Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của trẻ em

Cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em là một trong

những hướng nghiên cứu trong tâm lý học ngày càng được quan tâm trong

bối cảnh hiện nay, song những dữ liệu về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em

Việt Nam còn chưa nhiều. Thông qua việc sử dụng bảng hỏi tự báo cáo đối

với 1.565 trẻ em 10 và 12 tuổi tại 6 tỉnh, thành phố của nước ta, kết quả

nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam ở mức

khá; trong đó, mức độ nhận thức cao hơn mức độ hạnh phúc cảm xúc. Giữa

cảm nhận hạnh phúc tổng thể và từng khía cạnh cảm nhận hạnh phúc ở

trẻ có mối tương quan thuận và rất chặt chẽ. Mức độ cảm nhận hạnh phúc

tổng thể và cảm nhận hạnh phúc về mặt nhận thức ở nhóm trẻ 10 tuổi cao

hơn nhóm trẻ 12 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ em ở khu vực thành thị có mức độ

cảm nhận hạnh phúc cao hơn trẻ em ở khu vực nông thôn và miền núi, về

cả cảm nhận hạnh phúc tổng thể lẫn từng khía cạnh của cảm nhận hạnh

phúc. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn khái quát về mức độ cảm nhận

hạnh phúc của trẻ em Việt Nam, giúp cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ,

thầy cô hiểu được những gì trẻ đang cảm nhận trong cuộc sống, từ đó, lựa

chọn những cách thức giáo dục, định hướng trẻ phù hợp hơn, hướng đến mục

tiêu nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc nói riêng và sức khỏe tâm lý nói

