Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính tại cục dữ trữ nhà nước khu vực Bắc Thái

Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà

nước trong giai đoạn vừa qua đã có những mặt tích cực. Tuy nhiên, việc coi kế toán là một công cụ

quan trọng để cung cấp thông tin cho công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp vẫn chưa

phát huy tối đa. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn về thực trạng quản lý tài chính tại

Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái - một đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục dự trữ Nhà nước ở cả

các nội dung: (i) Lập dự toán thu, chi; (ii) Thực hiện dự toán; (iii) Quyết toán dự toán thu, chi; (iv)

Tổ chức công tác kế toán thu, chi. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải

pháp giúp Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái nói riêng và các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng

NSNN nói chung hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại đơn vị.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính tại cục dữ trữ nhà nước khu vực Bắc Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 31 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỮ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI Nguyễn Thị Nga*, Nguyễn Trọng Nghĩa, Hà Thị Thanh Nga Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã có những mặt tích cực. Tuy nhiên, việc coi kế toán là một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp vẫn chưa phát huy tối đa. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn về thực trạng quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái - một đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục dự trữ Nhà nước ở cả các nội dung: (i) Lập dự toán thu, chi; (ii) Thực hiện dự toán; (iii) Quyết toán dự toán thu, chi; (iv) Tổ chức công tác kế toán thu, chi. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái nói riêng và các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng NSNN nói chung hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Từ khoá: quản lý tài chính; đơn vị sự nghiệp; dự toán thu, chi; kế toán thu, chi ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý tài chính luôn giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị kinh tế nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái là đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao. Ngày 03/12/2007 Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 143/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP của Chính phủ, thông tư đã điều chỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách quản lý điều hành dự trữ quốc gia, đặc biệt là cơ chế tài chính. Đồng thời ngành dự trữ áp dụng hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) theo quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mặc dù đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính và chế độ kế toán theo đúng qui định của Bộ Tài chính, nhưng thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện vẫn có một số bất cập, cần nghiên cứu để hoàn thiện hơn. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI Dự trữ quốc gia là quá trình Nhà nước tổ chức có hệ thống việc hình thành Quỹ dự trữ, tích lũy tiền tệ và những hàng hóa có tính chất chiến lược, thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống dân cư, theo những cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch và tổ chức riêng, để sẵn sàng huy động sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ an ninh, quốc phòng; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, ổn định đời sống dân cư và thự hiện các nhiệm vụ khác của Nhà nước.[1] Danh mục hàng hóa dự trữ quốc gia Thóc Ô tô Nhà bạt Chì Gạo Máy thi công Áo phao Thép Đồng thỏi Máy phát điện Phao tròn Xe chữa cháy Nhôm thỏi Động cơ thủy Phao bè Xuồng cao tốc (Nguồn Cục Dự trữ NN KV Bắc Thái)* * Tel: 0987 355792, Email: nguyennga.tueba@gmail.com 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 32 Theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BTC, ngày 20-4-2004, của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Dự trữ quốc gia khu vực trực thuộc Cục Dự trữ quốc gia, thì tổ chức này có chức năng trực tiếp quản lý hàng hoá dự trữ quốc gia, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia trên địa bàn theo phân công của Cục trưởng Cục Dự trữ. Qua khảo sát thực tế cho thấy quy trình quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái được thực hiện theo sơ đồ dưới đây: Quy trình quản