Một số điều cần biết về môn học luật kinh doanh bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm là một môn học quan trọng thuộc chuyên ngành pháp

luật kinh tếmà sinh viên luật cần nắm vững. Môn học cung cấp các kiến thức pháp

luật cơbản vềhoạt động kinh doanh bảo hiểm, một lĩnh vực hẹp của chuyên

ngành luật tài chính ngân hàng.

Thông qua khóa học này, sinh viên sẽ đạt được các mục tiêu nhận thức sau đây:

- Hiểu được các khái niệm cơbản trong lĩnh vực pháp luật vềkinh doanh bảo hiểm

- Nhận diện được bản chất, đặc thù của các quan hệpháp luật trong lĩnh vực kinh

doanh bảo hiểm

- Nắm được nội dung cơbản của các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh trong

lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số điều cần biết về môn học luật kinh doanh bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÔN HỌC LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM Khoa Pháp luật kinh tế – ĐH Luật Hà Nội Sau đây là Đề cương vắn tắt, Chương trình thảo luận và các văn bản pháp luật cần thiết cho môn học. Tại mục Tài Liệu của trang điện tử này, các bạn có thể download một số tài liệu cần thiết về máy tính và sử dụng. Chúc các bạn học tốt môn học chuyên ngành này. __________________________________________________________________ ______________________________ ĐỀ CƯƠNG VẮN TẮTT 1. MỤC TIÊU Luật Kinh doanh bảo hiểm là một môn học quan trọng thuộc chuyên ngành pháp luật kinh tế mà sinh viên luật cần nắm vững. Môn học cung cấp các kiến thức pháp luật cơ bản về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, một lĩnh vực hẹp của chuyên ngành luật tài chính ngân hàng. Thông qua khóa học này, sinh viên sẽ đạt được các mục tiêu nhận thức sau đây: - Hiểu được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực pháp luật về kinh doanh bảo hiểm - Nhận diện được bản chất, đặc thù của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm - Nắm được nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. - Có được những kiến thức cơ bản về thực tiễn hoạt kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam và trên thế giới 2. YÊU CẦU Trong quá trình học tập, sinh viên cần thực hiện một số yêu cầu sau: - Nghiên cứu các tài liệu học tập theo yêu cầu của giảng viên - Lên lớp đầy đủ, tham gia tích cực vào các buổi giảng và thảo luận - Thực hiện các bài tiểu luận (nếu có) theo yêu cầu của giảng viên 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC Vấn đề 1: Lý luận cơ bản về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật kinh doanh bảo hiểm 1. Những vấn đề cơ bản về kinh doanh bảo hiểm 2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật về kinh doanh bảo hiểm Vấn đề 2: Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm 1. Doanh nghiệp bảo hiểm 2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 3. Đại lý bảo hiểm Vấn đề 3: Những vấn đề chung về hợp đồng bảo hiểm 1. Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo hiểm 2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm 3. Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm 4. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm và phương thức giải quyết Vấn đề 4: Pháp luật về bảo hiểm tài sản 1. Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm tài sản 2. Phân loại bảo hiểm tài sản 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản 4. Giải quyết bồi thường bảo hiểm tài sản Vấn đề 5: Pháp luật về bảo hiểm con người 1. Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm con người 2. Phân loại bảo hiểm con người 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm con người 4. Giải quyết bồi thường bảo hiểm con người Vấn đề 6: Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1. Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2. Phân loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4. Giải quyết bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4. LỊCH TRÌNH Môn học được bố trí 4 tiết/tuần và học trong 4 tuần với lịch trình sau đây: 5. HỌC LIỆU - Các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm - PGS, TS. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Cẩm nang Bảo hiểm phi nhân thọ, Hà Nội, 2007 - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ, Hà Nội, 2007 - Nguyễn Thị Thủy (2009), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học - Trần Vũ Hải (2005), “Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sỹ luật học - TS. Phạm Văn Tuyết (2007), Bảo hiểm và pháp luật kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội - Website Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: avi.org.vn - Diễn đàn Luật Tài chính: luattaichinh.wordpress.com 6. TƯ VẤN, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Giảng viên phụ trách sẽ tư vấn thông qua mục Tư Vấn trên trang điện tử: - Môn học được đánh giá 1 lần thông qua bài thi hết môn với hình thức thi viết, thời gian hoàn thành bài thi là 45 phút. __________________________________________________________________ __________________________________________ CHƯƠNG TRÌNH THẢO LUẬN BUỔI THẢO LUẬN 1 1. So sánh bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội. 2. Phân tích tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và ảnh hưởng của nó đến các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm 3. Làm rõ nội hàm các thuật ngữ: người được bảo hiểm, người thụ hưởng, giá trị hoàn lại, số tiền bảo hiểm, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm… 4. (Tình huống A) 5. (Tình huống B) BUỔI THẢO LUẬN 2 Báo cáo đề tài tiểu luận nhóm. Thời gian báo cáo không được ít hơn 3 phút và không quá 5 phút. ĐỀ TÀI BÁO CÁO NHÓM Mỗi nhóm lựa chọn 01 đề tài sau đây, và các nhóm trong một lớp không được trùng đề tài với nhau. 1. Hợp đồng bảo hiểm: Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Thực trạng và những thách thức phía trước để hội nhập, phát triển và đề xuất ngắn gọn các giải pháp về chính sách để giải quyết 3. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chính sách để hạn chế tranh chấp 4. Gian lận bảo hiểm: thực trạng, nguyên nhân và những đề xuất pháp lý để hạn chế tình trạng gian lận bảo hiểm 5. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư: bản chất, vai trò và giải pháp chính sách để phát triển các sản phẩm này 6. Đại lý bảo hiểm: quy chế pháp lý, thực tiễn và những đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về đại lý bảo hiểm 7. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm: quy chế pháp lý, thực tiễn và các đề xuất hoàn thiện pháp luật về vấn đề này Mẫu nội dung trình bày báo cáo nhóm (nếu giảng viên yêu cầu nộp) Trang bìa (Bao gồm Tên đề tài và Danh sách nhóm) Lý do lựa chọn đề tài, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện Phần nội dung Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bao_hiem_van_tat_3037.pdf
Tài liệu liên quan