Trong phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo được coi là mấu chốt để
nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, nhìn nhận đúng vai trò, nâng cao chất lượng
đội ngũ và đổi mới cơ chế, chính sách nhà giáo luôn thu hút sự quan tâm không chỉ
đối với ngành giáo dục và đào tạo mà còn đối với toàn xã hội, bởi đây là loại hình lao
động đặc biệt góp phần “sáng tạo ra con người”, góp phần tái sản xuất sức lao động xã
hội, đào tạo và bồi dưỡng ra con người mới. Lao động sư phạm là quá trình tác động
qua lại giữa người dạy và người học, trong đó người dạy là người có trình độ, chuyên
môn, nghiệp vụ được xã hội giao nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Còn người học có nhiệm
vụ học tập, tiếp thu những giá trị văn hóa của xã hội loài người và rèn luyện hệ thống
kỹ năng kỹ xảo để sau này có thể ra đời sống và lao động nhằm thỏa mãn các tiêu chí
mà mục đích giáo dục đề ra. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức nào, với vai trò dẫn đắt
quá trình học hỏi, người giáo viên luôn là nguồn cung cấp giáo dục quan trọng nhất, là
linh hồn của giáo dục đóng vai trò định hướng về tri thức, nhân cách và phương pháp,
đồng thời là tấm gương đối với người học. Ở mỗi cấp học, hình thức học, người giáo
viên đều gặp những thách thức khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Có nhiều giáo
viên tình nguyện xa gia đình và người thân, làm giáo viên cắm bản, mang con chữ
đến những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ðối với tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non đến
đại học; dù là giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên, đều có các nhà giáo là
các tấm gương tận tụy với nghề, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ
mệnh “trồng người”.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số giải pháp để tạo động lực thúc đẩy, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học 49
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY, PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ
THÔNG MỚI
Thượng tá Trần Văn Bản, ThS. Hà Ngọc Phi(1) - Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Đại học Huế
CN Trịnh Thị Bích Hải(2) - Trường THPT Duy Tân, Kon Tum
1. Đặt vấn đề
Trong phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo được coi là mấu chốt để
nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, nhìn nhận đúng vai trò, nâng cao chất lượng
đội ngũ và đổi mới cơ chế, chính sách nhà giáo luôn thu hút sự quan tâm không chỉ
đối với ngành giáo dục và đào tạo mà còn đối với toàn xã hội, bởi đây là loại hình lao
động đặc biệt góp phần “sáng tạo ra con người”, góp phần tái sản xuất sức lao động xã
hội, đào tạo và bồi dưỡng ra con người mới. Lao động sư phạm là quá trình tác động
qua lại giữa người dạy và người học, trong đó người dạy là người có trình độ, chuyên
môn, nghiệp vụ được xã hội giao nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Còn người học có nhiệm
vụ học tập, tiếp thu những giá trị văn hóa của xã hội loài người và rèn luyện hệ thống
kỹ năng kỹ xảo để sau này có thể ra đời sống và lao động nhằm thỏa mãn các tiêu chí
mà mục đích giáo dục đề ra. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức nào, với vai trò dẫn đắt
quá trình học hỏi, người giáo viên luôn là nguồn cung cấp giáo dục quan trọng nhất, là
linh hồn của giáo dục đóng vai trò định hướng về tri thức, nhân cách và phương pháp,
đồng thời là tấm gương đối với người học. Ở mỗi cấp học, hình thức học, người giáo
viên đều gặp những thách thức khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Có nhiều giáo
viên tình nguyện xa gia đình và người thân, làm giáo viên cắm bản, mang con chữ
đến những vùng xa xôi, hẻo lánh. Ðối với tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non đến
đại học; dù là giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên, đều có các nhà giáo là
các tấm gương tận tụy với nghề, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ
mệnh “trồng người”.
Tuy nhiên thực trạng giáo dục ở nước ta còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng thừa,
thiếu giáo viên về mặt cơ học, thiếu giáo viên ngay trong chính nội bộ trường đang
thừa giáo viên. Áp lực dạy học ngày càng tăng, thu nhập của người giáo viên nhìn
chung chưa đảm bảo cuộc sống để họ gắn bó với nghề từ đó dẫn đến những hệ quả
không tốt đến mục tiêu chung mà giáo dục và đào tạo đã đặt ra.