lý tài chính tại Cục dữ trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái (Nguồn Cục dự trữ NN KV Bắc Thái) Công tác lập và quyết toán thu, chi tài chính Lập dự toán thu chi Hàng năm Tổng cục dự trữ Nhà nước sẽ hướng dẫn Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo trên cơ sở tuân thủ Luật NSNN và các quy định, chế độ tài chính hiện hành cũng như các biểu mẫu về lập dự toán thu chi. Sau đó cục dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái lại cấp dự toán cho các đơn vị phụ thuộc đó là Tổng kho. Thông thường dự toán thu chi hàng năm do Phòng Tài chính Kế toán của Cục lập trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị, chỉ tiêu kế hoạch có thể thực hiện được, khả năng tài chính cho phép, khả năng tổ chức quản lý của đơn vị và kinh nghiệm thực hiện các năm trước. Như vậy Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái nói riêng cũng như các đơn vị sự nghiệp khác ở Việt Nam nói chung đều sử dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ Sau khi dự toán được lập xong, cục trình dự toán về cơ quan chủ quản để tổng hợp dự toán. Trên cơ sở dự toán tổng thể được Bộ Tài Chính phê duyệt, Tổng cục tiến hành phân bổ kinh phí cho Cục, Cục lại cấp dự toán cho đơn vị phụ thuộc đó là các Tổng kho dự trữ. Thực hiện dự toán Hàng năm, Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái được giao dự toán thu chi NSNN chủ động quản lý, chi tiêu đúng chế độ, chính sách nhằm đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Căn cứ để Các Tổng kho thực hiện dự toán là dự toán thu chi của các Tổng kho đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị và các chính sách, chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ do Cục tự xây dựng. Kết quả khảo sát cho thấy Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đã bám sát các chỉ tiêu trong dự toán thu chi để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong năm kế toán. Để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, Cục đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị. Mục đích chính của các quy chế chi tiêu nội bộ trong Cục được khảo sát là sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các qui định của Nhà nước, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, phí xuất hàng, sử dụng đúng Lập dự toán thu, chi Thực hiện dự toán Quyết toán thu, chi Quản lý bộ phận Dự toán năm trước Các yếu tố điều chỉnh tăng trong năm nay Dự toán năm nay Quản lý cấp trên 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 33 mục đích, đúng nguyên tắc, có tiết kiệm. Đơn vị đã chủ động, linh hoạt trong việc điều hành công tác mua, bán hàng dự trữ. Cụ thể trong các năm 2010 – 2012, Cục đã thực hiện được những công việc như sau: - Mua hàng dự trữ: Đạt 100% kế hoạch mua 8.760 tấn gạo và 3.640 tấn thóc, hoàn thành nhập kho xong. Hoàn thành nhập 1005 kế hoạch phao cứu sinh, nhà bạt[4] Về qui định giá mua: Trước khi mua hàng Giám đốc đơn vị tổ chức khảo sát giá thị trường, tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn giá của đơn vị, của Sở Tài chính địa phương và thông tin của các đơn vị giáp danh có nguồn hàng dự trữ quốc gia dể có văn bản về giá mua nhưng không được vượt quá giá trần của Cục quy định. Riêng đối với hàng lương thực Cục quyết định giá trần và gửi Dự trữ Quốc gia khu vực theo quy định “Mật”. Giám đốc đơn vị quyết định mức giá cụ thể, sát thị trường khi mua ở từng nơi và từng thời điểm phải tổ chức theo dõi bám sát giá cả thị trường để điều chỉnh giá mua hợp lý. - Xuất hàng: Đơn vị đã xuất bán đổi hàng thóc 3.910 tấn đạt 100% kế hoạch, xuất bán 5.850 tấn gạo, đạt 91% kế hoạch; xuất cứu trợ cho các địa phương 2.340 tấn gạo. [4] Cơ chế quản lý về giá xuất: Cũng giống như giá mua, nguyên tắc giá bán hàng dự trữ quốc gia phải sát với thị trường tại thời điểm trên địa bàn khu vực bán, để xây dựng phương án giá bán Cục Dự trữ Quốc gia xây dựng giá tối thiểu gửi Cục Quản lý giá thẩm định và trình Bộ Tài Chính quyết định. Còn đối với Dự trữ Quốc gia khu vực phải chủ động xác định thời điểm bán, xây dựng giá bán trên cơ sở xem xét giá thị trường tại địa phương, tình hình cung cầu hàng hoá, chất lượng hàng hoá, địa điểm bán sau đó báo cáo về Cục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị còn gặp một số khó khăn. Giá vật tư đầu vào tăng cao, khó tiếp cận vốn, lạm phát, lãi suất tín dụng tuy giảm nhưng vẫn cao, áp lực bất ổn định kinh tế vĩ mô đã tác động đến thị trường cung cầu, sức mua của người tiêu thụ, ảnh hưởng đến việc bán đổi hàng dự trữ quốc gia. Do đó, vốn mua hàng bị