Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước (NSNN), tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả, góp phần giải quyết an sinh xã hội cho người dân. Mục đích nghiên cứu là dựa trên thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN để phân tích những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa: (i) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách: thu thuế và ngoài thuế; (ii) hoàn thiện công tác quản lý chi: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU,
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG
TỈNH KHÁNH HÒA
SOLUTIONS TO FINISHING IN THE CONTROL OF BUDGET REVENUE
AND EXPENDITURE IN NHA TRANG CITY, KHANH HOA PROVINCE
Nguyễn Đình Anh Minh1, Phan Thị Dung2
Ngày nhận bài: 26/12/2012; Ngà y phản biện thông qua: 08/01/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước
(NSNN), tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả, góp phần giải quyết an sinh xã hội cho người
dân. Mục đích nghiên cứu là dựa trên thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN để phân tích những mặt đạt được, những
mặt hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa: (i) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách: thu thuế và ngoài thuế; (ii) hoàn thiện công tác quản
lý chi: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên.
Từ khóa: quản lý thu, chi, ngân sách
ABSTRACT
Revenue management, the state budget in order to encourage full and fair revenues to the state budget, creating
strong fi nancial resources, effective budget management, contributing to social securityopportunity for the people.
Purpose of the study is based on the status of the management of revenues and expenditures of the state budget to analyze
the gain, the drawbacks and propose some solutions in order to improve the management of revenues and expenditures of
the state budget in the city of Nha Trang, Khanh Hoa province: (i) improve the management of revenue: tax collection and
international tax; (ii) improve the management of expenditure: investment and development expenditures.
Keywords: management of revenues and expenditures, budget
1 Nguyễn Đình Anh Minh: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán tài chính - Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa những
năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được giữ
vững, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới. Qua gần 10
năm thực hiện Luật ngân sách, cân đối ngân sách
thành phố đang ngày càng vững chắc, nguồn thu
ngân sách ngày càng tăng, không những đảm bảo
được những yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản
lý nhà nước, sự nghiệp kinh tế, văn hóa - xã hội, an
ninh quốc phòng mà còn dành phần đáng kể cho
đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay
công tác quản lý thu, chi ngân sách của thành phố
vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý thu ngân
sách vẫn chưa bao quát các nguồn thu trên địa
bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân
sách chưa tương xứng với tiềm năng, tăng trưởng
chưa vững chắc; chính sách động viên nguồn thu
còn yếu, công tác quản lý thuế chưa được quan
tâm đúng mức dẫn đến công tác thu các loại thuế
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
còn một vài bất cập, chưa tạo sự công bằng và
bình đẳng về nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp
thuế, công tác tuyên truyền và phổ biến các luật
thuế chưa cụ thể nên vẫn còn hạn chế đến thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Hiệu
quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư
còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quản đầu
tư thấp, gây lãng phí; chi thường xuyên còn vượt
quá định mức, dự toán.
Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhằm
động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào
ngân sách Nhà nước, tạo nguồn lực tài chính
mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả,
chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố trong giai đoạn 2006 - 2010 mà Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 14 đề
ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi
ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa” có tính cấp thiết cả về lý luận và
thực tiễn hiện nay đang đặt ra.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thu, chi
NSNN tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản
lý thu, chi NSNN trên địa bàn thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa, số liệu thu thập trong thời gian 6
năm (2006 - 2011).
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu: Sử dụng dữ liệu thứ cấp
được thu thập thông qua các báo cáo của UBND
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phòng
Tài chính Kế hoạch và Chi cục Thuế thành phố
Nha Trang.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp so sánh, phân tích, tổng hợp dựa trên
phương pháp thu thập số liệu được lấy từ các
báo cáo quyết toán thường niên của UBND thành
phố Nha Trang, Phòng Tài chính Kế hoạch và
Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, nhằm phân
tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu,
chi NSNN của thành phố Nha Trang trong thời
gian qua.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng về công tác quản lý thu, chi ngân
sách nhà nước tại thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính,
chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa; là
trung tâm kinh tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo
dục và đào tạo của khu vực Nam Trung bộ. Tổng
diện tích đất tự nhiên của thành phố là 250,692km2,
trong đó: đất nông nghiệp 5.091ha, đất lâm nghiệp
16.389ha, đất nuôi trồng thủy sản 833ha; có
3.770,7ha diện tích đảo; chiều dài bờ biển: 43km.