2. Một số giải pháp
Thứ nhất, đổi mới phương thức tuyển sinh, chương trình, nội dung, phương pháp
dạy học và đánh giá trong các trường, khoa sư phạm theo yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục trách nhiệm nhà giáo và năng lực thực hành nghề nghiệp được coi trọng
hàng đầu. Cần có cơ chế tuyển sinh riêng cho các trường sư phạm, khoa sư phạm trên
cơ sở gắn kết với những chính sách cụ thể để thu hút, lựa chọn học sinh giỏi nhằm
tuyển chọn được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Phải có tiêu
chí, chỉ tiêu cụ thể của từng khoa sư phạm, từng trường sư phạm đảm bảo cung ứng
Kỷ yếu hội thảo khoa học50
nguồn giáo viên có chất lượng cao; đào tạo đi đôi với giải quyết việc làm. Thực tế
trong thời gian qua công tác đào tạo giáo viên chưa thực sự được chú trọng, buông
lỏng quản lý, hầu hết các trường đều được mở mã ngành sư phạm tuyển sinh từ trung
cấp đến đại học; chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, chế độ đãi ngộ và thu hút sinh
viên vào ngành sư phạm hầu như không có. Trong tuyển dụng không có sự ưu tiên đối
với những người học đúng chuyên ngành sư phạm và sự phân biệt bằng cấp chưa thực
sự rõ ràng giữa các hình thức đào tạo; phải ưu tiên thứ tự: bằng đại học, cao đẳng và
trung cấp sư phạm.
Thứ hai, đổi mới công tác tuyển dụng nhà giáo phù hợp từng cấp học, bậc học, sát
với thực tế vùng, miền, địa phương. Giao quyền tự chủ công tác tuyển dụng giáo viên
cho các trường dưới sự giám sát chặt chẽ của hội đồng tuyển dụng độc lập có uy tín,
lúc đó mới có được đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên. Ưu tiên tuyển dụng những
giáo viên người địa phương để giảm áp lực trong việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt, chi tiêu
và chăm sóc gia đình cũng góp phần vào việc cải thiện đời sống giúp người giáo viên
an tâm công tác, gắn bó với hoạt động nghề nghiệp. Ngoài ra nên bãi bỏ chế độ công
chức bởi rất nhiều người xem đây là một “chiếc rọ” an toàn, khi họ đã đạt được mục
tiêu vào biên chế nhà nước thì sự nỗ lực trong hoạt động nghề nghiệp thường giảm sút.
Phải tạo sự công bằng trong hoạt động nghề nghiệp đặc thù này như thế mới thu hút
được nhiều giáo viên có chuyên môn giỏi, phương pháp sư phạm hay, cạnh tranh bình
đẳng để họ khẳng định được vị trí của mình. Thực tế ở một số địa phương, nhiều giáo
viên chấp nhận ký hợp đồng từ 5 đến 10 năm hoặc nhiều hơn thế nữa để chờ cơ hợi
xét vào biên chế nhà nước nhưng vẫn không được nên ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý
bất an, luôn bị lo lắng việc chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào. Điều này làm cho họ
không thể an tâm, toàn tâm toàn ý vào sự nghiệp trồng người. Vấn đề này dã diễn ra
ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội, Đăk Lăk
Thứ ba, đảm bảo tốt chế độ lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi hợp lý bởi khi con
người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của bản thân như ăn, mặc, ở, đi lại... từ đó họ có
thể tái sản xuất sức lao động và có một phần tích lũy. Mặt khác, tiền lương không chỉ
thể hiện giá trị công việc mà nó còn thể hiện giá trị, địa vị của người lao động trong
gia đình, trong tổ chức và xã hội. Khi xây đựng quy chế trả lương cần đảm bảo tuân
thủ nguyên tắc đó là: Ðảm bảo tính hợp pháp, phải tuân thủ các quy định trong các
văn bản pháp luật. Nó phải phản ánh được chất luợng và kết quả lao động của người
lao động thì khi đó tiền lương mới kích thích được người lao động làm việc hết mình
cho tổ chức. Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động giản đơn có nghĩa là phải đảm
bảo mức chi tiêu tối thiểu của người lao động. Tiền lương được trả phải dựa vào trình
độ chuyên môn mà người lao động có được, còn sự cống hiến dành cho tổ chức đó thể
hiện ở số năm kinh nghiệm nghề nghiệp, số năm thâm niên làm việc tại tổ chức đó.
