Một số chế định cơ bản của luật dân sự

1.1 Tài sản:

a.Khái niệm:

 Tài sản là các của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng.

 Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

 Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

 

pptx35 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số chế định cơ bản của luật dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài sản và quyền sở hữuNghĩa vụ dân sựMỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰNgười thực hiện:Trương Thùy LinhTrần Thị Ngọc LinhI.Tài sản và quyền sở hữu1.1 Tài sản:a.Khái niệm: Tài sản là các của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng. Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.b.Phân loại tài sản:Tài sảnTheo đặc tính cấu tạoTheo chu kì sản xuấtTài sản vô hìnhTài sản hữu hìnhTài sản lưu độngTài sản cố định1.2 Quyền sở hữua.Khái niệm:Sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu, sử dụng của cải vật chất trong xã hội.Về mặt khách quan, quyền sở hữu là hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để ghi nhận, củng cố và bảo vệ quan hệ sở hữu trong một xã hội. Về mặt chủ quan, quyền sở hữu là quyền hạn được quy định theo pháp luật của chủ sở hữu về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài sản nhất định.Chủ sở hữu là người có quyền sở hữu với một tài sản; là người làm chủ tài sản, có mọi quyền hạn liên quan đến tài sản đó.Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự 2005, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.Quyền sở hữu là một trong các chế định của luật dân sự, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội.Nội dung quyền sở hữu bao gồm:Quyền chiếm hữuQuyền sử dụngQuyền định đoạtb. Phân loại quyền sở hữu:Quyền chiếm hữu: quyền nắm giữ và quản lí tài sản. Quyền này thuộc chủ sở hữu và những người được chủ sở hữu cho phép. Quyền sử dụng: quyền khai thác công dụng của tài sản. Quyền này thuộc chủ sở hữu và những người được chủ sở hữu hoặc pháp luật cho phép.Quyền định đoạt: quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản đó. Quyền này thuộc chủ sở hữu và những người được pháp luật cho phép.Phân loại quyền sở hữu:Quyền chiếm hữuQuyền định đoạtQuyền sử dụngHợp phápBất hợp phápBất hợp phápHợp phápQuyết định số phận pháp lý và số phận thực tế của tài sản -> Là quyền quan trọng nhấtNgay tìnhKhông ngay tìnhQuyền sở hữuc.Các hình thức sở hữu:Sở hữu nhà nước: là hình thức sở hữu mà ở đó nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản. Những tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn tài nguyên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vồn và tài sản do nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật qui định.Sở hữu tập thể :là hình thức sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh. Trong hình thức này, tất cả các tài sản hợp pháp đều thuộc sở hữu của tập thể. Các thành viên có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của tập thể mà không phụ thuộc vào tỉ lệ giá trị tài sản của từng thành viên đã đóng góp vào tập thể đó.Sở hữu tư nhân: là sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình, bao gồm: sở hữu cá thể,sở hữu tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân.Đối với hình thức này, cá nhân có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản nhưng không gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.Sở hữu chung :là sở hữu của nhiều người đối với một tài sản, bao gồm: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhấtSở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung đã được quy định trong điều lệ.Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung được ghi trong điều lệ.d. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu:1.Căn cứ xác lập:Do lao động sản xuất hợp pháp.Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnThu hoa lợi, lợi tức.Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.Được thừa kế tài sản.Chiếm hữu trong các điều kiền pháp luật qui định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bi chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi di chuyển tự nhiên dưới nước.Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai liên tục trong 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.2.Căn cứ chấm dứt:Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khácChủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mìnhTài sản bị tiêu hủyTài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữuTài sản bị trưng muaTài sản bị tịch thuTài sản bị đánh rơi, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi di chuyển tự nhiên dưới nước mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo qui định pháp luậtTài sản mà người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã được xác lập quyền sở hữu theo qui định pháp luậtTrường hợp khác do pháp luật qui địnhII.Nghĩa vụ dân sự2.1 Khái niệm và đặc điểm: a.Khái niệm:Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể ( gọi là bên có nghĩa vụ- người thụ trái ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác ( gọi là bên có quyền-người trái chủ ). (Điều 280 Bộ luật Dân sự 2005)Người có quyền là người được bảo đảm quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định nhằm thỏa mãn lợi ích của mìnhNgười có nghĩa vụ là người bị buộc phải thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định theo yêu cầu của bên có quyền hoặc theo quy định của pháp luật để thõa mãn lợi ích của bên có quyềnNgoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, tham gia vào quan hệ pháp luật còn có người thứ ba nhưng người này không phải là chủ thể của nghĩa vụ dân sự.b.