Tổng dân số toàn thành phố Nha Trang tăng từ
367.647 người lên 440.014 người (2011), tăng
trưởng bình quân 3,98%.
1.1. Quy trình quản lý thu, chi NSNN
Cuối năm trước, trên cơ sở số dự toán giao và
định hướng của tỉnh, cơ quan Thuế và phòng Tài
chính Kế hoạch hướng dẫn các đơn vị trực thuộc
lập dự toán trình cơ quan tài chính cùng cấp xem
xét. Cơ quan tài chính cùng cấp trình UBND thành
phố phê duyệt và UBND thành phố ra quyết định
giao dự toán đầu năm. Đối với đơn vị hành chính sự
nghiệp: 31/1 năm sau - kết thúc năm tài chính, tiến
hành chỉnh lý và quyết toán. Báo cáo quyết toán gửi
về phòng Tài chính Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ
sở để duyệt quyết toán trong năm sau.
Đối với đơn vị xã phường, ngày 31/01 năm sau -
kết thúc năm tài chính, tiến hành chỉnh lý và quyết
toán. Báo cáo quyết toán sau khi được HĐND cùng
cấp phê duyệt thì tiến hành gửi về phòng Tài chính -
Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ sở để thẩm tra
quyết toán trong năm sau.
Công tác thanh tra, kiểm tra được cơ quan
thanh tra xây dựng kế hoạch hàng năm trình Chủ
tịch UBND thành phố xem xét phê duyệt làm cơ sở
thực hiện (chưa tính đến các đợt thanh tra đột xuất
khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện các
sai phạm).
1.2. Kết quả quản lý thu, chi NSNN
Công tác quản lý thu ngân sách tại thành phố
Nha Trang luôn hoàn thành vượt mức dự toán qua
các năm.
Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
thành phố Nha Trang giai đoạn 2007 - 2011 đã
đạt được những chỉ tiêu được trình bày thông qua
bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131
Bảng 1. Tổng hợp kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2007-2011
Chỉ tiêu
2007 2009 2011 Tăng
trưởng
bình quân
(%)
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
% so dự
toán
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
% so dự
toán
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
% so dự
toán
A. Thu cân đối NSNN 936.572 87,5 192,9 1.428.268 85,4 174,9 1.645.232 88,5 107 21,17
1. Thu kinh tế NQD 357.323 33,4 125,8 423.082 25,3 87,9 699.765 37,6 112,6 23,93
2. Lệ phí trước bạ 52.952 4,9 116 84.016 5,0 98,8 101.821 5,5 99,2 18,39
3. Thuế sử dụng đất 7 0 233,3 2 0 21 0 0 6,96
4. Thuế Nhà đất 10.103 0,9 112,3 14.827 0,9 78,7 29.484 1,6 139,7 27,04
5. Thuế thu nhập cá nhân 405 0 29.893 1,8 28,2 56.608 3,0 96,6 185,58
6. Thu phí và lệ phí 96.145 9,0 397,3 114.073 6,8 119,0 143.391 7,7 216,3 11,23
7. Thuế chuyển QSDĐ 26.593 2,5 133,6 1.485 0,1 0 0
8. Thu tiền sử dụng đất 250.562 23,4 541.715 32,4 232.574 12,5 41,5 16,00
9. Thu cho thuê mặt đất,
mặt nước 26.931 2,5 168,3 27.848 1,7 139,2 27.322 1,5 93,9 9,56
10. Thu bán nhà 9.746 0,9 243,7 0 0 7 0
11. Thu khác 13.372 1,2 108,7 20.151 1,2 213,0 230.182 12,4 826,5 62,99
12. Thu kết dư NS 92.433 8,6 131 171.176 10,2 124.057 6,7 44,35
B. Thu chuyển nguồn 77.941 7,3 104,2 118.571 7,1 122,4 89.416 4,8 21,03
C. Thu bổ sung 55.708 5,2 242,2 125.101 7,5 124.645 6,7 2,76
Tổng thu NSNN 1.070.221 100 183,4 1.671.940 100 180,6 1.859.293 100 121 19,18
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố Nha Trang từ năm 2007 đến 2011).
