‘Quản lý tài chính y tế là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của đơn vị để phục vụ công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế ban đầu và tuyên truyền, huấn luyện’[2]. Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các nhận định về những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện: (i)Thực hiện khoán biên chế và khoán chi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện;(ii) Tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh phí cho hoạt động sự nghiệp; (iii) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các khẩu: lập, chấp hành, quyết toán chi, kiểm soát nội bộ và công khai tài chính
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m liền kề trước khi thực hiện khoán
sau khi đã loại trừ các yếu tố đột biến ảnh hưởng
tới số kinh phí sử dụng. Việc xác định mức kinh
phí khoán phải đảm bảo nguyên tắc không làm
tăng kinh phí ngân sách so với trước khi thực hiện
khoán chi.
Lợi ích việc khoán chi hành chính: Tạo động lực
khuyến khích Bệnh viện chủ động sắp xếp lại biên
chế, tổ chức và phân công lao động trong cơ quan
hợp lý, xoá bỏ tâm lý muốn tăng biên chế không
thật cần thiết, góp phần tinh giảm biên chế, nâng
cao hiệu quả và chất lượng công việc, đồng thời
giảm chi phí hành chính; kích thích và tăng cường ý
thức tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí;
tạo động lực thúc đẩy đấu tranh nội bộ trước hiện
tượng tham ô, lãng phí; nâng cao thu nhập cho cán
bộ, công chức, tạo điều kiện để mỗi cán bộ phát huy
được khả năng của mình, nâng cao hiệu quả công
tác của mỗi cán bộ công chức.
Quá trình thực hiện khoán chi sẽ là con đường
hiệu quả và thiết thực nhất để Bệnh viện tự xác định
và tìm ra số biên chế cần có của mình. Tuy nhiên,
khoán chi phải đi đôi với việc tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức
năng cũng như của cán bộ, công chức ở bệnh viện,
thực hiện tốt công khai hoá quá trình sử dụng kinh
phí. Đồng thời chuẩn bị các giải pháp xử lý một cách
đồng bộ những vấn đề có thể diễn ra trong quá trình
khoán chi. Tuy nhiên, khoán chi hành chính là một
vấn đề mới còn nhiều phức tạp cần giải quyết, vì
vậy cần có sự chuẩn bị chu đáo và có các bước đi
thích hợp.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
2.2. Tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh phí
cho hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa
Khánh Hòa
Để tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh
phí cho hoạt động sự nghiệp ở Bệnh viện Đa khoa
Khánh Hòa cần phải làm tốt các hoạt động sau:
Tiến hành rà soát chặt chẽ việc mua sắm tài sản,
kiên quyết hạn chế các khoản mua sắm tài sản
đắt tiền như ô tô con, những tài sản không thiết
yếu. Bên cạnh đó, cần tiêu chuẩn hóa phương tiện
và trang thiết bị làm việc, văn phòng phẩm, điện
thoại,... tránh sử dụng tùy tiện. Kiểm soát chặt chẽ
các đoàn đi công tác trong nước cũng như nước
ngoài có sử dụng kinh phí của Bệnh viện, tăng
cường quản lý chi hội nghị, hội thảo, kiên quyết
cắt giảm các cuộc hội nghị không cần thiết, hạn
chế việc mời thành phần đại biểu quá đông, không
đúng đối tượng, nhất thiết không bổ sung kinh phí
cho tổ chức hội nghị, không cho quyết toán đối với
các khoản chi hội nghị vượt mức dự toán được
duyệt. Thực hiện quản lý sử dụng kinh phí theo
đúng dự toán được duyệt, đề nghị sắp xếp công
việc trong phạm vị dự toán được giao, kiên quyết
không cấp bổ sung ngoài dự toán. Về các khoản
tiền thưởng phải thưởng đúng người đúng việc,
tránh theo tổ, nhóm mang tính chất chung chung,
đôi khi người làm nhiều cũng như người làm ít,
như vậy sẽ không khuyến kích được mọi người
trong công việc. Đối với nguồn kinh phí sử dụng
cho hoạt động nghiên cứu khoa học, thí nghiệm,...
thì ngân sách Nhà nước chi một phần, ngoài ra còn
có nguồn tài trợ của nước ngoài. Có như vậy Bệnh
viện mới tiếp nhận được khoa học kỹ thuật tiên tiến
của các nước để khám và chữa bệnh, đảm bảo cho
nguồn kinh phí của Bệnh viện được sử dụng một
cách có hiệu quả.
Để tăng cường quản lý chi sử dụng kinh phí
theo đúng dự toán, nội dung của Luật Ngân sách
quy định, khi giao kế hoạch cần chi tiết các khoản
chi theo mục lục ngân sách, cơ quan tài chính khi
cấp phát và duyệt, kiên quyết không cấp phát hoặc
quyết toán các khoản chi không đúng nội dung hay
vượt dự toán được duyệt.