Đặc điểm:Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm 3 thành phần:chủ thể, khách thể, nội dung.Các bên chủ thể trong nghĩa vụ luôn được xác định cụ thể.Quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.2.2 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:Căn cứ theo ý chí của chủ thểCăn cứ theo quy định pháp luậtHợp đồng dân sựHành vi dân sự đơn phươngChiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ PLGây thiệt hại do hành vi trái PLThực hiện công việc không có ủy quyềnCăn cứ khác do PL quy định2.3 Căn cứ làm chấm dứt NVDS: Các căn cứ theo ý chí của chủ thể:Nghĩa vụ được hoàn thànhTheo thỏa thuận của các bênBên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụNghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khácNghĩa vụ được bù trừ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một Một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết Đối tượng là vật đặc định không còn Các căn cứ theo qui định của pháp luật:Thời hạn khởi kiện đã hết (Trên thực tế việc hết thời hạn khởi kiện có thể không làm chấm dứt quan hệ nghĩa vụ mà chỉ làm chấm dứt quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình)Chủ thể bị tuyên bố phá sản.2.4 Phân loại nghĩa vụ dân sựa. Nghĩa vụ riêng rẽ:Là nghĩa vụ có nhiều người tham gia trong đó mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau.b. Nghĩa vụ dân sự liên đới:Là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện, trong đó một người có thể thay mặt những người có nghĩa vụ khác thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho người có quyền và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.c. Nghĩa vụ hoàn lại:Là nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ phải thực hiện cho người có quyền vì người có quyền trước đó đã thay mặt người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho người thứ ba.d. Nghĩa vụ bổ sung:Là nghĩa vụ tồn tại bên cạnh nghĩa vụ chính, có chức năng thay thế hoặc đảm bảo nghĩa vụ chính khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ.e. Nghĩa vụ có thể phân chia:Là nghĩa vụ mà đối tượng của nó là vật có thể chia được hoặc là công việc có thể chia được thành từng phần để thực hiện.f. Nghĩa vụ không thể phân chia:Là nghĩa vụ mà đối tượng của nó là vật không thể chia được hoặc là công việc bắt buộc phải được thực hiện cùng lúc.2.5 Thực hiện nghĩa vụ dân sựa. Khái niệm và nguyên tắc thực hiện:Khái niệm:Là việc mà chủ thể có nghĩa vụ thực hiện những hành vi như đã cam kết hoặc luật định để đáp ứng yêu cầu và lợi ích của người có quyền.Nguyên tắc thực hiện:b. Nội dung thực hiện:Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểmThực hiện nghĩa vụ đúng thời hạnThực hiện nghĩa vụ đối tượngThực hiện nghĩa vụ đúng phương thứcThực hiện thông qua người thứ ba:Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ baThực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba2.6 Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ2.7 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựa. Khái niệm :Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp tác động do các bên đương sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.b. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm NVDS: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là nghĩa vụ bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm:Phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ được bảo đảmPhụ thuộc về hiệu lực. Lưu ý, không đồng nhất việc nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu sẽ làm chấm dứt giao dịch bảo đảm (xem khoản 2 Điều 410 BLDS 2005) Mục đích là nâng cao trách nhiệm của các bên trong nghĩa vụ được bảo đảm. Đặc biệt đối với bên có nghĩa vụ.Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là các lợi ích vật chất (trừ biện pháp tín chấp – bảo đảm bằng uy tín của tổ chức chính trị- xã hội);Phạm vi bảo đảm là toàn bộ phạm vi nghĩa vụ bảo đảm, kể cả nghĩa vụ trả lãi, nộp phạt, bồi thường thiệt hại nếu có, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;Biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi bên bảo đảm có sự vi phạm nghĩa vụ.c. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:3. Đặt cọcLà việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.4.Kí cượcLà sự thỏa thuận theo đó, bên thuê tài sản là động sản giao cho bên thuê một khoản tiền hay kim khí đá quý hoặc các vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo ( gọi là tài sản kí cược ) trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản cho thuê.5.Kí quỹLà việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.6.Bảo lãnhLà việc người thứ ba ( gọi là người bảo lãnh ) cam kết với các bên có quyền ( gọi là người nhận bảo lãnh ) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( gọi là bên được bảo lãnh ) nếu khi đến thời hạn mà người được bão lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc bão lãnh phải được lập thành văn bản.7.Tín chấpLà việc các tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở có thể đảm bảo tín chấp cho các cá nhân hộ gia đình nghèo có thể vay một khoản tiền hoặc tại tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định chính phủ. Gồm 3 bên:Bên đứng ra bảo đảm bằng tín chấp là tổ chức chính trị-xã hộiBên cho vay tiền là ngân hàngBên vay là cá nhân hoặc hộ gia đình nghèoTín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay,thời hạn, lãi suất, quyền,nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan.THE END

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxtai_s_n_quy_n_s_h_u_4422.pptx