Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Thời gian qua, với đường lối và những chính sách đổi mới của Đảng và

Nhà nước, Bến Tre đã nỗ lực phấn đấu và đã có những bước phát triển CN

khá. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhiều

tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưa được khai thác tốt, kết quả thu được

chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển.

Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành

và phát triển các KCN trên địa bàn là một trong những phương hướng cơ bản

và điều kiện để thực hiện chủ trương CNH-HĐH, đảm bảo cho phát triển CN

một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,

tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm

cho lao động địa phương; nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân

nhất là khu vực lân cận KCN; góp phần đô thị hoá ở các vùng gần KCN và

đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN, góp phần thực

hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XIII và

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2006 -2020 với mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành

tỉnh CN vào năm 2020.

Hiện tại tỉnh Bến Tre có 2 KCN được Chính phủ phê duyệt trong danh

mục các KCN cả nước là: KCN Giao Long, diện tích giai đoạn I là 101,47ha,

trong đó diện tích xây dựng KCN là 98,5ha và giai đoạn II là 68,04ha; KCN

An Hiệp với diện tích 72ha. Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong

đó đất CN có khả năng cho thuê 113,89ha. Đến nay đã cho thuê được 81,63ha

chiếm 71,67% diện tích đất CN; trong đó có 10 dự án đang đàm phán, có khả

năng đến cuối năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này. Đánh giá, so sánh với tổng

diện tích đất toàn tỉnh cũng như so với cơ cấu kinh tế trong những năm tới của

ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá thấp.