thiếu, vẫn còn gặp không ít khó khăn trong đảm bảo thực hiện kế hoạch mua hàng theo kịp tiến độ, mùa vụ. Quyết toán dự toán thu chi Để có thể tiến hành quyết toán, Cục phải phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu, chi phát sinh trên hệ thống sổ kế toán vào các báo cáo tài chính. Cuối quý, cuối năm, các Tổng kho tiến hành lập báo cáo quyết toán và gửi lên Cục tổng hợp báo cáo Cục dự trữ. Tình hình thu chi theo mục lục NSNN gửi cơ quan chủ quản và KBNN để kiểm tra tính chính xác, đúng đắn của các báo cáo. Hàng năm, các cơ quan chủ quản cử cán bộ xuống các Tổng kho duyệt quyết toán năm nhằm tăng cường kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế, đảm bảo việc hạch toán theo đúng chế độ kế toán và các quy định khác của Nhà nước. Tổ chức công tác kế toán thu, chi tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái Công tác kế toán tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái ngoài việc áp dụng theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì đơn vị còn phải tuân thủ chế độ kế toán đặc thù ngành dự trữ (Quyết định 45/2005/QĐ-BTC ngày 13/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán tại đơn vị ngoài các chứng từ theo Quyết định 19/2006/QĐ- BTC còn có một số chứng từ đặc thù của ngành như Phiếu kiểm tra chất lượng thóc (gạo) nhập kho (mẫu C56 (57)-H), biên bản tịnh kho khi xuất dốc kho (mẫu C58 – H), biên bản xác định hao, dôi lương thực (mẫu C59 – H), [2] - Tổ chức hệ thống sổ kế toán Tại đơn vị có một số sổ kế toán đặc thù nhập xuất của ngành như sổ cân hàng (mẫu S80- DT), sổ chi tiết vật tư hàng thừa, thiếu (mẫu S81-DT), sổ theo dõi phí nhập, xuất, bảo quản (S83-DT), [2] - Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo kế toán nhập xuất đặc thù của đơn vị bao gồm: Báo cáo tăng giảm nguồn vốn dự trữ vật tư hàng hoá (mẫu B15-DT), báo cáo 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 34 thiếu (thừa) vật tư hàng hoá dự trữ (mẫu B20 – DT), báo cáo phí nhập, phí xuất hàng dự trữ quốc gia (mẫu B31 – DT), báo cáo chi phí kê lót kho nhập gạo (mẫu B32 – DT). [2] Tóm lại, với hệ thống sổ sách, chứng từ mẫu biểu đã được hoàn thiện và ban hành đã phản ánh sự hoàn thiện của ngành. Hệ thống sổ sách mới này đã được sửa đổi theo hướng thuận tiện, dễ làm và quản lý chặt chẽ hơn giúp công tác quản lý và điều hành quỹ dự trữ có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, đơn vị cần phải bổ sung, xây dựng thêm hệ thống sổ sách, báo cáo, xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để công tác kế toán thu, chi nói riêng và công tác quản lý tài chính tại đơn vị nói chung được chính xác, rõ ràng hơn nữa. MỘT SỐ HẠN CHẾ CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI Trong những năm gần đây, công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái đã luôn được quan tâm và chú trọng. Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc qui trình quản lý tài chính do Cục dự trữ đặt ra từ khâu lập dự toán, thực chấp hành dự toán và quyết toán dự toán. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng công tác quản lý tài chính tại đơn vị vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Phương pháp lập dự toán của đơn vị dựa trên cơ sở quá khứ. Đây là phương pháp truyền thống, đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác không cao do chỉ dựa trên dự toán năm trước và các yếu tố điều chỉnh của năm nay. - Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái có tiến hành kiểm tra qui trình quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp dưới nhưng việc kiểm tra còn mang tính hình thức, nội dung kiểm tra sơ sài. - Tổ chức công tác kế toán thu, chi tại đơn vị - một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho công tác quản lý tài chính tại đơn vị vẫn còn một số hạn chế như: tài khoản kế toán chưa được mở chi tiết theo từng nội dung chi, thiếu chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán chưa đầy đủ để cung cấp tối đa các thông tin liên quan đến các khoản thu, chi tại đơn vị, MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BẮC THÁI Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái như sau: Xác định mô hình lập dự toán tại đơn vị cho phù hợp Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp có thể nghiên cứu và triển khai áp dụng thử nghiệm phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ cho một số hoạt động tự chủ của đơn vị. Tiến hành kiểm tra qui trình quản lý tài chính Tổng cục dự trữ Quốc gia phải tiến hành kiểm tra qui trình quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái