Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục
đích của giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang
có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp thế giới đó chính là giáo dục STEM. STEM
là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh: Science (Khoa
học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học).
STEM là mô hình theo đuổi triết lí giáo dục tích hợp. Năng lực (NL) giải quyết vấn
đề (GQVĐ) là một trong những NL quan trọng, góp phần giúp con người móc nối
được các tri thức học tập vào xử lí các vấn đề trong cuộc sống, nên được hình
thành và phát triển ở lứa tuổi tiểu học cho học sinh. Với đặc điểm các nội dung
giáo dục STEM luôn gắn liền với thực tiễn, tập trung vào việc hình thành cho
người học nền tảng kiến thức rộng, liên lĩnh vực và đặc biệt chú trọng tới các NL
thực tiễn, phù hợp với việc hình thành và phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu
học, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục thời đại.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số đề xuất phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c STEM;
- Gắn nội dung, vấn đề giáo dục STEM với thực tiễn;
- Xây dựng thách thức, tình huống STEM dựa vào thực tiễn.
Biện pháp 2. Xây dựng kĩ thuật hướng dẫn và hỗ trợ học sinh sử dụng tư duy
tích hợp để giải quyết các thách thức STEM
Bản chất của GD STEM là GD tích hợp các lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ
thuật và Toán học để hình thành NL vận dụng tổng hợp bốn lĩnh vực trên giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học,
giáo viên cần hình thành tư duy tích hợp ở học sinh khi tham gia học tập trong các
bài học STEM. Để hình thành tư duy tích hợp ở học sinh để giải quyết các thách thức
STEM, trước hết khi dạy học nội dung học tập các môn học, giáo viên tạo cơ hội để
học sinh móc nối những hiểu biết của bản thân, liên hệ với các lĩnh vực gần để dần
hình thành các tư duy mang tính tích hợp. Sau đó, giáo viên cần yêu cầu học sinh
vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tích hợp để xử lí các thách thức STEM
trong các chủ đề học tập. Như vậy, để phù hợp với kĩ thuật này, giáo viên nên thiết
kế các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn để học sinh vận dụng tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng để giải quyết nhiệm vụ. Trong học tập STEM, học sinh phần lớn sẽ thực
hiện các nhiệm vụ học tập như khảo sát, điều tra thực tiễn và đưa ra các giải pháp
bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm để xử lí cho vấn đề bài học đặt ra. Với kĩ thuật
này, giáo viên có thể lựa chọn các lĩnh vực học tập trong chương trình lớp học của
học sinh có liên quan với nhau để thiết kế thành các chủ đề mang tính tích hợp, đặc
biệt là tích hợp của bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Giáo
viên có thể lựa chọn việc sau khi học xong nội dung học tập, học sinh được sáng tạo
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành364
một sản phẩm tùy thích, học sinh giới thiệu về sản phẩm: tên, đặc điểm, tính ứng
dụng và giáo viên hướng học sinh đến việc trả lời câu hỏi “Cần sử dụng những lĩnh
vực kiến thức nào để sáng tạo được ra sản phẩm đó?”
Biện pháp 3. Xây dựng môi trường học tập, giải quyết các thách thức STEM đa
dạng, gắn liền với thực tiễn
Để phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học, việc xây
dựng môi trường học tập và trải nghiệm để học sinh có cơ hội trải nghiệm và xử lí
các vấn đề trong thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức học tập STEM
của các nhà giáo dục. Vì vậy, với mỗi bài học STEM, để học sinh tiểu học thực hiện
và giải quyết được các thách thức, nhiệm vụ STEM, giáo viên cần xây dựng được
môi trường học tập STEM đa dạng và gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh.
Trong học tập STEM, việc tạo dựng môi trường học tập đa dạng để học sinh tương
tác với nhiều môi trường học tập, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng bốn lĩnh vực: Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ và Toán học vào
thực tiễn để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học. Để thực hiện được việc xây
dựng môi trường học tập STEM gắn liền với thực tiễn, giáo viên cần thực hiện một
số kĩ thuật sau:
- Xác định thử thách STEM trong thực tiễn;
- Xây dựng môi trường học tập thực tiễn để học sinh giải quyết thử thách STEM;
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, công nghệ trong môi trường STEM:
Với việc hình thành và phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh
tiểu học đồng thời GV cần xây dựng các nội dung các bài học STEM không chỉ dừng
lại ở môi trường HS hoạt động trong lớp học mà có thể mở rộng các môi trường học
tập mang tính trải nghiệm thực tiễn như: học tập ngoài thực địa, thiên nhiên, các
làng nghề,... để tăng cường sự trải nghiệm thực tế trong học tập STEM ở học sinh.