pdf96 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU HỮU LỄ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU HỮU LỄ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ QUANG HUÂN Tp. Hồ Chí Minh Năm 2010 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các từ viết tắt Danh mục các bảng PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài……………............................................................i 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................ii 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài……...…............................................ii 4. Nội dung nghiên cứu của luận văn......................................................ii 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................iii 6. Điểm mới của đề tài .........................................................................iii CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM. ………………………………………...01 1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN…………………………………01 1.1.1 Khu công nghiệp…………………………………………………....01 1.1.1.1. Định nghĩa..................................................................................01 1.1.1.2. Đặc điểm......................................................................................01 1.1.2. Cụm công nghiệp…………………………………………………...01 1.1.2.1. Định nghĩa................................................................................ 02 1.1.2.2. Đặc điểm....................................................................................02 1.1.3. Doanh nghiệp KCN, CCN .......................................................... ....02 1.1.4. Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN .......................... ....03 1.1.5. Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố ...................................... .…03 1.2. Vai trò của KCN, KCX và CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ...........................................................................................….03 1.2.1. Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế ....….03 1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội ........................................................….04 1.2.3. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất nước........................................................................................................ …..04 1.2.4. Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp vào kim ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước ...................................................….05 1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền .....................................................….05 1.2.6. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ..... …..05 1.2.7. Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước .................. …..06 1.2.8. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về KCN, CCN .................................................................................….06 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN Việt Nam .................................................................................................….07 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... …..07 1.3.2. Kết cấu hạ tầng .......................................................................... …..07 1.3.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động .......................….07 1.3.4. Môi trường đầu tư ......................................................................….08 1.3.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng............................................….08 1.3.6. Phát triển khu dân cư đồng bộ ...................................................….09 1.3.7. Điều kiện về đất đai ....................................................................….09 1.4. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, KCX trên thế giới và Việt Nam .................................................................................... …..09 1.4.1. Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới .............................….10 1.4.2 . Kinh nghiệm xây dựng các KCN ở Việt Nam...........................….11 1.4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam…11 1.4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư các KCX, KCN Việt Nam .................................................................................................................…..12 1.4.2.2.1. Kinh nghiệm thành công ...........………….………………...12 1.4.2.2.2. Kinh nghiệm thất bại…………………...….……….............11 1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam ............... …..13 1.4.4. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động các KCN, KCX Việt Nam ................................................................................................................ …..14 1.4.4.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX ............... ……..…..14 1.4.4.2. Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX ..................... ……...….15 1.4.4.3. Về tình hình SXKD của các DN trong KCN, KCX .....…….….….16 1.4.4.4. Về tình hình lao động.........................................................….….16 1.4.4.5 Công tác bảo vệ môi trường..............................................…..…. 16 1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN………............................. ..….17 1.4.5. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay ................................... ……18 1.4.6. Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN ........................ …..19 1.4.7. Dự báo các yếu tố tác động........................................................ ..…20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................. …..21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TẠI TỈNH BẾN TRE .................................................................................... ..…22 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre ................... …..22 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gian qua…23 2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN tại tỉnh Bến Tre .......... …..23 2.2.1.1. Thành lập các KCN tại Bến Tre ................................. …..…...….23 a. Số lượng, diện tích, địa điểm, tình trạng đất ... ……..……………..23 b. Tình hình triển khai dự án kết cấu hạ tầng KCN .................……...24 c. Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN................ …..25 2.2.1.2. Thành lập Ban Quản lý ........................................................ …...25 2.2.1.3. Qui hoạch và dự kiến phát triển các KCN tại Bến Tre ............…26 2.2.2. Thực trạng hoạt động tại các KCN từ khi thành lập cho đến nay...29 2.2.2.1. Tình hình quỹ đất tại các KCN…………………………………..29 2.2.2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư tại các KCN...................................................................................................…..30 a. Các ngành công nghiệp hiện có trong KCN .............................. …..30 b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh...................................….30 2.2.2.3.Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN ........................ ….30 2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh ......................................................................................... ….31 2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm......................................................................................................…..31 2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN...................33 2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường vi mô, vĩ mô đến hoạt động của KCN ................................................................................................. …..35 2.2.3.