Vùng cửa sông (Estuary) là một đơn vịcấu thành của biển, nằm trong dải ven bờ
(Coastal Zone) với khu hệsinh vật có nguồn gốc biển, đồng thời là bãi đẻ, nơi
dinh dưỡng của các loài sinh vật biển nên trởthành vùng có vai trò quan trọng
trong việc duy trì tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật biển và làm giàu cho
biển bằng tiềm năng nguồn lợi của mình.
Một sốdẫn liệu vềđộng vật thân mềm và giáp xác cỡlớn tại vùng cửa sông
Lam
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số dẫn liệu về động vật thân mềm và giáp xác cỡ lớn tại vùng cửa sông Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số dẫn liệu về động vật thân mềm và giáp xác cỡ lớn tại
vùng cửa sông Lam
Vùng cửa sông (Estuary) là một đơn vị cấu thành của biển, nằm trong dải ven bờ
(Coastal Zone) với khu hệ sinh vật có nguồn gốc biển, đồng thời là bãi đẻ, nơi
dinh dưỡng của các loài sinh vật biển… nên trở thành vùng có vai trò quan trọng
trong việc duy trì tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật biển và làm giàu cho
biển bằng tiềm năng nguồn lợi của mình.
Một số dẫn liệu về động vật thân mềm và giáp xác cỡ lớn tại vùng cửa sông
Lam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng cửa sông (Estuary) là một đơn vị cấu thành của biển, nằm trong dải ven
bờ (Coastal Zone) với khu hệ sinh vật có nguồn gốc biển, đồng thời là bãi đẻ, nơi
dinh dưỡng của các loài sinh vật biển… nên trở thành vùng có vai trò quan trọng
trong việc duy trì tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật biển và làm giàu cho
biển bằng tiềm năng nguồn lợi của mình.
Các vùng cửa sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông
Đồng Nai... đều đã có những nghiên cứu cơ bản khá đồng bộ làm cơ sở cho phát
triển du lịch, thủy sản, nông nghiệp... một cách hiệu quả. Sông Lam là một trong 6
con sông lớn nhất của hệ thống sông ngòi Việt Nam, từ lâu đã đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.
Vùng cửa sông Lam kéo dài trên 30km, uốn lượn bao quanh thành phố Vinh với
một hệ thảm thực vật ngập mặn lâu năm phong phú và nhiều ý nghĩa, gắn liền với
nghề nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven sông của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thân mềm và giáp xác là 2 nhóm động vật đa dạng và phong phú hàng đầu
trong các nhóm động vật thủy sinh. Nguồn lợi của chúng có ý nghĩa rất quan trọng
và mang lại giá trị kinh tế cao cho các cộng đồng sinh sống ven các cửa sông, đặc
biệt là những động vật giáp xác và thân mềm cỡ lớn. Tuy nhiên, vùng sinh thái cửa
sông Lam chưa được nghiên cứu nhiều nên có rất ít các dẫn liệu về nguồn lợi động
vật giáp xác và thân mềm. Do đó, dựa trên các kết quả điều tra thuộc đề tài cấp
tỉnh “Đánh giá khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản tại vùng cửa sông Lam,
Nghệ An” giai đoạn 2006-2008, bài viết trình bày một số dẫn liệu về nguồn lợi
động vật thân mềm và giáp xác cỡ lớn tại vùng cửa sông Lam, Nghệ An để các
nhà chuyên môn, các nhà quản lý và độc giả có quan tâm tham khảo.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu và phân tích mẫu
1.1. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu định tính
Phương pháp thu thập mẫu theo tài liệu của Nhiêu Khâm Chí, 1978. Thu thập
mẫu động vật đáy bằng Gàu Petecxen. Mẫu định tính được thu bằng cách kéo lưới
nhiều lần xung quanh điểm thu mẫu và thu trực tiếp tại các vùng ven bờ. Mẫu vật
sống được định hình và cố định bằng foraline 4-6%.
1.2. Phương pháp xác định danh tính khoa học
Định loại bằng phương pháp so sánh hình thái, tách các phần phụ trên kính soi
nổi (x 32 lần), đo đạc kích thước, vẽ mô tả và chụp ảnh hiển vi với độ phóng đại
40-400 lần. Xác định dạng tính bằng các tài liệu: Đặng Ngọc Thanh và cs, 1980;
Nguyễn Xuân Dục, 1998; Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001; Nguyễn Văn
Khôi, 2001; Nguyễn Chinh, 1996; Nguyễn Văn Chung, 2000; Chiang Siehchih,
Du Nanshan, 1979; Dussarrt B.H., Defaye D., 1995; Shen Chia-jui, Tai Ai-yun et
al, 1979; Shirota A., 1966; R. Huys et al, 1993; Redy R. Y., 1994.
