Một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang

Từ khi thành lập đến nay, Đông Á Bank Nha Trang luôn lấy quyền lợi khách hàng và phát triển bền vững làm phương châm hoạt động, lấy lợi nhuận làm thước đo trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Đông Á Bank Nha Trang luôn đi tiên phong trong đầu tư các dự án lớn trên địa bàn và lợi nhuận hàng năm chủ yếu là thu từ đầu tư tín dụng (65% trên tổng thu nhập) và một số dịch vụ khác. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là rất quan trọng, nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng, khi mà trên thực tế lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh Đông Á Bank Nha Trang. Quản trị rủi ro tốt sẽ mang lại sự an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phòng ngừa được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại Chi nhánh Đông Á Bank Nha Trang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp như: (1) Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; (2) Nâng cao chất lượng thẩm định; (3) Xây dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng khoa học (4) Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng; (5) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận, nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn: số liệu điều tra thực tế tháng 2 năm 2014) Đối với yếu tố xuất phát từ khách hàng vay vốn, thì yếu tố đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa đủ kinh nghiêm và trình độ quản lý là yếu tố phổ biến chiếm 90,91%. Bên cạnh đố, yếu tố chưa chủ động tìm hiểu thông tin thị trường (giá cả, đối thủ cạnh tranh) nên không đủ khả năng thích ứng kịp thời với sự biến động và sức ép cạnh tranh là yếu tố phổ biến chiếm tỷ trọng thấp hơn 81,82%, cụ thể trong giai đoạn này Ngân hàng đã cho Công ty TNHH Khai thác và Thương mại Trung Anh với số tiền gần 7 tỷ (Ngân hàng đã thu hồi được nợ) và Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng 23.4 với số tiền 2,5 tỷ (Ngân hàng chưa thu hồi được nợ); do chịu ảnh hưởng của thiên tai và lũ lụt, điển hình là vụ nuôi tôm ở Vạn Ninh (tổng số hộ nuôi tôm vay ngân hàng là 10 hộ, mỗi hộ vay xấp xỉ là 300 triệu, đến giai đoạn hiện nay, Ngân hàng đã xử lý được 30% thông qua con đường khởi kiện và thi hành án). 4. Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á chi nhánh Nha Trang Trong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Đồng thời, DongA Bank Nha Trang coi hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp khoảng 80% thu nhập của DongA Bank. Do đó, DongA Bank đặc biệt quan tâm tới việc quản lý rủi ro tín dụng. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, DongA Bank luôn thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, phân tán rủi ro trong cho vay, không cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, một lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 Để thực hiện mục tiêu trên, giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của DongA Bank Nha Trang trong những năm tới là: a. Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bộ phận này cần phải được hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại Ngân hàng Đông Á, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm soát, đồng thời hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm tra nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Cần có cơ chế đào tạo cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên nghiệp vì hiện nay có những cán bộ thực hiện kiểm tra mà chưa hề được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm làm tín dụng. Công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên hơn đối với các hoạt động tín dụng tại DongA Bank; các khoản vay có giá trị lớn cần phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ, góp phần hạn chế rủi ro. Ngoài ra, sau khi kết thúc năm tài chính, cần thuê một cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay. Một hệ thống kiểm soát nội bộ phải bao gồm 5 yếu tố cơ bản sau: Giám sát quản lý và văn hóa kiểm soát, Nhận biết, đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát và phân công nhiệm vụ, Thông tin và trao đổi thông tin, Các hoạt động theo dõi và khắc phục sai sót. b. Nâng cao chất lượng thẩm định Công tác thẩm định rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của Đông Á Bank Nha Trang. Vì thế cần nâng cao năng lực thẩm định bằng các biện pháp như bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan; đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác thẩm định; khai thác tốt hệ thống thông tin và cập nhật thường xuyên để không bị lạc hậu; có cơ chế động viên khen thưởng phù hợp. Việc thẩm định giá tài sản nên tiến hành thường xuyên, định kỳ. c. Xây dựng quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng khoa học Việc xây dựng một quy trình phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng khoa học sẽ giúp cho ngân hàng quản trị rủi ro, kiểm soát mức độ tín nhiệm của khách hàng và thiết lập các chính sách tín dụng, quản trị phù hợp nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ngân hàng thương mại, nhờ đó, có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào nhóm những khách hàng an toàn. Một quy trình tín dụng được thực hiện đầy đủ theo 5 bước sau: thu thập thông tin, phân loại theo ngành, quy mô, phân tích các chỉ tiêu và cho điểm, đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng, phê chuẩn và sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng d. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng Quản trị khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng giữ cách liên lạc với khách hàng, đồng thời thu thập ý kiến của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp. Việc thu thập thông tin khách hàng có thể được bổ sung bằng cách:Nói chuyện với khách hàng hiện tại, tổ chức hội nghị khách hàng, thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng, thu thập thông tin từ các nhân viên tín dụng - những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng, việc thu thập thông tin, và theo dõi diễn tiến công việc kinh doanh của khách hàng, sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro do việc kinh doanh không hiệu quả của khách hàng gây ra e. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận Ngân hàng Đông Á cần quan tâm đúng mức việc đào tạo, quy hoạch, phân công cán bộ hợp lý. Đặc biệt đào tạo chuyên sâu kiến thức về ngành, nghề mà họ quản lý cho vay. Bên cạnh đó họ cũng cần được bồi dưỡng kiến thức về pháp luật có liên quan. Bố trí và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tôn trọng quy trình, quy chế làm việc một cách hệ thống, tạo nên một bộ máy đoàn kết nhất có hiệu lực. IV. KẾT LUẬN Kết quả phân tích ở trên cho thấy, hiện nay và trong những năm tới, Chi nhánh DongA Bank Nha Trang cần mở rộng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng cho khách hàng, xác định lãi suất khoa học. Mặ t khác, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực thẩm định, phẩm chất của cán bộ tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh DongA Bank Nha Trang đã cho thấy việc giám sát vốn vay, xử lý nợ xấu là có tác dụng rất tích cực nhằm hạn chế tổn thất trong quá trình quản trị vốn, tăng lợi nhuận. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Để góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao nghiệp vụ quản lý. Đồng thời với thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro như đã nêu trên, Chi nhánh DongA Bank Nha Trang cũng cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhất là từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á . TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiế ng Việ t 1. Phan Thị Cúc, 2009. Quản trị ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh. 2. Hồ Diệu, 2000. Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 3. Đông Á Bank, báo cáo năm 2009, 2010, 2011, 2012. 4. Trần Thị Thúy Hà, 2011. Nghiên cứu về mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ , Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Trần Huy Hoàng, 2008. Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Chí Nghĩa, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. Luận văn Thạc sĩ , Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 8. Phan Diên Vỹ, 2013. Định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Ngân hàng Tiế ng Anh 9. Gup, Aviam, Beal, Lambert, and Kolari, 2007. Commercial Banking The Management of risk, willey 10. Các trang web: Dongabank.com.vn, Vietnamnet.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang.pdf