Một số đặc điểm phân bổ khoáng vật sét ở đồng bằng Sông Cửu Long

Tiếp theo giai đoạn này cho đến ngày nay,lượng vật liệu khoáng từ phù sa sông

Mêkông lại tái lập dần trậttự và chiếm ưu thế, và vì lý do này mà lượng hyđromica đã

giatăng trong trầm tích ở vùnggầnbờ biển. Để làm rõ các giả thiết nàycần có những

nghiêncứu khu vực trên phạm vi rộng.

Từ những phân tích trên đây, ta nhận thấy rõ một vấn đề chung là quá trình phát triển

của ĐBSCL có tính không liên tục, trong đó mối tương quan giữa nguồn vật liệu chính

của sông Mêkôngvới các nguồnvật liệu khác làyếu tố quan trọng chi phối nhịp điệu

phát triển. Chính sự gia tăng đáng kể của smectit liên quan trực tiếp tới việc nguồn vật

liệu do sông cungcấp trực tiếp đã giảm sút.

Các diễn giải nêu trên dẫn dắt chúng tatới suynghĩ là sự thay đổi thành phần khoáng

vật sét trong trầm tích ở châu thổ có liên quan chặt chẽ với môi trườngcổ địa lý và theo

phân bố của đường đẳng thời (isochron).