Việc tạo dựng các môi trường học tập đa dạng cần linh hoạt trong các bài học GD
STEM để phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học.
Biện pháp 4. Thiết kế kĩ thuật đánh giá các sản phẩm, kết quả của giáo dục
STEM trong thực tiễn
Sau mỗi một bài học STEM, để tham gia và thực hiện thử thách STEM đưa ra,
học sinh thường sáng tạo và chế tạo các sản phẩm học tập phù hợp với yêu cầu của
thử thách STEM và có giá trị trong cuộc sống thực tiễn của học sinh tiểu học. Bởi
thế, đánh giá là một trong những khâu quan trọng để khẳng định việc phát triển NL
GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu học. Việc đánh giá sự phát triển NL
GQVĐ ở học sinh tiểu học sau mỗi bài học STEM cần chú trọng vào tính thực tiễn,
Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 365
sáng tạo của các sản phẩm STEM. Vì vậy, để đánh giá các sản phẩm, kết quả của giáo
dục STEM nên được tiến hành theo các bước sau:
- Xác định thử thách STEM cho học sinh tiểu học;
- Xây dựng các tiêu chí cần đạt về sản phẩm STEM trong thực tiễn;
- Thực hiện đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí xây dựng;
- Kết luận về việc phát triển NL GQVĐ ở học sinh tiểu học.
5. Kết luận
Giáo dục STEM là một trong những nội dung giáo dục quan trọng và có nhiều
ý nghĩa với HSTH. Phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM là cần thiết trong việc
hình thành các NL cho học sinh tiểu học thông qua các nội dung giáo dục thực tiễn.
Thông qua giáo dục STEM ở học sinh tiểu học, giúp học sinh móc nối các tri thức
thuộc bốn lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học để xử lí các vấn đề
tồn tại trong thực tiễn đời sống, thông qua đó, hình thành và phát triển NL GQVĐ
cho học sinh tiểu học.
Từ một số vấn đề lí luận về NL GQVĐ và giáo dục STEM, bài báo đã đề xuất
một số biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ trong giáo dục STEM cho học sinh tiểu
học. Mỗi biện pháp đều có vị trí vai trò nhất định và có mối quan hệ mật thiết với
nhau, cùng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để phát triển NL GQVĐ cho học sinh, để học
sinh vận dụng NL GQVĐ trong thực tiễn đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn
chung, NXB Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà
Nội, tháng 3-2015.
3. Nguyễn Ngọc Bảo, (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong
quá trình dạy học.
4. Hoàng Hòa Bình, “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học
ĐHSP Hồ Chí Minh.
5. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB
ĐHQG Hà Nội.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành366
6. Đặng Thành Hưng (1994), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học
trên thế giới, Viện KHGD, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Kim, (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Lan Phương (2015), Đánh giá năng lực người học, Báo cáo khoa học
tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, tháng 01-2015.
9. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên (2005), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm
Từ điển học, NXB Đà Nẵng.
10. Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Hồng Thuận, Phạm Thanh Tâm,
(2011), Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng
lực người học, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: B2008-37-52 TĐ, Hà Nội.
11. Lê Từ Thành (1996), Tìm hiểu logic học, NXB Trẻ.
12. Đỗ Văn Tuấn, “Những điều cần biết về giáo dục STEM”, (trích báo Tin học và Nhà
trường số 182).
DEVELOP THE CAPACITY TO SOLVE PROLEMS IN STEM FOR ELEMENTARY
STUDENTS
Abstract: One of the modern education models to realize the purpose of education
in the context of the industrial revolution 4.0 is now spreading and the worldwide
influence is STEM education. STEM is an acronym for the initials of English words:
Science, Technology, Engineering and Mathematics. STEM is a model to pursue
an integrated educational philosophy. The capacity to solve problems is one of
the important competencies, contributing to helping people connect learning
knowledge to solve problems in life, so it is formed and developed at primary
age for students. Characteristics of educational content of STEM are always
associated with practice, focusing on the formation of learners with a broad and
interdisciplinary knowledge base and special attention to practical capacities, it’s
suitable for the forming and developing the capacity to solve problems for primary
students, while meeting the needs of the age education.
Key words: STEM education, Capacity, Develop capacity to solve problems.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_de_xuat_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_trong_g.pdf