Trong bài thơ Đường luật có nhiều phương diện cần nắm vững: niêm,vần, luật, nhịp, bố cục, đối. Lưu ý hai phương diện cơ bản: bố cục và đối
- Một số mô hình bố cục:
+2/2/2/2 : đề, thực, luận, kết. Trung Quốc gọi là các liên thơ với những nhiệm vụ cụ thể: Khai, Thừa, Chuyển, Hợp. Phù hợp với những bài thơ có tính chất nghị luận.
+4/4 (Thánh Thán): tiền giải và hậu giải: cảnh – tình. Phù hợp những bài tả cảnh ngụ tình.
+2/4/2 (Francois Cheng):liên 1& 4 trật tự thời gian chiếm ưu thế, liên 2 & 3 trật tự không gian chiếm ưu thế. Phù hợp với những bài có yếu tố họa.
13 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Một số đặc trưng nghệ thuật thơ đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG1. Một số công thức “mô hình hóa” thơ Đường luật: - Trong bài thơ Đường luật có nhiều phương diện cần nắm vững: niêm,vần, luật, nhịp, bố cục, đối. Lưu ý hai phương diện cơ bản: bố cục và đối - Một số mô hình bố cục: +2/2/2/2 : đề, thực, luận, kết. Trung Quốc gọi là các liên thơ với những nhiệm vụ cụ thể: Khai, Thừa, Chuyển, Hợp. Phù hợp với những bài thơ có tính chất nghị luận. +4/4 (Thánh Thán): tiền giải và hậu giải: cảnh – tình. Phù hợp những bài tả cảnh ngụ tình. +2/4/2 (Francois Cheng):liên 1& 4 trật tự thời gian chiếm ưu thế, liên 2 & 3 trật tự không gian chiếm ưu thế. Phù hợp với những bài có yếu tố họa. Hoàng Hạc lâuThôi Hiệu Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầuPhong Kiều dạ bạcTrương Kế Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền2. Nghệ thuật đối - Chữ TQ mỗi chữ là một âm tiết. Phần lớn các bài thơ cổ điển số âm tiết của mỗi dòng thơ trong bài đều bằng nhau (4, 6, 5, 7) => dễ tạo nên hình thức song hành: Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc Uống sương sa dưới gốc mộc lanMục đích của đối: tạo âm điệu nhịp nhànghoặc nhằm nhấn mạnh, đối lập ý tưởng hoặc hình ảnh nào đó. Cơ sở của đối có người còn giải thích từ nguyên lý âm dương: vừa ghép đôi vừa đối lập - Nguyên tắc đối trong luật thi : hai liên ở giữa phải đối nhau cả thanh và ý, gọi là đối ngẫu. Có tới 11 loại đối: + Định danh đối : thiên-địa, chính-tà +Dị loại đối: thiên-sơn, hoa-điểu,phong –thụ +Song nghĩ đối:mỗi câu có hai chữ giống nhau (1&3): Hạ thử hạ bất suy. Thu âm thu vị quy. +Liên miên đối : hai chữ giống nhau đi liền nhau: Khán sơn sơn dĩ tuấn. Vọng thủy thủy nhưng thanh. +Hồi văn đối: Chữ đầu câu sau giống chữ cuối câu trước : Tình thân do đắc ý. Đắc ý toại tình thân. - Tác dụng của đối+Hàm nghĩa thêm sâu xa và phong phú Bạc vân nham tế túc Cô nguyệt lãng trung phiên (Mây mỏng ngủ đêm nơi đá núi. Vầng trăng cô đơn vươn mình trên làn sóng cả) Tĩnh và động; túc, cô và nghệ thuật nhân hóa.+ Giúp cho việc hiểu bài thơ dễ dàng hơn. Bởi có những câu thơ đứng riêng lẻ thì ý nghĩa hết sức mù mờ. Đăng cao của Đỗ Phủ là một tuyệt tác về đối.Đăng caoPhong cấp thiên cao viên khiếu aiChử thanh sa bạch điểu phi hồiVô biên lạc mộc tiêu tiêu hạBất tận Trường Giang cổn cổn laiVạn lý bi thu thường tác kháchBách niên đa bệnh độc đăng đàiGian nan khổ hận phồn sương mấnLạo đảo tân đình trọc tửu bôi.3. Không gian và thời gian nghệ thuật - Mọi hoạt động của con người đều nằm trong trong không gian và thời gian. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ chính là biểu thị sự cảm nhận về thế giới của con người.Thời gian và không gian trong thơ Đường có những đặc trưng riêng, đồng thời làm nên nét độc đáo cho Đường thi.- Thời gian được cảm nhận qua các từ chỉ mùa, qua những hình ảnh chảy trôi, sự biến đổi của màu sắc, trong ánh trăng, ánh mặt trời - Một số phạm trù thời gian: +Thời gian sinh mệnh cá thể: rất quý giá bởi ngắn ngủi. Thơ Đường thường tập trung vào thời hiện tại, chỉ có hiện tại là có ý nghĩa, quá khứ và tương lai đều mịt mờ: Tiền bất kiến cố nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sảng nhiên nhi thế hạ. Yêu quý hiện tại nên thường cảm thấy hiện tại trôi nhanh (Lý Bạch); mong manh như mộng mị (Đỗ Phủ). Thời gian đời người là vô thường, so với thiên nhiên là bất biến (Thôi Hộ). +Thời gian vũ trụ - tự nhiên: đặc trưng bởi các phạm trù: vô hạn, vô cùng, vạn cổ, cổ kim Thời gian dằng dặc có thể nuốt chửng tất cả. Vì vậy khắc phục sự sợ hãi thời gian con người hòa nhập với thiên nhiên,nhập vào trạng thái vô ý thức như mây bay, nước chảy, hoa nở, lá rơi”Dục tri trừ lão bệnh. Duy hữu học vô sinh” (muốn trừ cái khổ của già và bệnh, chỉ có cách là học vô sinh- Vương Duy). Hoặc có thể quên bằng rượu (Lý Bạch). Trăm năm ba vạn sáu trăm ngày Ngày ngày phải uống ba trăm chén Không gian: khát khao hòa vào không gian, không gian bốn bề, không gian không chia cắt, luôn là một chỉnh thể + Không gian vũ trụ chiếm ưu thế. Thường xuất hiệnn môtip đăng cao: nhìn xa, đồng thời cảm thấy bất lực, cô đơn. Không gian vũ trụ thường được tính bắng khoảng cách lớn: đất trời, nhật nguyệt, vạn dặm, đông tâyngoài ra cũng có không gian vi mô “Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu”. Trong cái nhỏ bé cũng có sự vô cùng. Dù lớn hay bé thì thi nhân đều chiếm lĩnh=>vẻ ung dung tự tại cổ điển+ Các hình thức không gian khác cũng có xu hướng vũ trụ hóa. Không gian gia tộc, nhà cửa, quê hương bị không gian vũ trụ lấn át. Vũ trụ trở thành biểu trưng của tâm hồn. Nhìn trăng nhớ nhà: Tĩnh dạ tứ Nhìn khói sóng nhớ quê: Hoàng Hạc lâu Dùng không gian để diễn tả tâm trạng kẻ ở, người đi: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiangvanhoctrungquoc_nt_tho_duong_0585.ppt