Nếu làm tốt hai điều này người lao động sẽ thấy được vị trí của mình, họ sẽ yên tâm
làm việc và cố gắng khả năng thăng tiến của bản thân. Song, đối với giáo viên, chế độ
tiền lương phụ thuộc vào quy định pháp luật của nhà nước, tuy đây là biện pháp quan
trọng, nhưng ở các cơ sở giáo dục lại không chủ động được vấn đề này, do vậy chính
Kỷ yếu hội thảo khoa học 51
sách tiền lương của nhà nước đối với giáo viên cần có sự thay đổi để tạo động lực cho
lao động nghề nghiệp của giáo viên.
Thứ tư, ngoài vấn đề nâng cao đời sống vật chất cũng cần quan tâm đến yếu tố tinh
thần cho đội ngũ giáo viên thông qua những hoạt động tham quan, giao lưu để làm
giàu thêm vốn sống, tri thức và kỹ năng làm việc. Thông qua các hoạt động dã ngoại
vui, khỏe, bổ ích sẽ giúp người giáo viên quên đi sự mệt mỏi, giảm áp lực trong công
việc, góp phần tăng cường sự gắn bó, say mê nghề nghiệp, thúc đẩy giáo viên làm việc
nhiệt tình, chủ động, sáng tạo và tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải
thiện chất lượng cuộc sống để mỗi ngày đến trường giúp người giáo viên có đầy năng
lượng, tinh thần, sinh khí làm việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ năm, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính để giáo viên tham gia
học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho việc thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bởi trong điều kiện hiện nay giáo dục và
đào tạo luôn là một yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi không chỉ người giáo viên mà đối
với người học cách thức tiếp cận mới, không gian tri thức mở để tìm ra những giá trị
thực tiễn cốt lõi và nó vượt ra ngoài khuôn khổ của môn học. Việc hỗ trợ tài chính và
khuyến khích giáo viên học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ là động lực
thúc đẩy đội ngũ giáo viên sáng tạo hơn, vững tin hơn trong truyền thụ kiến thức và
chia sẽ những kinh nghiệm quý báu cho người học.
Thứ sáu, cần giảm tải các nội dung, phong trào mang tính hình thức như các cuộc
thi giáo viên dạy giỏi; thi sáng tạo mô hình học cụ; các sáng kiến kinh nghiệm; luyện
thi học sinh giỏi; các danh hiệu thi đua; dự giờ; một số công việc lồng ghép như thanh
tra, kiểm tra, dạy chuyên đề; tập huấn...khiến giáo viên cảm thấy quá tải, mệt mỏi.
Tuy rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương không tổ chức các cuộc thi trên
mạng internet (Toán, tiếng Anh) đã góp phần nào giảm áp lực cho giáo viên nhưng
cần hạn chế hơn nữa những hoạt động thi đua mang tính hình thức, không cần thiết để
giảm áp lực cho giáo viên và tạo động lực tốt hơn cho họ trong dạy học.
