- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng.”; “ Phát triển giáo dục mầm non là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đảng, Chính phủ quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển Giáo dục mầm non.” Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm nhiều đến các hoạt động của giáo viên, mà nhất là quản lý hoạt động trang trí lớp của giáo viên thật sâu sát, chỉ đạo, uốn nắn kịp thời thì chất lượng GDMN sẽ đạt hiệu quả hơn đáp ứng với nhu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.
18 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số biệp pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục 1a.Đặt vấn đề
Mục 1b.Mục đích đề tài
Mục 1c.Lịch sử đề tài
Mục 1d.Phạm vi đề tài
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
Mục 2a. Thực trang đề tài
Mục 2b. Nội dung cần giải quyết
Mục 2c. Biện pháp giải quyết
Mục 2d. Kết quả, chuyển biến của đối tượng
III.KẾT LUẬN
Mục 3a. Tóm lược giải pháp
Mục 3b. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Mục 3c. Kiến nghị với các cấp và điều kiện thực hiện
IV.PHỤ LỤC
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục 1a. Đặt vấn đề
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng...”; “ Phát triển giáo dục mầm non là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đảng, Chính phủ quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển Giáo dục mầm non...” Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm nhiều đến các hoạt động của giáo viên, mà nhất là quản lý hoạt động trang trí lớp của giáo viên thật sâu sát, chỉ đạo, uốn nắn kịp thời thì chất lượng GDMN sẽ đạt hiệu quả hơn đáp ứng với nhu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.
- Thực tế cho thấy công tác quản lý hoạt động trang trí lớp của giáo viên trong những năm qua đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm và thường xuyên kiểm tra cách trang trí lớp của giáo viên, giáo viên có trang trí lớp theo từng chủ đề tuy nhiên giáo viên trang trí lớp theo các chủ đề vẫn còn nhiều hạn chế, đôi lúc chỉ mang tính hình thức, chưa thiết thực, chưa khoa học, có lúc giáo viên trang trí lớp một cách sơ xài, một số hình ảnh trang trí lớp còn quá nhỏ, chưa đủ kích cở cho trẻ quan sát, có lúc giáo viên trang trí lớp còn chưa phù hợp với chủ đề đang dạy, thay đổi các hình ảnh cho chủ đề sau chưa kịp thời... nên phần nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của nhà trường. Để nâng cao được chất lượng trang trí lớp học của giáo viên theo các chủ đề, bản thân đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công tác quản lý nhà trường trong đó có công tác quản lý hoạt động trang trí lớp của giáo viên là rất quan trọng và cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài: “Một số biệp pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận” để có thể tìm ra một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Mục 1b.Mục đích của đề tài
Với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận”. Qua đề tài này mục đích chính của đề tài là giúp giáo viên nâng cao trong việc trang trí lớp, giáo viên trang trí lớp phù hợp theo từng chủ đề, lựa chọn các hình ảnh vừa phải, phù hợp với tầm nhìn của trẻ, trang trí lớp nổi bật theo từng chủ đề.
Mục 1c.Lịch sử đề tài
Hoạt động trang trí lớp ở trường mầm non là một hoạt động không thể thiếu được của người giáo viên mầm non, khi trẻ đến trường, đến lớp thì điều đầu tiên thu hút trẻ đó là những hình ảnh mà giáo viên đã trang trí lớp, lớp học được trang trí lớp đẹp, phù hợp, nhiều hình ảnh, đa dạng phong phú thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, thu hút trẻ đến lớp, đến trường, nếu lớp học mà giáo viên trang trí lớp sơ xài, trang trí không đẹp, không phù hợp chủ đề...thì sẽ không nâng cao được chất lượng giáo dục. Chính vì thế mà năm học 2014-2015 tôi tìm ra "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận". Và đây cũng là đề tài mới mà bản thân tôi bắt đầu thực hiện ngay từ đầu năm học 2014-2015.