1.3. Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học (ĐDSH) theo chỉ số Shannon -
Weiner
Chỉ số Shannon - Weiner được tính bằng cách lấy số lượng cá thể sinh vật của
một đơn vị phân loại chia cho tổng số các cá thể sinh vật trong mẫu, sau đó nhân
với logarit của tỷ số đó. Công thức để tính chỉ số này là:
H = - C log2 pi)
Trong thực hành được biến đổi dưới dạng:
H = C(log10N - ∑ nilog10ni)
Với H: Chỉ số đa dạng loài
s: Số lượng loài
Pi = ni/N: Tỷ lệ cá thể của loài so với số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu thu
i = Số lượng cá thể loài i
C: Thừa số chuyển đổi từ log10 sang log2
Từ kết quả tính toán, đưa ra nhận xét mức độ đa dạng theo các mức sau đây:
Nếu chỉ số đa dạng > 3: ĐDSH tốt và rất tốt
Nếu chỉ số đa dạng từ 1 - 3: ĐDSH khá
Nếu chỉ số đa dạng < 1: ĐDSH kém
2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê, phần mềm Ecxel để xử lý số liệu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nguồn lợi giáp xác
Động vật giáp xác bao gồm các loài tôm, cua, còng, cáy, ghẹ... Tôm biển có các
họ Penaeidae, họ tôm moi Sergestidae, họ Euphausiacae, họ tôm gõ mõ
Alphaeidae, họ tôm hùm Palinuridae và tôm nước ngọt có các họ Palaemonidae,
Atyidae. Hầu hết các loài trong họ tôm he xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung
nhiều vào 2 vụ chính. Các loài tôm càng nước ngọt chỉ phân bố sâu trong sông.
Cua chủ yếu là cua bùn (Scylla paramamosain), cua xanh (Scylla serrata), còng,
cáy...
Lớp Giáp xác (Crustaceae) đã tìm thấy 33 loài có kích thước lớn. Trong đó bộ
Decapoda có số lượng loài nhiều nhất là 31 loài, bộ Stomatoda có 1 loài, bộ
Amphipoda có 1 loài. Trong đó, những loài phổ biến và có giá trị kinh tế là: Cáy
(Sersama chiromantes); Cua nha (Eriocheir rectus Stimpson, 1858); Ghẹ ba chấm
(Portunus sanguinolentus); Tôm đất (Solenocera pectinata); Tôm bột
(Metapenaeus affinis); Tôm rảo đất (Metapenaeus ensis); Tôm sắt Bắc Bộ
(Parapenaeopsis amicus); Tôm sắt cứng (Parapenaeopsis hardveickii).
2. Nguồn lợi động vật thân mềm
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 36 loài động vật thân mềm trong vùng
cửa sông Lam, trong đó có một số loài có giá trị kinh tế.
Lớp vỏ hai mảnh (Bivalvia) đã tìm thấy 20 loài, trong đó bộ Arccida có 3 loài,
bộ Mitiloida có 2 loài, bộ Myoida có 1 loài, bộ Pterioida có 2 loài, bộ Veneroida
có 11 loài.
Lớp Chân bụng (Gastropoda) đã tìm thấy 16 loài, 16 giống của 9 họ thuộc 4 bộ.
Trong đó bộ Archaeogastropoda có 4 loài, bộ Mesogastropoda có 9 loài, bộ
Orthogastropoda có 2 loài, bộ Stenoglossa có 1 loài. Trong đó, những loài phổ
biến và có giá trị là: Ốc nhồi (Pila polita); Ốc xoắn (Melanoides tuberculatus); Sò
lông (Anadara subcrenata); Hàu cửa sông (Crassostrea rivullaris); Dắt (Corbicula
castanea); Hến sông (Corbicula fluminea); Don (Glaucomya chinensis); Ốc mỡ
(Dostia violacae); Melita vietnamica.
3. Đa dạng sinh học theo độ mặn của hai nhóm giáp xác và thân mềm
Kết quả xem xét sự phân bố các loài động vật giáp xác và thân mềm theo độ
mặn cho thấy: số loài nhiều nhất ở vùng nước lợ mặn (30/00-180/00) có 41 loài,
nước lợ (18- 0,50/00) có 36 loài, số loài ít nhất ở vùng nước ngọt (< 0,50/00) có 16
loài.
Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H) của động vật giáp xác và thân mềm cỡ
lớn ở các nồng độ muối như sau:
Chỉ số (H) tại các nồng độ muối dao động từ 0,80-1,75; ở nồng độ muối 30-
180/00 là 0,80; ở nồng độ muối 18-0,50/00 (sông) là 1,54, ở nồng độ muối 10-
80/00 (RNM) là 1,75; ở nồng độ muối <0,50/00 là 1,45. So với Nguyễn Huy
Chiến nghiên cứu ở các đầm nuôi tôm ven cửa sông Cả (1,29 - 2,28) thì chỉ số (H)
trên cửa sông Lam dao động cao hơn. Nếu xem xét trong cùng khoảng nồng độ
muối 18-0,50/00 thì chỉ số (H) ở cửa sông (1,75) cao hơn so với ở vùng nước ngọt
trên sông Lam (1,54).
IV. KẾT LUẬN
1. Nguồn lợi động vật thân mềm và giáp xác cỡ lớn tại vùng cửa sông Lam
phong phú vào bậc nhất trong các cửa sông vùng Bắc Trung Bộ. Tại vùng cửa
sông Lam đã xác định được:
- Nhóm giáp xác (Crustaceae): đã xác định 33 loài. Trong đó bộ Decapoda có
số lượng loài nhiều nhất là 31 loài, bộ Stomatoda có 1 loài, bộ Amphipoda có 1
loài, trong đó có 8 loài kinh tế.
- Nhóm thân mềm:
+ Lớp Vỏ hai mảnh (Bivalvia) đã tìm thấy 20 loài, trong đó bộ Arccida có 3
loài, bộ Mitiloida có 2 loài, bộ Myoida có 1 loài, bộ Pterioida có 2 loài, bộ
Veneroida có 11 loài.
+ Lớp Chân bụng (Gastropoda) đã tìm thấy 16 loài, 16 giống của 9 họ thuộc 4
bộ, trong đó bộ Archaeogastropoda có 4 loài, bộ Mesogastropoda có 9 loài, bộ
Orthogastropoda có 2 loài, bộ Stenoglossa có 1 loài. Lớp thân mềm có 11 loài kinh
tế.
2. Đa dạng sinh học của động vật thân mềm và giáp xác tại của sông Lam:
Đa dạng sinh học của động vật giáp xác và thân mềm cỡ lớn ở nồng độ muối
18-0,50/00 (sông và RNM), ở nồng độ muối <0,50/00 tại cửa sông Lam đạt mức
khá.
Đa dạng sinh học của động vật giáp xác và thân mềm cỡ lớn ở nồng độ muối
30-180/00 tại cửa sông Lam đạt mức kém./.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Huy Chiến (2002), Nghiên cứu thành phần động vật nổi và động vật
đáy ở một số đầm nuôi tôm Nghệ An, Hà Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, 27-29.
Nguyễn Văn Chung và cộng sự (2000), Động vật chí, Tập I, Tôm biển Việt
Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 254 trang.
Nguyễn Xuân Dục (1994), Nguồn lợi Động vật thân mềm. Chuyên khảo Biển
Việt Nam, Tập IV, Trung tâm Khoa học thực nghiệm và công nghệ quốc gia: 184-
222.
Vũ Trung Tạng (1994), Các hệ sinh thái cửa sông, Nxb Khoa học và kỹ thuật,
tr.9-14.
Đặng Ngọc Thanh (1980), Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc
Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
Phạm Đình Trọng (1996), Động vật đáy trong khu hệ rừng ngập mặn ven biển
phía Tây vịnh Bắc Bộ, Luận án tiến sỹ.
Chaitiamvong S. (1983), Shimps in Mangrove and A Djicent Area. Tst.Training
Coure Introduction to Mangrove Ecosystems, Thailand 2-30 March 1983, vol I.B.
Othman. B.H.R.A. Arshad (1992), The Macrobenthos Communities of Matang
Mangrove Chamnels in Shore Waters, Asian - Australian Marine, Prog, Living
Coastal Resources (Malaysia), 56-59.
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1992), Sách đỏ Việt Nam, Phần động
vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
Nguyễn Thức Tuấn, Lê Minh Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_nghiep_6__5635.pdf