể lên đến 10 USD. Bạn nên chọn loại hỗ trợ USB 2.0 vì tốc độ nhanh hơn 1.1 rất nhiều nhưng về giá thì chỉ hơn kém nhau từ 2-5 USD. Khi mua nhớ một điều quan trọng là bạn phải nhìn thấy biểu tượng USB 2.0 (hình bên dưới ) trên thiết bị, vỏ hộp, tài liệu hướng dẫn thì thiết bị mới đúng là USB 2.0. Sau khi mua việc đầu tiên bạn làm là hãy dùng một miếng băng keo trong dán kín tem bảo hành lại vì nó rất dễ bị rách. Bạn nên chọn loại 128 MB hiệu Marchi 2.0 với giá khá hấp dẫn 33 USD mà kiểu dáng thì tao nhã, rất đẹp. HDD-Box (hộp đựng ổ cứng): Bạn hãy nghĩ đến vật này khi bạn có trong tay một ổ cứng dư với dung lượng hơi lớn. Về kích thước thì phân chia làm 3 loại. Loại 2.5 inches chỉ thích hợp cho ổ cứng của máy laptop, loại 3.5 inches tương ứng với ổ cứng của máy tính để bàn và cuối cùng là loại 5.25 inches có thể gắn ổ cứng cùng với tất cả các dạng ổ CD dù đó là CD-ROM, CD-RW, DVD, DVD- RW và thường đi cùng là một quạt tản nhiệt. Bạn có thể chọn theo ý thích của mình. Với thiết bị này sẽ giúp bạn thực hiện công việc như sao lưu và di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn một cách dễ dàng. Khi sử dụng hạn chế việc tháo lắp vì dây cáp sẽ rất dễ bị đứt do rất ngắn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_17.pdf