Mục 1d. Phạm vi đề tài
Với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu phần: làm thế nào để có “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận”, làm sao để giáo viên biết cách trang trí lớp, trang trí lớp kịp thời, sao cho phù hợp theo từng chủ đề, trang trí lớp nổi bật chủ đề, lựa chọn những hình ảnh vừa với tầm nhìn của trẻ... tôi áp dụng chỉ đạo cho tất cả các giáo viên dạy khối lá và khối chồi tại Trường Mẫu giáo Long Thuận-Huyện Thủ Thừa-Tỉnh Long An.
II/NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
Mục 2a.Thực trạng đề tài
Năm học 2014-2015 là năm thứ 4 tôi phụ trách công tác quản lý chuyên môn của đơn vị Trường Mẫu giáo Long Thuận. Với đội ngũ giáo viên là 7/7 giáo viên (Trong đó có 1 giáo viên có trình độ 9+3; 3 giáo viên có trình độ 12+2 và 3 giáo viên đã tốt nghiệp đại học). Đa số tuổi đời của giáo viên còn trẻ: có 1 giáo viên trên 40 tuổi; 1 giáo viên trên 30 tuổi và 5 giáo viên dưới 30 tuổi.
Trường có 4 lớp học: trong đó có 1 lớp chồi (dạy lớp buổi) và 3 lớp lá (Dạy bán trú) với tổng số học sinh là 113 trẻ.
Qua kết quả kiểm tra trang trí lớp đầu năm học như sau:
28,6% giáo viên trang trí chưa còn sơ xài.
14,3% giáo viên trang trí lớp chưa phù hợp chủ đề, thay đổi các hình ảnh cho chủ đề sau chưa kịp thời.
14,3% giáo viên trang trí lớp chưa khoa học: hình ảnh này thì nhỏ, hình ảnh khác thì lại to, chưa cân xứng.
14,3% giáo viên trang trí lớp dùng những hình ảnh chưa phù hợp hình ảnh còn quá nhỏ, chưa vừa với tầm nhìn của trẻ.
28,6 % giáo viên trang trí lớp chưa nổi bật chủ đề.
*Thuận lợi:
Năm học 2012-2013 tôi đã hoàn thành học lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục và đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, có nhiều năm làm tổ khối trưởng và quản lý công tác chuyên môn.
Đa số giáo viên có tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình trong công tác.
*Khó khăn:
Một số ít giáo viên có lúc trang trí lớp chưa phù hợp chủ đề, trang trí còn ít hình ảnh, một số hình ảnh còn nhỏ chưa phù hợp với tầm nhìn của trẻ, trang trí lớp chưa nổi bật chủ đề.
Trong năm có 3/7 giáo viên lần lượt nghỉ hộ sản, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến công tác trang trí lớp của giáo viên.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, vào đầu năm học tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này, trong thực hiện công tác quản lý tôi đã chỉ đạo giáo viên cách trang trí lớp, lựa chọn một số hình ảnh, trang trí cho nổi bật chủ đề, để trẻ thích đến lớp, thu hút sự tín nhiệm của phụ huynh. Tôi nghĩ để đạt được mục tiêu trên thì giáo viên phải có kỹ năng trang trí lớp, giáo viên phải thể hiện thật tốt vai trò của mình, luôn sưu tầm thay đổi hình ảnh kịp thời, phù hợp nhằm kích thích, thu hút trẻ thích đến trường, đến lớp học hơn.
Mục 2b.Nội dung cần giải quyết
Với trách nhiệm là một người quản lý chuyên môn bản thân tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc trang trí lớp và đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận” với những nội dung cần giải quyết như sau:
* Chỉ đạo, gợi ý, hướng dẫn giáo viên trang trí lớp.
* Hướng dẫn giáo viên cách trưng bày đồ dùng đồ chơi ở các góc.
* Tổ chức cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp
* Sưu tầm một số hình ảnh trang trí lớp cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm
* Khen thưởng, động viên giáo viên kịp thời.
