Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được xem là một chương trình có
tính nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện bình đẳng xã hội trong giáo dục. Mục đích của bài
viết là xem xét, phân tích một số quan điểm của một số tác giả về chính sách tín dụng đối với
học sinh, sinh viên, những kết quả đã đạt được, mặt hạn chế để từ đó đưa ra giải pháp về thực
thi quá trình chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Các phương pháp được sử dụng
cho nghiên cứu là khảo cứu, phân tích về mặt định lượng và định tính việc thực thi chính
sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, nhằm làm cho việc thực thi chính sách tín dụng đối
với học sinh, sinh viên có hiệu quả hơn.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số giải phâp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền, do vậy cán bộ làm công tác tuyên
truyền cần có những kĩ năng, nghiệp vụ cần thiết. Cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng cần có kĩ
năng, sàng lọc, đánh giá năng lực tài chính của học sinh, sinh viên, làm cơ sở cho việc ngân hàng
xét hồ sơ pháp lí được thuận lợi, đúng đối tượng cần vay vốn. Ngoài ra, trong các trường có thể phát
huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trên cơ sở hướng dẫn, trang bị cho học sinh, sinh
viên có kĩ năng, nghiệp vụ tuyên truyền về thực thi chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên.
Ba là, công tác phân công, phối hợp thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
cần rõ ràng giữa từng bộ phận trong ngân hàng chính sách và phân công trong nhà trường. Lâu
nay đa phần học sinh, sinh viên, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho con em đi học tự tìm hiểu
thông tin, nên thông tin thu được có thể không chính xác hoặc cách hiểu không rõ ràng. Đặc biệt,
cần có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và ngân hàng chính sách để có sự phối
hợp đồng bộ, làm cho việc thực thi chính sách tín dụng được nhanh chóng, không chờ đến khi tập
hợp đủ lượng hồ sơ cần thiết các ngân hàng mới xem xét, phê duyệt. Một số ngân hàng chính sách
đã chủ động phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ
tiết kiệm và vay vốn trong việc giám sát, quản lí sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng
[10] song chưa nhiều. Ngay trong chính nhà trường cần có bộ phận thường trực để xây dựng kế
hoạch, kết nối với ngân hàng chính sách, bởi việc vay vốn đôi khi kéo dài thời gian nên hiện tượng
tín dụng đen đã xuất hiện và bủa vây sinh viên, thậm chí lợi dụng học sinh, sinh viên để hoạt động
tín dụng đen, khi vay vốn tín dụng đen, sinh viên có thể bị đe dọa tính mạng của bản thân và
người thân trong gia đình. Do đó, rất cần có sự phân công, phối hợp ngay trong Ngân hàng Chính
sách xã hội và trong các nhà trường để thực thi hoặc tham gia vào quá trình chính sách tín dụng
đối với học sinh, sinh viên.
Bốn là, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách. Đây là một trong những
nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng đó là cách tốt để thường xuyên nắm được hiệu quả sử dụng nguồn
vốn đã vay cho các hoạt động như đóng tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học
tập, chi phí ăn, ở, đi lại [2]. Mặt khác, việc này còn góp phần phát hiện ra những hạn chế trong
quá trình cũng như từng bước trong thực thi chính sách để có điều chỉnh cần thiết. Để thực thi
việc theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách có hiệu quả cần có phương pháp
thu thập, xử lí và phân tích thông tin, đặc biệt là kịp thời phát hiện ra các trường hợp sinh viên
liên quan đến tín dụng đen, những học sinh, sinh viên khó khăn khi vay vốn để kịp thời giúp đỡ.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên
139
Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực thi chính sách cần có sự phối hợp
với các bộ phận có liên quan để tiến hành có hiệu quả.
Năm là, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực thi chính sách. Cần có tiêu chí giám sát,
đánh giá từng bước cũng như trong quá trình thực hiện chính sách. Có thể có những tiêu chí đánh
giá khác nhau, có thể căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên trong diện chính sách được vay vốn
tại ngân hàng chính sách xã hội, tác động của tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn đến học tập và rèn luyện, tỉ lệ thu hồi nợ và tỉ lệ nợ quá hạn [7]. Để có căn cứ tổng kết, rút
kinh nghiệm cần chỉ rõ các công việc, nhiệm vụ trong quá trình thực thi chính sách, từ đó rút kinh
nghiệm về quá trình thực thi và đánh giá tổng hợp kết quả thực thi chính sách. Đó cũng là căn cứ
để kịp thời biểu dương các cá nhân, tổ chức có nhiều kết quả tích cực trong việc thực thi chính
sách tín dụng cho học sinh, sinh viên.
3. Kết luận
Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời về chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên
qua trong thời gian vừa qua, góp phần quan trọng thúc đẩy bình đẳng và an sinh xã hội, tạo thuận
lợi cho nhiều học sinh, sinh viên tiếp tục được học tập nghề nghiệp, song vẫn được xem là chương
trình tín dụng chính sách, chưa được định hướng trở thành tín dụng thương mại. Số lượng học
sinh, sinh viên được vay vốn ngày càng gia tăng, song khi tiến hành cho vay vốn không áp dụng
hình thức đánh giá năng lực tài chính của sinh viên nên khó xác định được nhu cầu thực sự, mục
đích sử dụng vốn đã vay. Mức cho vay và số tiền cho vay của chính sách chủ yếu tập trung vào
một số hoạt động thiết yếu. Quy trình, thủ tục vay vốn cũng qua nhiều vòng, nhiều khâu, gây lãng
phí về thời gian cho cả phía đi vay và người đi vay, nên quá trình triển khai thực hiện chính sách
có những hạn chế, mặc dù hạn chế đã được chỉ ra song chậm được khắc phục hoặc khắc phục
nhưng chưa hiệu quả, chủ yếu là do thiếu tính đồng bộ trong việc xây dựng chính sách, thực thi
chính sách và đánh giá chính sách.