ở cả ba nội dung: Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán dự toán. Cụ thể như sau: Kiểm tra việc lập dự toán: Xem xét việc lập dự toán của đơn vị có căn cứ vào nhu cầu thực tế không? Việc lập dự toán có căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn hiện hành của Tổng cục không? Việc lập dự toán của Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái (đơn vị dự toán cấp II) có tổng hợp từ các Chi cục (Chi cục Thái Nguyên, Chi cục Bắc Kạn, Chi cục Cao Bằng - đơn vị dự toán cấp III) không? Kiểm tra việc thực hiện dự toán: Kiểm tra việc phân bổ dự toán cho các chi cục cấp dưới, kiểm tra việc sử dụng kinh phí (có vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn qui định không? Có đúng chứng từ, hoá đơn hợp lệ không?) Kiểm tra việc quyết toán thu, chi: Kiểm tra việc chuyển nguồn kinh phí sang năm sau có đúng không? Việc quyết toán có đúng thời hạn không? Quyết toán có công khai không?... 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 35 Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ Nâng cao vai trò của kế toán đối với quản lý thu, chi Nội dung chính của hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán là trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình thu chi và cân đối ngân sách; tình hình tiếp nhận, huy động, sử dụng các nguồn tài chính và sự vận động của các tài sản sau một kỳ kế toán. Toàn bộ những thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo này được xây dựng trên cơ sở thông tin do kế toán cung cấp. Do đó hệ thống báo cáo có trung thực, hợp lý hay không phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị như thế nào để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc lập báo cáo. Hoàn thiện hạch toán ban đầu Đối với chứng từ quản lý các khoản công nợ bổ sung thêm biên bản xác nhận công nợ, bảng kê các hóa đơn chưa thanh toán. Bảng kê này cần được liệt kê chi tiết theo từng khách hàng, thời hạn nợ, số dư nợ, và có cột ghi chú để có thể điền các thông tin cần thiết. Đối với chứng từ quản lý các khoản chi cần bổ sung bảng kê chi tiền mua hàng hoá. Mẫu bảng kê này cần phải ghi đầy đủ các thông tin về tên từng loại sản phẩm, chất lượng, số lượng, đơn giá, thành tiền để tiện cho công tác kiểm tra đối chiếu và ghi sổ. Bên cạnh đó đơn vị khi xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ phải giảm bớt thủ tục xét duyệt, thủ tục luân chuyển chứng từ đến mức tối đa nhằm giảm bớt thời gian luân chuyển song vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ. Hoàn thiện vận dụng hệ thống tài khoản Xuất phát từ đặc thù của ngành dự trữ và trình độ quản lý việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán cần thực hiện các giải pháp sau: Nghiên cứu tổ chức hệ thống tài khoản chi tiết để đáp ứng yêu cầu quản trị và phù hợp với đặc điểm quản lý, đồng thời quy định các đơn vị thành viên phải xây dựng hệ thống tài khoản thống nhất trong toàn Cục. Cụ thể: Dựa theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài Chính: - Đối với nhóm tài khoản thu: Tài khoản 514- Các khoản thu về bán hàng dự trữ: Nên có 2 tiểu khoản Tài khoản 5141- Thu về bán hàng dự trữ Tài khoản 5148- Thu khác về bán hàng dự trữ - Đối với nhóm tài khoản loại chi phí: Tài khoản 653: Chi phí bảo quản: Tài khoản này đã có 2 tài khoản cấp 2 đó là 6531: “chi phí bảo quản hàng có định mức” và tài khoản 6532”chi phí bảo quản hàng ngoài định mức”. Nhưng khi xem mẫu biểu kế toán không thể biết được giá trị của từng mặt hàng dự trữ trong năm là bao nhiêu. Vì Quản lý bộ phận Các nguồn lực sử dụng cho hoạt động Tổng lợi ích gia tăng Đánh giá các phương án thay thế Dự toán năm nay Quản lý cấp trên 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 36 vậy nên thêm tiểu khoản ví dụ 65311 “bảo quản gạo có định mức”, 65312 “bảo quản thóc có định mức”. Như vậy, nếu Cục xây dựng hệ thống tài khoản tuân thủ chặt chẽ các quy định chung của Bộ Tài chính, đồng thời vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể của đơn vị thì sẽ hạch toán chính xác và tránh được những sai sót trong quá trình công tác kế toán thu, chi tại Cục. Hoàn thiện sổ kế toán Để phù hợp với việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết như đã trình bày ở trên cần thiết phải bổ sung các mẫu sổ chi tiết phản ảnh các khoản thu, các khoản chi trong đơn vị phục vụ quá trình lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị nội bộ khác. Cụ thể bổ sung một số sổ kế toán chi tiết như: Sổ chi tiết các khoản thu từ bán hàng dự trữ: Do các hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong các Cục dự trữ ngày càng đa dạng do đó cần thiết mở sổ chi tiết các khoản thu để theo dõi số tiền thu về do bán hàng và so sánh với giá hạch toán của hàng hoá. Sổ chi tiết các khoản chi do nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ tương ứng với các khoản thu từ hoạt động xuất bán hay cứu trợ, viện trợ hàng dự trữ trong Cục hoặc chi cục dự trữ, sổ chi tiết các khoản chi được mở để theo dõi chi phí thực tế phát sinh liên quan đến tổ chức từng loại hàng hoá dịch vụ cung ứng. Hoàn thiện báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị được sử dụng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình tăng, giảm nguồn vốn dự trữ và những biến động về tình hình tài chính của đơn vị Vì vậy, hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính trong Cục dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Nội dung hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau: Một là, các thông tin trên báo cáo tài chính phải trình bày được khái quát về nhiệm vụ của đơn vị, về các khoản thu do bán hàng dự trữ, các chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ, tình hình công nợ, nguồn vốn. Do đó theo tôi các báo cáo tài chính của Cục dự trữ phải bổ sung được các thông tin như: phải đánh giá được những nguyên nhân các biến động phát sinh trong đơn vị đồng thời nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên. Hai là, nghiên cứu xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp, cụ thể là các báo cáo: - Báo cáo các khoản thu bán hàng: Dùng để tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các khoản thu của đơn vị. - Báo cáo các khoản chi do nhập, xuất, bảo quản hàng hoá: dùng để tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các khoản chi của đơn vị. Báo cáo cần thể hiện các khoản chi trực tiếp và gián tiếp theo kế hoạch và thực tế của từng hoạt động. KẾT LUẬN Quản lý tài chính là khâu rất quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế nhà nước, nâng cao vai trò chủ đạo của các đơn vị sự nghiệp. Việc xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái là vô cùng cần thiết trong giai đoạn toàn thể các đơn vị sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính. Bài viết đã phản ánh khách quan những kết quả đạt được cũng như những vấn đề tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Với kết quả này, hy vọng Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái nói riêng và các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng NSNN nói chung có thể nâng cao công tác quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thông tư số 143/2007/TT-BTC ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính [2]. Quyết định 45/2005/QĐ-BTC ngày 13 tháng 07 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [3]. TS. Nguyễn Thị Minh Thọ - Ths. Đặng Thị Dịu (Chủ biên) (2010), Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ thuật [4]. Tổng kết công tác năm 2012 và triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái [5]. Việt Tuấn (2012), Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí thuế. 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 31 - 37 37 SUMMARY RECOMMENDATIONS FOR IMPROVING THE FINANCIAL MANAGEMENTAT THE STATE RESERVES BUREAU OF BAC THAI Nguyen Thi Nga*, Nguyen Trong Nghia, Ha Thi Thanh Nga College of Economics and Business Administration - TNU There have been positive outcomes in financial management at administrative entities in Vietnam. However, accounting has not been considered as the critical tool in providing information for financial management at administrative offices. This article presents the results of empirical research on the status of financial management at the State Reserve Bureau of Bac Thai – an administrative office which is under the control of General Department of State Reserves, in all four aspects: (i) forecasting revenues and expenditures; (ii) implementing; (iii) monitoring the plan; and (iv) organization of accounting of revenues and expenditures. In this study, based on the state of research, the authors propose recommendations for improving the financial management at the State Reserve Bureau of Bac Thai as well as at administrative entities in general. Keywords: financial management, administrative entities, revenues and expenditures, Ngày nhận bài:09/1/2013, ngày phản biện: 31/1/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013 * Tel: 0987 355792, Email: nguyennga.tueba@gmail.com 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_ta.pdf