Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy trực tuyến môn Tin học cơ sở khoa Công nghệ thông tin

Đào tạo trực tuyến là su thế tất yếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. Bên

cạnh phương pháp dạy học truyền thống thì dạy học trực tuyến là một trong nhiều phương pháp

dạy học tiên tiến và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh CoVid- 2 đang lan

rộng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng thì dạy dạy học trực tuyến chính là một

giải pháp phù hợp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội.

Bài báo nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến môn Tin học cơ sở tại

Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến hiện nay tại

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy trực tuyến môn Tin học cơ sở khoa Công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN MÔN TIN HỌC CƠ SỞ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Lê Thị Chung Trường Đại học Hà Nội Tóm tắt: Đào tạo trực tuyến là su thế tất yếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. Bên cạnh phương pháp dạy học truyền thống thì dạy học trực tuyến là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh CoVid- 2 đang lan rộng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng thì dạy dạy học trực tuyến chính là một giải pháp phù hợp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội. Bài báo nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến môn Tin học cơ sở tại Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến hiện nay tại Từ khóa: dạy học trực tuyến, E-learing, môn Tin học cơ sở, Khoa CNTT. I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN- E LEARNING 1. Khái niệm hoạt động dạy và học trực tuyến – E learning E - learning là một hình thức học ảo thông qua mạng Internet kết nối với các hoạt động đào tạo có lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử và một số phần mềm cần thiết cho phép học viên và người giảng dạy có thể trao đổi thông tin bài học với nhau và học viên có thể nhận yêu cầu cũng như các bài tập từ giảng viên. Ngoài ra, giảng viên còn có thể truyền tải âm thanh, hình ảnh và video minh họa nội dung qua các kết nối băng thông rộng hoặc kết nối mạng Lan, mạng Wifi, WiMax... [1]. 2. Đặc điểm của hoạt động dạy và học trực tuyến E – learning Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đang tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến như là một giải pháp thay thế và hỗ trợ cho phương thức dạy học truyền thống. Đặc điểm của phương thức dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống được thể hiện thông qua bảng dưới đây: HỌC TRỰC TUYẾN (E-LEARNING) HỌC TRUYỀN THỐNG a. Về thời gian  Tiết kiệm linh hoạt về thời gian  Bó buộc trong khoảng thời gian nhất định b. Về chi phí 19  Tiết kiệm chi phí, công sức  Tốn nhiều công sức và chi phí hơn c. Cách tiếp cận bài giảng  Dễ tiếp cận và thuận tiện  Tiếp cận phụ thuộc vào thời gian và khu vực địa lý. d. Về chất lượng, nội dung  Kiểm soát được quá trình học tập thông qua các công cụ đánh giá, đưa ra những biện pháp hỗ trợ để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học viên.  Có thể lưu trữ được các bài học, phục vụ cho việc ôn tập lại kiến thức của học viên  Cung cấp tài nguyên học tập phong phú cho học viên: bài giảng, bài tập, tài liệu học tập được biên soạn bài bản và hệ thống từ cơ bản đến nâng cao.  Chủ động tự lựa chọn cách học và tốc độ phù hợp đối với mình.  Cung cấp các kênh tương tác giữa học viên và giáo viên, giữa các bạn học viên với nhau.  