Trong thời gian tới, giữa nhà trường và ngân hàng chính sách cần có sự quan tâm hơn đến
thực thi chính sách này. Ngay từ triển khai chương trình này cần phân tích kĩ quá trình chính sách,
từ hoạch định chính sách, thực thi chính sách và cần phân tích, đánh giá kĩ chính sách, từ đầu vào
và đầu ra cần theo một quá trình chính sách, làm cho những kết quả đã đạt được ngày càng tốt
hơn, những hạn chế, bất cập kịp thời được khắc phục. Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên trở
thành nguồn lực quan trọng để đầu tư cho sự phát triển con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 3 năm 1998 về việc
lập quỹ tín dụng đào tạo,” Hà Nội, 1998.
[2] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2007.
[3] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 1196/QĐ-TTg, ngày ngày 19 tháng 07 năm 2013 về
điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2013.
[4] Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 1656/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2019 về việc
điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên,” Hà Nội, 2019.
[5] Nguyễn Hoàng Long, “Đánh giá kết quả triển khai chính sách tín dụng học sinh, sinh viên,”
Tạp Chí điện tử Thanh Tra, 28 1 2019.
[6] Nguyễn Mai Hương, 2019. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam -
nghiên cứu trường hợp các trường đại học thành viên tại Đại học quốc gia Hà Nội. Luận án
tiến sĩ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Mai và Nguyễn Hải Thanh*
140
[7] Trần Thị Minh Trâm, 2016. Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội. Luận
án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[8] Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Bắc Giang, 2019. “Tăng mức cho vay ưu đãi đối với học sinh,
sinh viên,” 22 11 2019. [Online]. Available: https://stnmt.bacgiang.gov.vn/web/guest/chi-
tiet-chinh-sach-moi/-/asset_publisher/WkqgdP6YUqpv/content/tang-muc-cho-vay-uu-ai-
oi-voi-hoc-sinh-sinh-vien. [Accessed 17 2 2021].
[9] Đào Phương, 2020. “Hiệu quả chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên tại Hà Nam,”
20 2 2020. [Online]. Available: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/hieu-qua-chuong-
trinh-tin-dung-cho-hoc-sinh-sinh-vien-tai-ha-nam-450011/. [Accessed 18 2 2021].
[10] Khánh Phương, “Hiệu quả chương trình tín dụng học sinh, sinh viên,” 5 2 2020. [Online].
Available: https://baothanhhoa.vn/giao-duc/hieu-qua-chuong-trinh-tin-dung-hoc-sinh-sinh-
vien/113994.htm. [Accessed 18 2 2021].
[11] Minh Luân, 2020. “Hiệu quả từ Chương trình tín dụng học sinh - sinh viên,” 18 9 2020.
[Online]. Available:
tin-dung-hoc-sinh-sinh-vien-67035.html. [Accessed 18 2 2021].
[12] Hạnh Châu, 2019. “Gần 1.010 tỷ đồng cho gần 90.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn được vay vốn,” 15 11 2019. [Online]. Available:
/portal/Home/home/xem-chi-tiet/gan-1-010-ty-dong-cho-gan-90-000-luot-hoc-sinh-sinh-
vien-co-hoan-canh-kho-khan-duoc-vay-von. [Accessed 18 2 2021].
[13] Thông tấn xã Việt Nam, 2019. “Long An: Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp bước sinh viên
đến trường,” 30-9-2019. [Online]. Available: https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-
nuoc-1014/long-an-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-tiep-buoc-sinh-vien-den-truong-
4104270.html.
[14] Hương Loan, “Tín dụng đen bủa vây sinh viên,” 1 4 2019. [Online]. Available: https://cafef.
vn/tin-dung-den-bua-vay-sinh-vien-20190401085703554.chn. [Accessed 18 2 2021].
[15] Ngân hàng chính sách xã hội, 2014. “Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH từ ngày thành
lập tới nay,” Hà Nội.
[16] Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, 2019. “Chương trình tín dụng sinh viên và một số
vấn đề đặt ra,” Tạp chí Tài chính Online, 6 2 2019.
[17] Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, 2016. “ Báo cáo thường niên,” Hà Nội.
[18] Ngân hàng Chính sách xã hội, “Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02 tháng 10 năm
2007 thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG
NGÀY 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ,” Hà Nội, 2007.
ABSTRACT
Solutions to improve the efficiency of credit policy implementation for students
Nguyen Thi Thu Mai and Nguyen Hai Thanh*
Leadership of Institution and Public Policy, Ho Chi Minh National Academy of Politics,
The credit policy for students is considered an acutely humanistic program, contributes to
the realization of social equality in education. The purpose of the article is to review and analyze
some authors' views on credit policy towards students, the results achieved, and limitations to
give solutions about enforcing the credit policy process for students. The methods used for
research are the investigatory, quantitative, and qualitative analysis of the credit policy
enforcement against students to make them more effective.
Keywords: credit policy, student, process policy, credit policy enforcement.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_thuc_thi_chinh_sach_tin_d.pdf