Mục 2c. Biện pháp giải quyết
Khi đã xác định được nội dung cần giải quyết tôi tiến hành sưu tầm, nghiên cứu tìm tài liệu trên các tạp chí GDMN, sách báo, trên mạng Internet và học hỏi ở các trường bạn để có những biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện trang trí lớp. Qua thời gian cố gắng tìm tòi, học hỏi tôi nhận thấy muốn có những biệp pháp để chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở trường Mẫu giáo Long Thuận thì phải thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:
2c.1. Chỉ đạo, gợi ý, hướng dẫn giáo viên trang trí lớp.
- Trong sinh hoạt chuyên môn chỉ đạo giáo viên trang trí lớp theo từng chủ đề nhánh, mỗi chủ đề nhánh thì giáo viên phải thay đổi những hình ảnh sao cho phù hợp chủ đề, thay đổi hình ảnh kịp thời.
VD: giáo viên trang trí phía dưới lớp: chủ đề gia đình: có 4 chủ đề nhánh: “gia đình của bé” thì gợi ý, hướng dẫn giáo viên trang trí dưới lớp một khung có các hình ảnh gia đình có ngôi nhà, có cây xanh, có cha, có mẹ, có anh, có chị, có em, xung quanh lớp bức tường nào còn trống thì giáo viên trang trí các hình ảnh về gia đình vào.
- Ở mọi lúc mọi nơi tôi thường xuyên gợi ý hướng dẫn cho giáo viên trang trí lớp khi chuyển sang một chủ đề nhánh mới.
VD: chủ đề: “Bản thân” chủ đề nhánh “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”: tôi sẽ gợi ý cho giáo viên trang trí dưới góc tường là hình ảnh là bé xung quanh hình bé là những chất dinh dưỡng (thịt cá, trứng, sữa, rau, trái cây) cung cấp cho trẻ, hình ảnh bé luyện tập thể dục thể thao, bé tham gia làm những việc nhẹ.
- Ngoài chỉ đạo giáo viên trong các cuộc họp, ngoài việc gợi ý hướng dẫn giáo viên ở mọi lúc mọi nơi. Khi có giáo viên nào có yêu cầu tôi gợi ý về cách trang trí lớp thì thôi sẽ tiến hành gợi ý hướng dẫn cho giao viên đó thực hiện.
2c.2. Hướng dẫn giáo viên cách trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc.
Trong lúc tiến hành dự giờ thăm lớp, thực hiện giảng dạy theo định mức của ban giám hiệu, khi tôi trực tiếp xuống lớp, tôi quan sát tất cả đồ dùng đồ chơi của lớp, để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên trang trí sắp xếp đồ dùng cho khoa học, đẹp mắt.
VD: chủ đề “Các loại xe”
Lớp Cô Vân+Cô Hằng: đồ dùng đồ chơi ở góc xây dựng, bán hàng, góc gia đình, góc nghệ thuật giáo viên sắp xếp đồ dùng đồ chơi chưa khoa học, chưa đẹp mắt, cách sắp xếp chưa ngay ngắn, khi trẻ chơi xong đồ chơi còn để chưa đẹp lắm. Tôi yêu cầu 2 giáo viên này hướng dẫn cho trẻ sắp xếp lại cho ngay ngắn bằng cách: vào giờ đón trả trẻ cô gợi ý hướng dẫn cho trẻ thực hiện tuyệt đối cô không làm hộ cho trẻ. Vì làm hộ thì trẻ sẽ không có kỹ năng sắp xếp khoa học, trẻ không sắp xếp được ngay ngắn. Vì vậy giáo viên là người gợi ý hướng cho trẻ có kỹ năng để cùng cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi khoa học hơn.