Công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Nha Trang cơ bản bám sát các định mức, dự toán được duyệt.
Kết quả chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2007 - 2011 được trình bày thông
qua bảng sau:
Bảng 2. Tổng hợp kết quả chi NSNN trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2007 - 2011
Chỉ tiêu
2007 2009 2011 Tăng
trưởng
bình
quân
(%)
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
% so dự
toán
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
% so dự
toán
Thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
% so dự
toán
Tổng chi NSĐP 409.155 100 141,5 663.721 100 165,3 805.117 100 144 48
A. Chi cân đối NSĐP 405.610 99,1 140,3 660.798 99,6 164,6 796.729 99,0 142,5 47,1
1. Chi đầu tư phát triển 89.319 21,8 88,8 199.824 30,1 192,2 160.855 20,0 100,9 45,0
2. Chi thường xuyên 201.815 49,3 110,4 348.643 52,5 117,2 456.825 56,7 114,3 42,9
3. Chi chuyển nguồn 95.721 23,4 72.323 10,9 131.316 16,3 64,7
4. Chi BS NS cấp dưới 18.755 4,6 323,6 40.008 6,0 47.733 5,9 42,8
B. Các khoản chi từ
nguồn thu được để lại
cho đơn vị quản lý qua
NSNN
3.545 0,9 2.923 0,4 8.388 1,0 128
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách TP Nha Trang từ năm 2007 đến 2011).
Bảng 2 chỉ ra rằng tổng chi ngân sách nhà nước tại thành phố Nha Trang năm 2007 tăng từ 409.155 triệu
đồng lên 805.117 triệu đồng (2011). Trong đó, chủ yếu là chi thường xuyên từ 201.815 triệu đồng (2007) lên
456.825 triệu đồng (2011).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Việc quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn
thành phố Nha Trang đã đạt được nhiều thành tựu
như: công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí đã chuyển
biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh
bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức
tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí ngày
càng được nâng lên; công tác ủy nhiệm thu được
triển khai thực hiện sớm, qua đó đã tạo điều kiện
cho UBND các xã, phường tăng cường khai thác
nguồn thu, bao quát nguồn thu, chống thất thu thuế
có hiệu quả hơn. Công tác quản lý chi ngân sách đã
tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu
tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư,
về quyết toán vốn đầu tư; cơ cấu chi ngân sách đã
từng bước đổi mới, chú trọng mục tiêu phục vụ các
chương trình KT-XH của thành phố như: chương
trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
chương trình phát triển thương mại du lịch, chương
trình phát triển kinh tế vùng đảo, chương trình phổ
cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông
Tuy đã đạt một số thành tựu nhưng việc quản
lý thu, chi ngân sách tại thành phố Nha Trang cũng
còn một số hạn chế: (1) Công tác kế hoạch hoá
nguồn thu chưa được coi trọng một cách đúng mức;
công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có
cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan
áp đặt, cảm tính; tốc độ áp dụng các thành tựu công
nghệ thông tin trong quản lý thuế còn chậm, trình độ
năng lực cán bộ làm công tác tin học chưa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ, do đó hiệu quả công tác tin học
chưa cao, còn tốn nhiều thời gian công sức, ảnh
hưởng đến công tác khác; tình trạng thất thu thuế,
sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại
còn phổ biến; sự phối hợp giữa các ban ngành với
ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn
chế; công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp
thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn tuy có một số
tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa
đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD
phát triển; phương pháp quản lý thu hiệu quả còn
thấp; công tác ủy nhiệm thu cũng bộc lộ một số hạn
chế. (2) Kế hoạch chi hàng năm của thành phố chưa
được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều
trường hợp chưa đảm bảo quy định, gây lãng phí
và hiệu quả đầu tư thấp; chất lượng các công tác tư
vấn chưa cao nhất là tư vấn lập dự án, lập thiết kế
dự toán dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn
giá, định mức kinh tế kỹ thuật kết quả là tính chính
xác về tổng mức đầu tư các công trình chưa cao,