chung của trẻ em trong tương lai

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc con người do nhiều lý do khác nhau như: cơ hội về thị trường lao động, tiếp cận cơ hội giáo dục, tiếp cận các dịch vụ công, mức độ hỗ trợ xã hội và các đặc điểm môi trường. Schucksmith và cộng sự (2009) kết luận rằng, sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa thành thị và nông thôn là tối thiểu ở các nước giàu trong khi những khác biệt này là lớn ở các nước nghèo hơn. Atay (2012) đã phân tích dữ liệu khảo sát giá trị châu Âu và nhận thấy rằng những người sống ở thành thị hạnh phúc hơn những người sống ở nông thôn và miền núi. 569 Bảng 2. Khác biệt về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em theo một số biến số Đặc điểm mẫu Cảm nhận hạnh phúc tổng thể Cảm nhận hạnh phúc nhận thức Cảm nhận hạnh phúc cảm xúc ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Độ tuổi 10 tuổi 7,25 1,40 8,23 2,05 Không có khác biệt 12 tuổi 7,04 1,51 7,76 2,23 T-test t=2,694; p=0,007 t=4,249; p=0,000 Khu vực sinh sống Thành thị (I) 7,46 1,34 8,41 2,00 6,52 1,52 Nông thôn (II) 7,15 1,45 8,19 2,03 6,13 1,58 Miền núi (III) 6,47 1,50 6,95 2,25 5,95 1,58 ANOVA F = 51,344; p = 0,000 (I) > (II); (I) > (III) F = 59,894; p = 0,000 (I) > (II); (I) > (III) F = 17,653; p = 0,000 (I) > (II); (I) > (III) Ghi chú: Bảng trên chỉ thể hiện những số liệu có ý nghĩa về mặt thống kê. IV. KẾT LUẬN CHUNG Bài viết đã phân tích khái quát cảm nhận hạnh phúc của trẻ em về cuộc sống nói chung. Kết quả cho thấy, cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam ở mức khá; trong đó, mức độ hạnh phúc về mặt nhận thức cao hơn mức độ hạnh phúc về mặt cảm xúc. Giữa cảm nhận hạnh phúc tổng thể và từng khía cạnh cảm nhận hạnh phúc ở trẻ có mối tương quan thuận và rất chặt chẽ. Mức độ cảm nhận hạnh phúc tổng thể và cảm nhận hạnh phúc về mặt nhận thức ở nhóm trẻ 10 tuổi cao hơn nhóm trẻ 12 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ em ở khu vực thành thị có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn trẻ em ở khu vực nông thôn và miền núi, về cả cảm nhận hạnh phúc tổng thể lẫn từng khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc. Những phát hiện của nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, thầy cô hiểu được những gì trẻ đang cảm nhận trong cuộc sống, từ đó, giúp họ có căn cứ khoa học để lựa chọn những cách thức giáo dục, định hướng con phù hợp, hướng đến mục tiêu nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc nói riêng và sức khỏe tâm lý nói chung ở trẻ em. Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em là một hướng nghiên cứu tuy không mới trên thế 570 giới song lại là một hướng nghiên cứu đầy triển vọng trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi kỳ vọng vấn đề này sẽ tiếp tục được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai; đặc biệt là ở những vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ em như: bầu không khí tại trường học; mối quan hệ với thầy cô giáo, bè bạn; mối quan hệ hay sự gắn bó với cha mẹ; thành tích học tập Thứ hai, nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của trẻ em Việt Nam trên một phạm vi rộng hơn, mang tính đại diện cao hơn. Đặc biệt, việc nghiên cứu không chỉ thực hiện đối với những trẻ em đang đi học mà còn cả đối với những trẻ em không được đến trường, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật Thứ ba, nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy cảm nhận hạnh phúc của trẻ em hay những giải pháp giúp nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc của trẻ em trong gia đình, tại trường học hay tại nơi sinh sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO Atay, B. (2012). Happiness in East Europe in comparison with Turkey (master’s dissertation). İstanbul: Retrieved from Ulusal Tez Merkezi (322147). Bradshaw J., Hoelscher P., Richardson D. (2007). An Index of Child Well-being in the European Union.  Soc. Indic. Res.  2006; 80:133-177. doi: 10.1007/ s11205-006-9024-z Bradshaw, J., Keung, A., Rees, G., & Goswami, H. (2011). Children’s subjective well-being: International comparative perspectives. Children and Youth Services Review, 33, 548-556. Casas, F., and Rees, G. (2015). Measures of children’s subjective well-being: analysis of the potential for cross national-comparisons.  Child Indicat. Res., 8, 49-69. Casas, F. (2017). Analysing the comparability of 3 multi-item subjective well- being psychometric scales among 15 countries using samples of 10 and 12-Year-Olds. Child Indicat. Res.,  10, 297-330. doi: 10.1007/s12187-015- 9360-0 Casas, F., Bello, A., Gonza´lez, M., & Aligue, M. (2013). Children’s subjective well-being measured using a composite index: What impacts Spanish first- 571 year secondary education students’ subjective wellbeing? Child Indicators Research, 6(3), 433-460. Casas, F. (2011). Subjective social indicators and child and adolescent well-being. Child Indicators Research, 4(4), 555-575. Diener (2000). Subjective well-being: the science of happiness and a proposal for a national index.  American Psychologist,  2000; 55(1), 34-43. doi: 10.1037//0003-066x.55.1.34 Diener E., Lucas R.E and Oishi S. (2002). Subjective well-being: The science of happiness and life satisfaction. Handbook of Positive Psychology, 2, 63-73. Diener (2006). Guidelines for national indicators of subjective well-being and ill-being. Journal of Happiness Studies, 2006; 7(4), 397-404. doi: 10.1007/ s10902-006-9000-y Diener, E., Suh, E. M., Lucas, R. E., & Smith, H. L. (1999). Subjective well-being: Three decades of progress. Psychological Bulletin, 125(2), 276-302. Gilman, R., & Huebner, S. (2003). A review of life satisfaction research with children and adolescents. School Psychology Quarterly, 18(2), 192-205. Huebner, E. S., Hills, K. J., Jiang, X., Long, R. F., Kelly, R., & Lyons, M. D. (2014). Schooling and children’s subjective well-being. In A. Ben-Arieh, F. Casas, I. Frones, & J. E Korbin (Eds.). Handbook of child well-being, 797-819. Dordrecht: Springer. Huebner, E. S., Seligson, J. L., Valois, R. F., & Suldo, S. M. (2006). A review of the brief multidimensional students’ life satisfaction scale. Social Indicators Research, 79(3), 477-484. ISCIWeB. 2021. Childrens Worlds Comparative Report 2020. Available online; https://isciweb.org/wp-content/uploads/2020/08/Childrens-Worlds- Comparative-Report-2020.pdf (accessed on 22 May 2021). Klocke, A., Clair, A., & Bradshaw, J. (2014). International variation in child subjective well-being. Child Indicators Research, 7, 1-20. Knud Larsen, Lê Văn Hảo (2015). Tâm lý học Xuyên văn hóa. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Lau M.K.W., Li W. (2011). The extent of family and school social capital promoting positive subjective well-being among primary school children in Shenzhen, China.  Child. Youth Serv. Rev.,  2011; 33, 1573-1582. doi: 10.1016/j.childyouth.2011.03.024 Lau, A. L. D., Cummins, R. A., & McPherson, W. (2005). An Investigation into the Cross-Cultural Equivalence of the Personal Wellbeing Index.  Social 572 Indicators Research, 72(3), 403-430.  https://doi.org/10.1007/s11205-004- 0561-z Minujin A., Nandy S. (2012). Global Child Poverty and Well-Being: Measurement, Concepts, Policy and Action. The Policy Press. Bristol, UK: 2012.  Myers, D. G., & Diener, E. (1995). Who is happy? Psychological Science, 6, 10-19. Proctor, C. L., Linley, P. A., & Maltby, J. (2009). Youth life satisfaction: A review of the literature. Journal of Happiness Studies, 10(5), 583-630. Rees, G., Goswami, H., Pople, L., Bradshaw, J., Keung, A., and Main, G. (2012). The good childhood report 2012: A review of our children’s well-being.  New York: Springer. Rees, G., Bradshaw, J., Goswami, H., & Keung, A. (2010). Understanding children’s well-being: A national survey of young people’s well-being. London: The Children’s Society. Savahl, S., Malcolm, C., Slembrouck, S., Adams, S., Willenberg, I. A., & September, R. (2015). Discourses on well-being. Child Indicators Research. https://doi. org/10.1007/s12187-014-9272-4. Schucksmith, J., et. al., (2009). A critical review of the literature on children and young people’s views of the factors that influence their mental health. NHS Health Scotland, Edinburgh. Seligson, J. L., Huebner, E. S., & Valois, R. F. (2003). Preliminary validation of the brief multidimensional students’ life satisfaction scale (BMSLSS). Social Indicators Research, 61(2), 121-145. Trương Thị Khánh Hà, Trịnh Thị Linh, Trần Hà Thu, Trương Quang Lâm (2020). Cảm nhận hạnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Wang, F., & Wang, D. (2016). Geography of urban life satisfaction: An empirical study of Beijing.  Travel Behaviour and Society,  5,  14-22. doi:  10.1016/j. tbs.2015.10.001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_ket_qua_buoc_dau_trong_nghien_cuu_cam_nhan_hanh_phuc.pdf
Tài liệu liên quan