2c.3. Tổ chức cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp
Hàng tháng tôi có tiến hành kiểm tra cách trang trí lớp của giáo viên theo kế hoạch đề ra, sau khi kiểm tra có nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm cho từng giáo viên, sau khi nhận xét xong tôi nhận thấy lớp nào mà giáo viên trang trí lớp nổi bật chủ đề, đẹp mắt, hình ảnh phù hợp chủ đề, tranh ảnh vừa với tầm nhìn của trẻ...tôi sẽ giới thiệu cho những giáo viên trang trí chưa đẹp đến lớp đó để quan sát và học hỏi kinh nghiệm về áp dụng cho lớp học của mình.
VD: Thực hiện chủ đề “Trường mầm non”: trường có cô Trịnh Ngọc Giàu trang trí lớp đẹp, phù hợp với chủ đề, nổi bật chủ đề:
+ Bức tường phía dưới giữa lớp là khung tranh trang trí ngôi trường có 3 lớp học, đầu tiên là cổng trường có bản tên trường, có hàng rào, có hoa ven hai bên đường đi vào lớp học, phía sân có những đồ chơi ngoài trời: cầu tuột, bập bênh, đu quay, ghế quay, có bạn nhỏ đứng trước sân.
+ Góc nghệ thuật: giáo viên dùng những bức tranh mà trẻ đã tạo ra sản phẩm vào góc nghệ thuật như tranh vẽ, cắt dán trường mầm non, dán tranh vẽ đồ chơi ngoài trời vào góc sản phẩm của bé.
+ Góc học tập, sách truyện: giáo viên cho trẻ dán số lượng ngôi trường, số lượng đồ chơi ngoài trời như: bập bênh, đu quây, cầu tuột, dán số lượng hình cô giáo, dán tranh lớp học lên tường cho trẻ xem.
+ Góc xây dựng: trang trí các hình ảnh về trường mầm non, có 2 bạn nhỏ đang chơi.
+ Góc phân vai:
- Góc gia đình: trang trí dán hình bé đang nấu ăn.
- Góc bán hàng: dán hình ảnh cô bán hàng, một số hình ảnh đồ chơi: bập bênh, đu quay phía sau kệ bán hàng.
+ Góc thiên nhiên: cô bố trí sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, các chậu hoa ngay ngắn.
VD: Thực hiện chủ đề nhánh: “gia đình của bé”: có cô Nguyễn Ngọc Thơ trang trí lớp đẹp, thu hút trẻ:
+ Bức tường phía dưới giữa lớp cô trang trí ngôi nhà của bé có nhà, có hình ảnh cha, mẹ, bà, anh, chị của bé, xung quanh nhà có hàng rào, có vườn hoa, vườn rau.
+ Góc nghệ thuật: giáo viên dùng những bức tranh mà trẻ đã tạo ra sản phẩm vào góc nghệ thuật như tranh vẽ cha, mẹ, bé, cắt dán ngôi nhà dán vào góc sản phẩm của bé.
+ Góc học tập, sách truyện: giáo viên cho trẻ dán số lượng tranh gia đình, số lượng hình bé, hình ba, hình mẹ lên tường cho trẻ chơi bé thích đếm số lượng.
+ Góc xây dựng: trang trí các hình ảnh về gia đình, có hình bé dán lên tường.
+ Góc phân vai:
- Góc gia đình: trang trí dán hình gia đình của bé như dán tranh cha, mẹ, em bé.
- Góc bán hàng: dán hình ảnh ti vi, bếp ga, tủ lên phía sau kệ bán hàng.
+ Góc thiên nhiên: dán hình ảnh bé gái đang tưới cây.
Ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm ở bạn đồng nghiệp tại trường, tôi còn phối hợp với hiệu trưởng tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia dự thao giảng cụm ở trường bạn: hướng dẫn cho giáo viên tham quan môi trường trang trí lớp của các lớp học.