2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các
khẩu từ lập, chấp hành và quyết toán chi đến kiểm
soát nội bộ và công khai tài chính
Về việc lập dự toán chi: Lập dự toán chi ở Bệnh
viện cần phải chi tiết hơn nữa các mục chi theo mục
lục ngân sách Nhà nước hiện hành, tránh tình trạng
bỏ sót hoặc bỏ qua một số mục chi làm ảnh hưởng
tới quá trình chấp hành, làm mất thời gian khi phải
điều chỉnh dự toán. Dự toán phải chính xác tình hình
biến động có thể xảy ra để có thể điều chỉnh kịp thời
và cần phải có cán bộ chuyên môn về việc lập dự
toán, đảm bảo thời gian cho công tác lập dự toán
tại Bệnh viện.
Tổng dự toán chi phải được bố trí một cách phù
hợp và đầy đủ, mức chi mỗi năm trước khi bước vào
năm ngân sách mới phải được ghi chép trên báo
cáo lệnh chuẩn chi một cách thống nhất trong cả ba
hệ thống: Bộ Y tế - Kho bạc Nhà nước - Bệnh viện
Đa khoa Khánh Hòa.
Chấp hành chi: Thực hiện quản lý sử dụng kinh
phí theo dự toán được duyệt, thực hiện biện pháp
tiết kiệm nhưng vẫn thỏa mãn được các nhu cầu cơ
bản của hoạt động và vẫn phải đảm bảo chấp hành
tốt các chính sách có liên quan. Cần kiên quyết từ
chối những khoản chi ngoài dự toán hoặc vượt tiêu
chuẩn định mức nhất là những khoản chi về mua
sắm, sửa chữa chưa thật sự cần thiết. Trong quá
trình sử dụng kinh phí phải đảm bảo sử dụng đúng,
sử dụng đủ, thủ tục nhanh gọn nhưng phải đảm bảo
các nguyên tắc về tài chính.
Công tác quyết toán kinh phí: Báo cáo quyết
toán hằng năm của Bệnh viện thường chậm so với
dự kiến mà nguyên nhân của nó là do hiện tại phần
mềm kế toán chưa được tốt dẫn tới việc trích số liệu
chậm, chưa có chế tài xử phạt đối với việc quyết
toán chậm. Để khắc phục điều này cần phải nâng
cấp phần mềm kế toán để phù hợp với việc quản
lý, phù hợp với sự phát triển của Bệnh viện, đề nghị
cấp chủ quản có những hình thức chế tài đối với
việc chậm báo cáo quyết toán.
Công tác kiểm soát nội bộ: Tăng cường kiểm
tra, giám sát các khâu lập dự toán, khâu thực hiện
và khâu quyết toán của bệnh viện; giám sát việc
mua sắm các loại trang thiết bị chuyên dùng có giá
trị cao để đảm bảo chất lượng và giá cả thích hợp
cho các thiết bị mua sắm, tránh tình trạng mua đi
bán lại thiết bị cũ, tân trang chất lượng kém, đơn
giá quá cao, gây lãng phí nguồn vốn của Bệnh viện,
đồng thời ảnh hưởng xấu đến công tác chuẩn đoán
điều trị bệnh.
Để đảm bảo được tính hiệu quả của việc quản
lý sử dụng kinh phí, Ban thanh tra của Bệnh viện
cần tăng cường kiểm tra công tác lập, chấp hành
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
và quyết toán ngân sách, đảm bảo thực hiện theo
đúng kế hoạch, cân đối tỷ trọng của từng nhóm mục
chi. Kiểm tra, thanh tra thường xuyên kết hợp với
kiểm tra đột xuất để đảm bảo tình hình kiểm tra là
trung thực và khách quan. Tăng cường quyền hạn
và trách nhiệm của Ban thanh tra, đồng thời phải có
những biện pháp xử lý thích hợp đối với trường hợp
sử dụng sai kinh phí.
IV. KẾT LUẬN
Cải thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh
viện Đa khoa Khánh Hòa sẽ giúp Bệnh viện kiểm
soát tốt công tác lập dự toán, thu, chi và có thể giúp
Bệnh viện đối mặt với cạnh tranh trong lĩnh vực y tế
ngày càng gay gắt và đảm bảo sự phát triển Bệnh
viện một cách bền vững. Để khai thác những kết
quả đạt được, hạn chế những tồn tại, nghiên cứu
đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công
tác quản lý tài chính vào Bệnh viện Đa khoa Khánh
Hòa: thực hiện khoán biên chế và khoán chi, tăng
cường công tác quản lý sử dụng kinh phí cho hoạt
động sự nghiệp, tăng cường kiểm tra, kiểm soát
ở tất cả các khẩu từ lập, chấp hành và quyết toán
chi đến kiểm soát nội bộ và công khai tài chính.
Trong đó giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát
ở tất cả các khâu từ lập, chấp hành và quyết toán
chi đến kiểm soát nội bộ và công khai tài chính có
ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi như cẩm nang
kiểm soát chi tiêu tài chính tại bệnh viện đa khoa
Khánh Hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác 2009, 2010, 2011.
2. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006, Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/
NĐ-CP, Hà Nội
3. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ - CP ngày 17/10/2005 , Qui định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
4. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993, Qui định tạm thời chế độ tiền lương mới của công
chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
5. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006, Quy định quyền
tự chủ, tự chiu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập,
Hà Nội.
6. Trương Việt Dũng, Nguyễn Duy Luật (2007), Tổ chức và Quản lý y tế, NXB Y học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nham_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_tai_chinh.pdf