Thứ bảy, tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm, mời các chuyên gia giáo dục các
nước tiên tiến về giảng dạy, trao đổi, học tập phương pháp giảng dạy tiên tiến phù
hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Những mô hình mới có hiệu quả cần phải nhân
rộng, phổ biến. Ngoài ra cũng cần mời giáo viên giỏi ở các trường giao lưu dạy các em
trường khác, đó là những sinh hoạt chuyên môn sư phạm rất hay và thực chất. Rồi cho
học sinh nhận xét giáo viên, đồng nghiệp nhận xét, hỗ trợ nhau qua nhiều hình thức
như góp ý trực tiếp hay qua hộp thư, qua đó tìm được tiếng nói chung giữa người dạy
và người học; những gì người học đang cần thì giáo viên truyền đạt và chia sẻ, người
dạy cũng tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng từ người học qua các buổi học như thế
này để tránh cách truyền đạt một chiều, tẻ nhạt không đem đến hiệu quả trong công
tác dạy học. Khi không khí lớp học sôi nổi, vui tươi, thảo luận tạo hiệu ứng rất tốt và
buổi học sẽ trở thành một buổi trao đổi, nói chuyện, chia sẽ khiến người dạy và người
học cảm thấy thích thú, học hỏi lẫn nhau. Người giáo viên sẽ có động lực để tiếp tục
Kỷ yếu hội thảo khoa học52
nhiên cứu, đổi mới cách thức tiếp cận kiến thức và đối tượng, giúp họ yêu nghề và gắn
bó hơn trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Thứ tám, tạo môi trường làm việc tích cực, hòa đồng, đánh giá năng lực giáo viên
một cách khách quan, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia xây dựng chiến lược phát
triển, được trao đổi, bàn bạc công khai các hoạt động của nhà trường; hoàn thiện cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sắp xếp bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, tạo môi
trường cảnh quan sư phạm thân thiện. Trong điều kiện nguồn chi ngân sách cho giáo
dục còn khó khăn, việc ưu đãi về lương thưởng còn hạn chế thì ít nhất người giáo viên
cần được cởi trói về áp lực công việc. Muốn thế thì mỗi gia đình, mỗi phụ huynh trước
hết phải giúp giáo viên yên tâm công tác với nghề bằng sợi dây kết nối của lòng tương
kính, thái độ hòa nhã và sự hợp tác thân thiện. Một môi trường sư phạm cởi mở, dân
chủ để mỗi người thầy có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang
gặp phải để tìm tiếng nói chung, tìm được sự sẻ chia áp lực từ tập thể, các cơ quan
đoàn thể và các cấp lãnh đạo. Mặt khác việc động viên khen thưởng cho giáo viên đạt
thành tích xuất sắc cũng phải kịp thời, thường xuyên chứ không phải tổng kết theo
từng năm học như hiện nay. Chẳng hạn việc bầu chọn gíao viên có thành tích xuất sắc
có thể tiến hành theo hàng tháng hoặc hàng quý. Trong quá trình bình chọn cũng cần
chú ý, công nhận và khen thưởng những giáo viên không nằm trong số giáo viên xuất
sắc nhưng họ luôn cố gắng làm tốt công việc, những người đã vượt khó và vượt lên
hoàn cảnh chính bản thân của họ. Ngoài ra sự quan tâm, khen ngợi của lãnh đạo kịp
thời cũng tạo động lực không nhỏ khiến người giáo viên cảm thấy tự hào, sự đóng góp
của họ đã được ghi nhận, từ đó khuyến khích họ làm việc tốt hơn, tạo mối quan hệ tốt
đẹp giữa người giáo viên và lãnh đạo nhà trường.
3. Kết luận
Tạo động lực lao động giúp cho người giáo viên có thể tự hoàn thiện mình. Khi có
động lực trong lao động, người giáo viên sẽ nỗ lực hơn để lao động học hỏi, vừa đúc
kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên
môn nghiệp vụ để tự hoàn thiện mình vừa tạo khí thế hăng say trong việc đóng góp
sức lực, trí tuệ, góp phần hình thành ra những ý tưởng mới, những sản phẩm hay cho
nhà trường. Khi kích thích bất cứ hoạt động nào của người giáo viên, các cán bộ quản
lý phải chú ý tới các yêu tố tâm lý như mục đích công việc, nhu cầu hứng thú, sở thích,
năng lực, sở trường, động cơ làm việc của mỗi cá nhân. Việc tạo động lực kích thích
lao động làm việc có tác dụng gắn kết giữa các cán bộ giáo viên với cơ quan, trường
học để giữ được cán bộ giáo viên giỏi. Điều này giúp tăng mức độ hài lòng, niềm tin,
sự gắn bó và tận tâm của các giáo viên trong trường học; Giảm thời gian chi phí tuyển
dụng và đào tạo giáo viên mới. Đó là nền tảng để tăng quy mô đào tạo nâng cao chất
lượng và cải thiện đời sống người, giáo viên.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 53
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về
“đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”
2. https://nhandan.com.vn/giaoduc/item/704002-html.
3.https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tao-dong-luc-de-giao-vien-hoan-thanh-tot-
nhiem-vu-3907463-html.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_de_tao_dong_luc_thuc_day_phat_trien_doi_ngu.pdf