pdf17 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số đặc điểm phân bổ khoáng vật sét ở đồng bằng Sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi lượng vật liệu xói mòn đổ vào sông ngòi [23]. Hình 14. Mô hình phát triển ĐBSCL trong Holocen giữa - muộn, nguồn [14]. 2) Sự gia tăng hàm lượng smectit cho thấy sự hòa nhập đã tăng lên rất đáng kể của vật liệu từ các nguồn khác (ngoài nguồn sông Mêkông) tương đối giàu smectit hơn, như từ lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai hay từ vùng thềm xa bờ. Tiếp theo giai đoạn này cho đến ngày nay, lượng vật liệu khoáng từ phù sa sông Mêkông lại tái lập dần trật tự và chiếm ưu thế, và vì lý do này mà lượng hyđromica đã gia tăng trong trầm tích ở vùng gần bờ biển. Để làm rõ các giả thiết này cần có những nghiên cứu khu vực trên phạm vi rộng. Từ những phân tích trên đây, ta nhận thấy rõ một vấn đề chung là quá trình phát triển của ĐBSCL có tính không liên tục, trong đó mối tương quan giữa nguồn vật liệu chính của sông Mêkông với các nguồn vật liệu khác là yếu tố quan trọng chi phối nhịp điệu phát triển. Chính sự gia tăng đáng kể của smectit liên quan trực tiếp tới việc nguồn vật liệu do sông cung cấp trực tiếp đã giảm sút. Các diễn giải nêu trên dẫn dắt chúng ta tới suy nghĩ là sự thay đổi thành phần khoáng vật sét trong trầm tích ở châu thổ có liên quan chặt chẽ với môi trường cổ địa lý và theo phân bố của đường đẳng thời (isochron). 5. Khoáng vật sét và nguồn gốc trầm tích ở bồn rìa Cần Giờ Trong trầm tích vùng Cần Giờ có kaolinit chiếm ưu thế vượt trội. Tuy nhiên, kết quả phân tích khoáng vật sét trong các tầng trầm tích khác nhau cho các biểu đồ gần đồng dạng và cho thấy nguồn cấp vật liệu khá ổn định trong thế Holocen [26]. Đáng lưu ý nhất là hàm lượng smectit chiếm tỷ lệ cao, khác biệt với trầm tích trẻ trong vùng cửa sông Mêkông và vùng ven biển bán đảo Cà Mau. Khi so sánh thành phần khoáng vật sét trong trầm tích cổ hơn thuộc Pleistocen muộn, ta thấy cũng có sự khác biệt có ý nghĩa. Trầm tích Pleistocen nằm ở dưới bờ biển Cần Giờ chứa hàm lượng smectit hơn 35 % (Hình 9d), trong khi đó trầm tích Pleistocen bị chôn vùi tại Đồng Tháp Mười (Hình 5) chỉ chứa smectit ở dạng vết. Các kết quả này cho thấy nguồn gốc vật liệu trầm tích ở vùng Cần Giờ khác biệt rõ với vật liệu trầm tích đồng thời ở ĐBSCL. Qua đó, có thể nói đây là hai cấu tạo trầm tích hoàn toàn độc lập đối với nhau, và việc xem vùng Cần Giờ như là bồn rìa ĐBSCL như theo [8] được thể hiện trong Hình 2 là chưa thỏa đáng. Việc mở rộng nghiên cứu chi tiết hơn về khoáng vật ở khu vực này có thể sẽ làm rõ hơn ranh giới giữa hai cấu tạo trầm tích. IV. KẾT LUẬN Kết quả phân tích khoáng vật sét mới thực hiện và kết quả tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu cho thấy: - Trong trầm tích Holocen ở ĐBSCL chứa các khoáng vật sét chính theo thứ tự ưu thế là hyđromica, kaolinit, smectit và chlorit. - Khoáng vật hyđromica có khuynh hướng tăng và chiếm ưu thế trong các trầm tích trẻ, tập trung ở rìa châu thổ. - Trong quá trình phát triển ĐBSCL, hàm lượng smectit tăng đáng kể trong các trầm tích Holocen giữa-muộn, liên quan trực tiếp tới việc nguồn vật liệu do sông cung cấp trực tiếp đã giảm sút trong thời kỳ này. - Hướng bắc - nam là hướng di chuyển chính của dòng vật liệu bùn cát ven bờ châu thổ. Tương quan hyđromica/smectit là chỉ thị đáng tin cậy của dòng vật liệu bắt nguồn từ sông Mêkông. - Vật liệu trầm tích vùng Cần Giờ có nguồn cung cấp chính từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Nguồn này có thành phần khá ổn định từ thời kỳ trước Holocen cho tới nay. Hay có thể nói khác đi là trầm tích ở vùng này đã hình thành và phát triển tương đối độc lập với ĐBSCL. Tuy nhiên, ranh giới chuyển tiếp giữa hai miền trầm tích khoáng vật sét này vẫn chưa được làm rõ. Việc tiếp tục nghiên cứu phân bố khoáng vật sét là cần thiết ở ĐBSCL để góp phần làm rõ quá trình trầm tích và phát triển của châu thổ rộng lớn này. Đồng thời, cần lưu ý công tác bảo quản, xử lý và phân tích mẫu khoáng vật sét trong lớp trầm môi trường khử, giàu pyrit hay vật liệu hữu cơ. Quá trình mẫu bị oxy hóa dễ gây biến chất có thể phá huỷ smectit. Lời cảm ơn: Tác giả cảm ơn TS. V. Sulkin (Viện Hải dương Vladivostok) đã thông tin về kết quả phân tích khoáng vật sét trong phù sa lơ lửng thu thập năm 1986, ThS. Đặng Hòa Vĩnh (Phân viện Địa lý) đã cung cấp kết quả phân tích khoáng vật sét trong mẫu phù sa thu thập tháng IX/2005, TS. Shinji Tsukawaki (ĐH. Kanazawa) về kết quả phân tích khoáng vật sét trong trầm tích đáy hồ Tônlê Sáp. VĂN LIỆU 1. Brinkman R., Nguyen Bao Ve, Tran Kim Tinh, Do Phuoc Hau and Van Mensvoot., 1993. Sulfidic materials in the Western Mekong Delta, Vietnam. Catena, 20 : 317-331. 