Số lượng học sinh bị giới hạn, bị giới hạn bởi không gian và địa lý  Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra  Giáo viên giảng dạy một lần theo giáo án và công cụ lưu trữ duy nhất là vở ghi chép của sinh viên  Tài liệu học tập: tài liệu nội bộ của mỗi trường, sách giáo khoa và sách tham khảo  Chương trình và tốc độ học do giáo viên đưa ra chung cho tất cả sinh viên dựa yêu cầu của chương trình đào tạo.  Sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau còn hạn chế. II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN MÔN TIN HỌC CƠ SỞ TẠI KHOA CNTT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 1. Thực tế hoạt động dạy và học trực tuyến môn Tin học cơ sở tại Khoa CNTT. Do tình hình dịch bệnh Covid-2 diễn biến phức tạp và kéo dài tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, để đảm bảo tiến độ chương trình các môn học trong học kì 2 năm học 2019-2020, Trường Đại học Hà Nội đã triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến bắt đầu từ tháng 3 năm 2020. Trong đó, môn Tin học cơ sở thuộc Khoa CNTT cũng là một trong các môn học đang triển khai hoạt động dạy và học trực tuyến trong mùa dịch này. Trước đây, môn Tin học cơ sở được triển khai theo phương thức dạy và học truyền thống theo tiến trình sau đây:  Sinh viên sẽ được yêu cầu nghiên cứu trước lý thuyết (qua giáo trình, thư viện điện tử)  Trong lớp học, giảng viên sẽ tổng hợp lại lý thuyết 20  Thực hiện thao tác mẫu để hướng dẫn sinh viên  Giao bài tập để sinh viên rèn luyện thao tác.  Kiểm tra và nhận xét bài làm của sinh viên, hướng dẫn lại thao tác. Việc triển khai công tác dạy học trực tuyến môn Tin học cơ sở tại Khoa CNTT trường Đại học Hà Nội diễn ra khá thuận lợi, công tác giảng dạy và học trực tuyến được tiến hành ngay sau khi có chỉ thị và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ Giáo dục và đào tạo. Thuận lợi đầu tiên có thể thấy đó là Nhà trường đã có quyết định kịp thời sử dụng bộ công cụ tiện ích của Google bao gồm Google Meet, Google Classroom, Google Calendar... được mua bản quyền để triển khai hoạt động giảng dạy trực tuyến trong toàn Trường. Đây là bộ công cụ tiện ích, có nhiều ưu điểm, duy trì hiệu quả rất tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến so với các phần mềm khác. Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng phần mềm cho đội ngũ giảng viên trong Nhà trường. Nhờ đó, mọi hoạt động giảng dạy của các giảng viên môn Tin học cơ sở tại Khoa CNTT trường Đại học Hà Nội đang được tiến hành một cách thuận lợi. Thuận lợi thứ hai, đó chính là đội ngũ giảng viên bộ môn Tin học cơ sở chúng tôi đều là các giảng viên được đào tạo về công nghệ thông tin nên khi sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy thì các giảng viên này đều có ưu thế, sở trường để có thể phát huy tốt bài giảng, sử dụng hiệu quả phần mềm ứng dụng G-Suite trong giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, trong điều kiện dạy và học theo phương thức trực tuyến hiện nay, việc dạy và học môn Tin học cơ sở còn có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, trong giảng dạy trực tuyến thì khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế, chưa thật sự được hiệu quả như phương thức dạy và học truyền thống kể cả khi có sự truyền tải trên những đường truyền Internet tốc độ cao, ổn định. Tuy có sự hỗ trợ của một số ứng dụng phục vụ dạy học trực tuyến với tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên thông qua các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng trao đổi giữa sinh viên và giảng viên cũng không đầy đủ và linh động bằng việc trao đổi như phương thức đào tạo truyền thống. Trong quá trình tiếp cận với các bài tập của môn Tin học cơ sở, sinh viên rất lúng túng và thường hỏi, trao đổi rất nhiều với giảng viên, nhưng vì đường truyền Internet chất lượng không ổn định, kết hợp với nhiều điều kiện khác, dẫn đến việc trao đổi gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, thời