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô .........................…….35 a. Các yếu tố kinh tế…………………………………………….….….35 b. Các yếu tố xã hội ........................................................................….36 c. Các yếu tố về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường…………...38 d. Các yếu tố chính sách vĩ mô của Nhà nước.................................….38 2.2.3.2. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô……………………...40 a. Khách hàng …………………………………………………….......40 b. Các nhà cung cấp...................................................................... .….40 c. Các đối thủ cạnh tranh …………. ………………………………...41 d. Các đối thủ tiềm ẩn mới.....................................................................41 2.2.3.3. Xây dựng ma trận bên ngoài (EFE) của KCN, CCN ...…………..44 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................…...45 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN BẾN TRE ĐẾN 2020 ...................................................................................... …..46 3.1. Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các KCN tỉnh Bến Tre........................................................................................... …..46 3.1.1. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay ................................... .….46 3.1.2. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển các KCN............. .….46 3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre ..................................................................................................................….46 3.1.2.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của Bến Tre đến 2020................................................................................................….…47 3.2. Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020............... ..…49 3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích và đánh giá ma trận SWOT ................................................................................................................ ..….49 3.2.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào KCN, CCN Bến Tre đến năm 2020…………………………………………………………………………...53 3.2.2.1. Nhóm giải pháp S-O…………………………………………………53 a. Nhóm giải pháp tuyên truyền các chính sách của Nhà nước...…….53 b. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh..........…...53 c. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài .............................……56 3.2.2.2. Nhóm giải pháp S-T ............................................................. ..….58 a. Nhóm giải pháp quy hoạch KCN, CCN gắn liền liên kết vùng.…...58 b. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và hàng rào KCN, CCN........................................................................................................ …..61 c. Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN, CCN ................................................................................................................ …..63 3.2.2.3. Nhóm giải pháp W-O ........................................................... …...64 a. Nhóm giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường........... …..64 b. Cải tiến hệ thống ngân hàng....................................................……66 c. Giải pháp về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng ...............................…67 3.2.2.4. Nhóm giải pháp W-T............................................................ ..….68 a. Nhóm giải pháp ổn định và phát triển xã hội..............................….68 b. Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, CCN...............................….74 c. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong các KCN, CCN.........................................................................................................….76 3.3. Một số kiến nghị ..............................................................................….77 3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước .......................................... …..77 3.3.2. Một số kiến nghị đối với Tỉnh Bến Tre..................................... …..79 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................….80 KẾT LUẬN ..................................................................................... .…82 Tài liệu tham khảo Danh mục các phụ lục iPHẦN MỞ ÐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thời gian qua, với đường lối và những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Bến Tre đã nỗ lực phấn đấu và đã có những bước phát triển CN khá. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhiều tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưa được khai thác tốt, kết quả thu được chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển. Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn là một trong những phương hướng cơ bản và điều kiện để thực hiện chủ trương CNH-HĐH, đảm bảo cho phát triển CN một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm cho lao động địa phương; nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân nhất là khu vực lân cận KCN; góp phần đô thị hoá ở các vùng gần KCN và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XIII và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2006 - 2020 với mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh CN vào năm 2020. Hiện tại tỉnh Bến Tre có 2 KCN được Chính phủ phê duyệt trong danh mục các KCN cả nước là: KCN Giao Long, diện tích giai đoạn I là 101,47ha, trong đó diện tích xây dựng KCN là 98,5ha và giai đoạn II là 68,04ha; KCN An Hiệp với diện tích 72ha. Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong đó đất CN có khả năng cho thuê 113,89ha. Đến nay đã cho thuê được 81,63ha chiếm 71,67% diện tích đất CN; trong đó có 10 dự án đang đàm phán, có khả năng đến cuối năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này. Đánh giá, so sánh với tổng diện tích đất toàn tỉnh cũng như so với cơ cấu kinh tế trong những năm tới của ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá thấp. Trong điều ii kiện các KCN hiện hữu của Bến Tre về cơ bản đã được lấp đầy mà các nhà đầu tư khác tiếp tục đăng ký, tìm hiểu cơ hội đầu tư, việc mở rộng diện tích và xây dựng mới các KCN trên địa bàn là rất cần thiết và là nhu cầu cấp bách. Tuy rằng trong thời gian qua các KCN đạt được những thành quả tốt, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và phát triển các KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không chỉ cho tỉnh Bến Tre mà còn liên đới tới các địa phương lân cận khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Vì vậy cần cải tiến khắc phục để thu hút đầu tư và phát triển ổn định, tận dụng lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn. Đòi hỏi trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, ổn định các KCN của tỉnh Bến Tre, cũng như các tỉnh lân cận trong khu vực và cả nước trong thời gian tới. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững các KCN của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2020, nên tôi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị Kinh doanh này là: “NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020” 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN ở tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển các KCN của tỉnh. -Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre. -Đề xuất các giải pháp phát triển các KCN của tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: iii Vận dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát các KCN của tỉnh Bến Tre và phương pháp chuyên gia để xây dựng các ma trận IFE, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, từ đó hình thành nên ma trận SWOT để để xuất một số giải pháp phát triển các KCN Bến Tre. 4. Nội dung nghiên cứu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 03 chương chính, cụ thể: Chương 1: Đặc điểm chung về tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre. Chương 3: Những giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre từ đây đến năm 2020. Luận văn gồm 83 trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu tình hình phát triển các KCN, CCN tại tỉnh Bến Tre. Thời gian: Nội dung đánh giá hoạt động lấy mốc thời gian từ năm 2005 đến 2010, trong đó chủ yếu là những năm gần đây. 6. Điểm mới của đề tài: - Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài KCN trong mối tương quan hợp tác với các địa phương khác trong vùng. - Đánh giá thực trạng phát triển KCN của tỉnh thực tế và trung thực nhất. - Cơ sở, mục tiêu và giải pháp là nhằm giúp cho các KCN của tỉnh phát triển trong một thời kỳ nhất định đến năm 2020. * * * iv 1CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM. 1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN: 1.1.1. Khu công nghiệp: 1.1.1.1. Định nghĩa: Theo quy định hiện hành của Quy chế KCN được ban hành theo Nghị định số 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm l997 của Chính phủ đã định nghĩa: “ KCN là khu tập trung các DN KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”. 1.1.1.2. Đặc điểm: - KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không có dân cư sinh sống. - KCN được thành lập để thu hút các DN sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. - KCN được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - KCN có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động. - Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền cho thuê đất, phí điều hành KCN. - Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập DN. 1.1.2. Cụm công nghiệp: Cuối năm 2002, ở Việt Nam ngoài 75 KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhiều địa phương đã quy hoạch và phát triển nhiều 2KCN vừa và nhỏ hay còn gọi là CCN. Do Nhà nước chưa có quy định pháp lý cho phát triển mô hình này, nên việc phát triển các CCN ở các địa phương mang tính tự phát do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của riêng từng địa phương. Cho nên, về quy mô, hình thức phát triển CSHT, đầu mối quản lý, cơ chế tài chính, phương thức hỗ trợ phát triển,... cũng rất đa dạng. Vì vậy, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN, tùy theo các nhà nghiên cứu, tùy địa phương và tùy thời điểm. CCN có thể định nghĩa như sau: 1.1.2.1. Định nghĩa: CCN là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất do địa phương thành lập và quản lý, không bị điều chỉnh của qui định pháp luật như KCN nêu trên. Việc phát triển các CCN đều có chủ trương lãnh đạo của tỉnh và được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1.1.2.2. Đặc điểm: - Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương, không đủ năng lực tài chính thuê đất trong các KCN tập trung. - Ngành nghề thường gắn liền với vùng nguyên liệu, với ngành nghề truyền thống của từng địa phương. - CCN do UBND cấp tỉnh, thành phố quyết định thành lập. - Cơ chế quản lý: Đầu mối quản lý các CCN khá đa dạng do chưa có quy định chung của Chính phủ. Một số địa phương thì giao cho Ban Quản lý các KCN địa phương quản lý như Hà nội, Quảng Nam, Phú Yên. Nhiều tỉnh nếu CCN thuộc địa bàn huyện nào thì huyện đó quản lý như Đồng Tháp, Long An. Một số tỉnh giao cho Sở CN quản lý như Bến Tre. Cơ chế quản lý CCN không theo quy chế KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương. 1.1.3. Doanh nghiệp KCN, CCN: 3Là DN được thành lập và hoạt động trong KCN, CCN, bao gồm DN sản xuất và DN dịch vụ. 1.1.4. Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN: Là DN được thành lập có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Đối với DN kinh doanh hạ tầng CCN thì do UBND tỉnh, thành phố quyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ. 1.1.5. Ban quản lý KCN, CCN cấp tỉnh, thành phố: Là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Ban quản lý một KCN, hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và được sử dụng con dấu Quốc huy. 1.2. Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước: 1.2.1. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế: Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN, CCN là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước. Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ giúp cho đất nước thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy hoạch lại các mạng lưới DN CN, Chính phủ rất khuyến khích các DN trong nước đầu tư vào các KCN. Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sự nghiệp CNH- HĐH là vốn. Trong những năm qua, phát triển KCN đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống các chính sách đầu tư. Tác dụng huy động vốn của KCN được thể hiện ở hai mặt: Trước hết là KCN huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước, đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Trong những năm gần 4đây nguồn vốn này phát triển nhanh chóng, tính đến cuối năm 2008 tổng số vốn đầu tư của các DN trong nước hơn 200 ngàn tỷ đồng. Riêng các KCN ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trong nước khoảng 15.820 tỉ đồng. Thứ hai, KCN huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài: Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì việc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. KCN là biện pháp hữu hiệu nhằm huy động các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế từ khi xây dựng cho đến nay tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN tăng đáng kể khoảng 34 tỷ USD. Các KCN ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 1.029 triệu USD. 1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội: KCN thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối 2008 các KCN đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp và 2 triệu lao động gián tiếp, góp phần làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động trực tiếp. Các DN trong KCN vùng ĐBSCL đã giải quyết việc làm cho khoảng 60.000 lao động. Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao của các DN trong KCN, nó sẽ tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng được yêu cầu của các KCN và bản thân DN lúc đó cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có tay nghề cao cho mình. Ngoài ra, các DN trong KCN mà đặt biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã đào tạo được đội ngũ lao động tiên tiến, có tác động lan tỏa và nâng cao nền tảng trình độ lao động của đội ngũ lao động Việt Nam. 1.2.3. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất nước: 5Các KCN, CCN còn có tác dụng kích thích cạnh tranh, đổi mới và hoàn thiện môi trường kinh doanh. Các DN trong các KCN, CCN đóng vai trò kích thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, nhất là thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Các DN này cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ xã hội. 1.2.4. Góp phần đáng kể vào giá trị sản xuất CN vào kim ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước: Theo số liệu từ Vụ quản lý KCN và KCX thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2008 các DN trong KCN của cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất CN trên 20 tỷ USD (chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất của ngành CN cả nước). Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của các DN trong KCN và KCX đạt khoảng 16,3 tỷ USD (chiếm khoảng 23,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước). Trong đó xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD. Tổng doanh thu các DN trong KCN vùng ĐBSCL đạt trên 1,5 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 590 triệu USD. Ngoài ra hiệu quả hoạt động của các DN KCN đã đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách nhà nước. 1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_tinh_ben_tre_den_nam_2020_9513.pdf
Tài liệu liên quan