bố trí vốn cũng không chính xác; tiến độ triển khai
các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong
năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp,
chuyển nợ nhiều, hậu quả là thành phố không hoàn
thành kế họach đầu tư trong một số năm; việc tính
toán xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tư
nhiều trường hợp chưa chính xác, chất lượng công
tác đấu thầu chưa cao; bộ máy quản lý chi đầu tư
còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý; công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa
thật sự chặt chẽ; công tác lập báo cáo quyết toán
vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn
thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy
định, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu
mẫu biểu theo quy định. Công tác thẩm định, phê
duyệt quyết toán của cơ quan tài chính và UBND
thành phố vẫn còn có trường hợp sai sót.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu
ngân sách
Một là, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế. Đề cao
nghĩa vụ, tính chủ động của các tổ chức và cá nhân
trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào
NSNN tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thông
qua việc thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp
thuế. Rà sóat, cải tiến, đánh giá bổ sung hoàn thiện
lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu
xây dựng thêm một số quy trình mới để phục vụ
cho việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế. Các
quy trình này phải đơn giản, đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của công tác quản lý thuế theo cơ chế tự
khai - tự nộp thuế, thực hiện nguyên tắc “một cửa”
trong việc giải quyết các công việc về thuế để giảm
chi phí cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế.
Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với
cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo môi trường
thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh,
tiết kiệm chi phí chung của xã hội.
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
về thuế, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về thuế. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa
phương và các ngành có liên quan, nhất là các cơ
quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các
hành vi vi phạm như gian lận, trốn lậu thuế. Trong
thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phương
án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối
tượng được kiểm tra, ảnh hưởng đến họat động sản
xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Tập trung thanh tra đối với các đối tượng thường
xuyên gian lận về thuế, có nhân thân và quá trình
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133
kinh doanh không tốt, họat động trong những lĩnh
vực có khả năng vi phạm cao, có địa chỉ kinh doanh
không rõ ràng hay thường xuyên thay đổi địa điểm
và ngành nghề kinh doanh. Xử lý kiên quyết đối với
các trường hợp trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế
kéo dài, bên cạnh đó cũng kịp thời tuyên dương,
khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức kinh tế
có số nộp thuế cao, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý
thuế thông qua tập huấn các luật thuế và định kỳ tổ
chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa cơ quan thuế
và người nộp thuế, đồng thời có webside của chi cục
thuế thành phố chuyên mục “giải quyết các vướng
mắc của người nộp thuế”. Chi cục thuế phải có kế
họach tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm
công tác ủy nhiệm thu về chính sách thuế, quy trình
nghiệp vụ về thu thuế, sử dụng biên lai ấn chỉ cũng
như tăng cường kiểm tra đối với cán bộ trực tiếp
làm công tác ủy nhiệm thu để kịp thời chấn chỉnh sai
sót; thường xuyên tổ chức sơ tổng kết để kịp thời
rút kinh nghiệm trong công tác ủy nhiệm thu để nâng
cao hiệu quả công tác ủy nhiệm thu.
Bốn là, nâng cao nhận thức của lãnh đạo địa
phương trong việc tổ chức các khoản thu ngoài
thuế. Phải kiện toàn lại bộ máy và cán bộ tổ chức
thực hiện công tác này. Khắc phục tình trạng hiện
nay cán bộ quản lý thu ngoài thuế thường xuyên
thay đổi dẫn đến bị động và hiệu quả quản lý thấp.