2. Carbonnel J.P., 1972. Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie. ORSTOM. 3. Chamley H., 1989. Clay sedimentology. Springer-Verlag. 4. Chen Pei-Yuan, 1978. Minerals in bottom sediments of the South China Sea. Geol. Soc. Amer. Bull., 89 : 211-222. 5. Chorover J., Sposito G., Dissolution behavior of kaolinitic tropical soils. Geochimica et Cosmochimica Acta, 5/15 : 3109-3121. 6. Chương trình hợp tác về tương tác biển và lục địa, 2006. Báo cáo Nghiên cứu về rừng ngập mặn Cần Giờ. Lưu trữ Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 7. Douglas L. A., Fiessinger F., 1971. Degradation of clay minerals by H2O2 treatments to oxidize organic matter. Clay and Clay Minerals, 19 : 67-68. 8. Galiano S. M., McIntire W. G., 1968. Reports on the Mekong River Delta. Techn. rep. No. 57. Louisiana State University. 9. Hotzapffel T., 1985. Les minéraux argileux. Préparation, analyse diffractometrique et détermination. Soc. Géol. Nord. Publ. 12: 136 p. 10. Hồ Chín (Chủ biên), 1986. Báo cáo thuyết minh Bản đồ địa chất trầm tích kỷ Thứ tư. Chương trình “Điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười”. Lưu trữ Viện KH&CNVN, Hà Nội. 11. Jagodzinski R., 2005. Petrography and geochemistry of surface sediments from Sunda and Vietnamese shelves (South China Sea). Uniwersytet im. Adama Mickiewicza w Poznaniu. Seria Geologia, 16. Wydawnictwo naukowe, Poznan. 12. Józefaciuk G., Sokolowska Z., Sokolowski S., Alekseev A., Alekseeva T., 1995. Changes of mineralogical and surface properties of water dispersible clay after acid treatment of soil. Clay Minerals, 30 : 149-155. 13. Latouche C., Maillet N., 1990. Clay mineralogical evolution of NE Atlantic Cenozoic sediments. Paleohydrologic and Paleoclimatic significance. Sci. Géol., Bull, 43 : 175 - 184. 14. Le Xuan Thuyen, 1996. La partie sud du delta du Mékong: sédimentation actuelle et évolution récente. Thèse, Univ. Bordeaux I. 15. Le Xuan Thuyen et Delaune M, 1998. Degradation des smectites en milieu acide, les sols sulfaté acides des zones marecageuses du delta du Mékong. Réunion specialisée, Argiles: sédimentologie, diagenèse, environnement. Université de Lille. 16. Miall A. D., 1984. Principes of sedimentary basin analysis. Springer-Verlag. 17. Nguyen Huu Chiem, 1993. Geo-pedological study of the Mekong delta. Southern Asian studies, 31/2. 18. Nguyễn Ngọc Hoa (Chủ biên), 1990. Bản đồ địa chất loạt tờ đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 1/200.000 và thuyết minh kèm theo. Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội. 19. Phạm Hùng, Bùi Văn Thay, 1985. Những tài liệu mới về vùng sét tây nam sông Hậu. TTBC hội nghị KHKT Địa chất lần thứ 2, 4 : 62-69. Tổng cục Địa chất, Hà Nội. 20. Post J. L., Sloane R. L., 1971. The nature of clay soil from the Mekong delta, An Giang province, South Vietnam. Clay and Clay Minerals, 19 : 21-29. 21. Stanley D. J., 1996. Nile delta: Extreme case of sediment entrapment on a delta plain and consequent coastal land loss. Marine Geology, 129 : 189-195. 22. Ta T.K.O., Nguyen V.L., Tateishi M., Kobayashi I., Tanabe S., Saito Y., 2002. Holocene delta evolution and sediment discharge of the Mekong river, Southern Vietnam. Quaternary Sc. Rev., 21 : 1807-1819. 23. Thomas M. F., Thorp M. B., 1995. Geomorphic response to rapid climatic and hydrologic change during the late Pleistocene and early Holocen in the humid and sub- humid tropics. Quat. Sci. Rev. 14 : 193-207. 24. Tsukawaki Shinji, Sieng Sotham, Im Sim, Hiroshi Takebayashi, Akihito Ooji, Ben Bunnarin and Touch Sambath, 2005. Lithological features of cored sediments from the southern part of lake Tonle Sap and Tonle Sap River, Cambodia. Proc. of 1stIntern. Symp. on Evaluation of Mechanisms Sustaining the Biodiversity in Lake Tonle Sap, Phnom Penh. 25. UNESCO, 1976. Atlas địa chất thế giới, tỷ lệ 1/10.000.000, New York. 26. Uehara Goro, Melvin S. Nishina, Gordon Y. Tsuji, 1974. La composition du limon du Mékong et son rôle possible comme une source de substances nutritives dans les sols du delta. Coordination des Recherches du bassin du Mékong inférieur. 27. Vũ Cao Thái, Nguyễn Bích Thu, 1991. Một số vấn đề địa lý đất phèn Nam Bộ. Địa lý - Địa chất - Môi trường, 1: 71-83. Hội ĐL – ĐC TP Hồ Chí Minh. 28. Wevear C. E., 1989. Clays, Muds and Shales. Dev. Sedimentol., SEPM, 44.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfuidyapgodasgfoaidsijfgagkljasdhhfia (8).pdf
Tài liệu liên quan