gian cho hoạt động dạy và học trực tuyến môn Tin học cơ sở hiện nay phần nào không đáp ứng được mục tiêu định hướng kiến thức, rèn luyện thao tác thực hành như thời gian học trên lớp học truyền thống. Để đảm bảo được qui trình như một buổi học truyền thống thì cần phải có nhiều thời gian hơn cho một lớp học trực tuyến như hiện nay. 21 Thứ ba, mục tiêu đặt ra trong giờ học là phải đánh giá được kỹ năng của sinh viên, nhưng với buổi học trực tuyến hiện nay đối với các lớp ghép có số lượng đến 40 sinh viên thì việc kiểm tra hết được toàn bộ các sinh viên trong lớp là không thể. Đối với các lớp có sĩ số 25 sinh viên thì còn có thể kiểm tra, đánh giá hết được các sinh viên trong lớp trong giờ học trực tuyến. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy trực tuyến môn Tin học cơ sở tại Khoa CNTT. Việc dạy và học trực tuyến vẫn đang diễn ra và sẽ còn được thực hiện tiếp tục trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động đào tạo của Nhà trường và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy đã được Khoavà Nhà trường giao cho trong kế hoạch đầu năm. Trong công tác giảng dạy môn Tin học cơ sở tại Khoa CNTT, tôi đã tìm kiếm, áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu một phần nào những hạn chế của việc dạy và học trực tuyến đang ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy môn Tin học cơ sở. Sau một thời gian thực hiện, thấy hiệu quả hoạt động giảng dạy tăng lên rõ rệt, sinh viên hiểu và hoàn thành được bài tập tốt hơn, cụ thể như sau: 1. Sử dụng bài giảng điện tử, xây dựng các ví dụ minh họa gần gũi với thực tế nhằm thu hút sự chú ý của sinh viên và giúp sinh viên chủ động nắm vững kiến thức, khích lệ tính tự giác trong học tập. 2. Đổi mới và kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học nhằm mục đích tránh sự nhàm chán, đơn điệu trong tiết học. Nhờ đó tiết học sẽ sinh động, hấp dẫn, sinh viên sẽ hứng thú và có nhiều cơ hội tiếp thu bài học tốt hơn. 3. Đối với vấn đề hoạt động tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong thời gian học trực tuyến chưa được đáp ứng đủ với phần mềm trực tuyến, tôi đã sử dụng một số công cụ bổ sung để hỗ trợ cho vấn đề này. Với mỗi lớp tôi đảm nhiệm giảng dạy, tôi lập thêm một nhóm trên Zalo, trên nhóm đó 25/25 sinh viên có thể đưa ý kiến, hỏi những vấn đề đang vướng mắc, trao đổi vấn đề sinh viên quan tâm về môn Tin học cơ sở với giảng viên và tôi sẽ phản hồi, trả lời kịp thời các thông tin liên quan. 4. Đối với vấn đề thời gian của học trực tuyến không đủ, tôi đã sắp xếp thêm các buổi học trực tuyến vào các ngày chủ nhật, bổ sung thêm vào giờ học những nội dung sinh viên nắm chưa rõ, cần phải hướng dẫn, thao tác lại để hỗ trợ sinh viên trong quá trình làm bài rèn luyện thực hành tại nhà. 5. Triển khai hoạt động hỗ trợ dạy và học môn Tin học cơ sở bằng cách thực hiện quay các clip thao tác mẫu, gửi cho sinh viên làm tài liệu tham khảo. Sau giờ học trực tuyến, có những sinh viên nào còn chưa chắc chắn về kiến thức, định hình được thao tác kỹ năng thì có thể xem các clip hướng dẫn này để tập và rèn cho thành thạo. III. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phương thức đào tạo. Trong xu thế triển khai hoạt động giảng dạy trực tuyến hiện nay tại trường Đại học 22 Hà Nội, để đảm bảo được nhiệm vụ do khoa và nhà trường giao phó thì mỗi giảng viên cần không ngừng tìm kiếm những phương thức, vận dụng các công cụ hỗ trợ, khắc phục những hạn chế để cho hoạt động dạy và học ngày càng hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS Trần Bá Trình - Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội thảo “Học online mùa dịch”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giang_day_truc.pdf
Tài liệu liên quan