2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách
Một là, về công tác quản lý chi đầu tư phát triển
cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai
đoạn vừa qua, nhất là đánh giá các công trình thuộc
các chương trình KT-XH như: giao thông nông thôn
và nâng cấp hẻm nội thị, kiên cố hóa kênh mương,
kiên cố hóa trường học, lớp học Từ đó khắc phục
những tồn tại, loại bỏ những dự án, công trình xét
thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.. Tập
trung chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn
vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu:
lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết
kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công.
Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ
tục đầu tư, ban hành quy trình công tác của các cơ
quan chuyên môn của UBND thành phố như phòng
Tài chính Kế hoạch, phòng Quản lý Đô thị, Kho bạc
Nhà nước về công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ
thuật, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, công tác
đấu thầu, chỉ định thầu, công tác kiểm sóat thanh
toán, công tác quyết toán. Thường xuyên tiến hành
công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư
và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần
tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết
những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành
thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.
Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về công
tác giám sát, đánh giá đầu tư.
Hai là, về công tác quản lý chi thường xuyên
cần nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định
và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ
hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và
UBND thành phố. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong điều kiện phân cấp ngân sách, định mức phân
bổ ngân sách hiện còn chưa hợp lý thì vấn đề đặt
ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài
chính được phân cấp này. Cơ cấu lại các khoản chi
thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất
có thể. Thành phố cần phải tiến hành soát xét lại hệ
thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành.
Các đơn vị, các ngành trên địa bàn thuộc thành phố
quản lý không được tự ý đặt ra các chế độ định mức
chi tiêu cho riêng mình mà phải chấp hành và phục
tùng tuyệt đối theo chế độ định mức của Nhà nước
và của thành phố ban hành. Thay đổi phương thức
thực hiện, quản lý đối với một số khoản chi thường
xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi SNKT. Thực
hiện nghiêm quy định của Luật Phòng chống tham
nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và
các văn bản dưới Luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện
một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết
kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành
phố ban hành. Trước mắt thực hiện tiết giảm ngay
các khoản chi hành chính chưa cần thiết còn mang
tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ
niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên
hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếp khách, tham quan...
Triển khai việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định số 3/2006/NĐ-CP của Thủ
tướng Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc thành phố.
IV. KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách
thành phố Nha Trang sẽ giúp thành phố nâng cao
hiệu quả kiểm soát thu, chi theo chiều sâu, thu
được nhiều kết quả hơn và có thể giúp cho thành
phố tăng nguồn thu, tiết kiệm chi. Để khai thác
những điểm mạnh, cơ hội và những tác động tích
cực, khắc phục những điểm yếu, né tránh những
thách thức và tác động tiêu cực đòi hỏi có sự lên
kết chặt chẽ và bài bản hơn giữa các cơ quan quản
lý nhà nước của thành phố. Nghiên cứu đã làm
rõ và khắc hoạ những nét nổi bật thực tiễn quản
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
lý thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố Nha
Trang đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết
kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là
các cơ quan thuộc ngành tài chính phải đổi mới
toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong
công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn.
Thông qua thực hiện quản lý thu chi ngân sách trên
địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các
thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất,
góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản
xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng
suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý
thu chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế
mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn thành
phố có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất
kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân
sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách
để giúp cho thành phố thực hiện tốt chức năng
của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách
giữa người giàu và người nghèo. Nghiên cứu cũng
đã chỉ ra một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ
sở đề ra các giải pháp có tính thực thi trong thu
thuế, thu ngoài thuế; quản lý chi: chi đầu tư phát
triển, chi thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Thuế Tp. Nha Trang. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2009, 2011.
2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về quy định chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Phòng Tài chính Kế hoạch Tp. Nha Trang. Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố năm 2007, 2009, 2011.
5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật Ngân sách Nhà nước.
6. UBND Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác năm 2007, 2009, 2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nham_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thu_chi_ng.pdf