2c.4. Sưu tầm một số hình ảnh trang trí lớp cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm
Tôi luôn luôn sưu tầm những hình ảnh trang trí lớp ở những trường bạn bằng cách khi có dịp được PGD-ĐT Huyện triệu tập đi thanh tra, chấm thi giáo viên giỏi, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi quan sát nhận thấy lớp học nào trang trí đẹp thì tôi sẽ chụp các hình ảnh trang trí lớp đẹp mắt đó về cho giáo viên xem để học hỏi thêm kinh nghiệm.
-Khi được đi thanh tra do Phòng GD-ĐT triệu tập tôi liền sưu tầm một số hình ảnh trang trí lớp về trường cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm.
VD: Chủ đề: “Đồ dùng trong gia đình”.
Tôi chụp hình trang trí lớp về cho giáo viên của trường xem: tranh trang trí dưới góc tường: là một số đồ dùng trong gia đình như: ngôi nhà, bàn, ghế các loại.
- Góc học tập: có số lượng bàn, ghế lên góc học tập.
- Góc bán hàng: có dán hình ảnh: cái bàn có ghế xung quanh.
- Góc nghệ thuật: có tranh sản phẩm của trẻ đã vẽ lên góc sản phẩm của bé.
- Góc xây dựng: có hình các đồ dùng gia đình.
-Khi được đi chấm thi giáo viên giỏi tôi tiến hành chụp một số hình ảnh trang trí lớp về cho giáo viên tham khảo.
VD: Chủ đề: “động vật sống dưới nước”.
Tôi chụp hình trang trí lớp về cho giáo viên của trường xem: tranh trang trí dưới góc tường: hình các loại cá sống dưới nước: cá chép, cá rô, cá bóng, cá lốc, cá trê, rong, nước...; góc nghệ thuật: dán hình ảnh cá lên phía sau kệ nghệ thuật; góc bán hàng có dán tranh các loại cá sống dưới nước; phía ngoài của lớp 2 bên cánh cửa dán tranh cá, ngoài hành lang treo các con vật: cá, cua, tôm.
Mỗi khi chuẩn bị dạy chủ đề mới: tôi thường xuyên lên mạng Internet để tìm một số hình ảnh trang trí lớp theo chủ đề triển khai đến cho tất cả giáo viên trong đơn vị.
VD: Chủ đề “Động vật sống trong rừng”
Sưu tầm hình ảnh về chủ đề “Động vật sống trong rừng” cho giáo viên tham khảo:
- Bức tường dưới giữa lớp: là hình khu rừng có nhiều con vật sống trong rừng như: voi, hỗ, gấu, sư tử, hươu, nai, cây trong rừng.
+ Góc học tập: có số lượng voi, hỗ, sư tử, gấu lên góc học tập.
+ Góc bán hàng: có dán hình ảnh: con voi, sư tử, hươu, nai.
+ Góc nghệ thuật: có tranh sản phẩm của trẻ đã vẽ lên góc sản phẩm của bé.
+ Góc xây dựng: có hình các con vật sống trong rừng.
+ Phía bên ngoài của lớp: dán một số hình ảnh voi, hỗ, sư tử, gấu phía 2 bên cửa lớp.
2c.5. Kiểm tra, uốn nắn kịp thời những giáo viên trang trí lớp chưa phù hợp chủ đề, những hình ảnh trang trí lớp nhỏ, chưa vừa với tầm nhìn của trẻ
Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch của bộ phận chuyên môn: trong chủ đề tôi kiểm tra việc trang trí lớp của giáo viên 1 lần/ 1 chủ đề lớn, khi kiểm tra có viết biên bản, sau khi kiểm tra xong, tôi tiến hành rút kinh nghiệm với giáo viên được kiểm tra về những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm: những ưu điểm thì tôi động viên khích lệ giáo viên tiếp tục phát huy còn những hạn chế khuyết điểm chỗ nào thì tôi rút kinh nghiệm nhắc nhỡ giáo viên lần sau thực hiện cho tốt hơn. Với những lớp trang trí những hình ảnh quá nhỏ, trẻ khó quan sát thì tôi phân tích cho giáo viên nắm, hướng dẫn gợi ý cho giáo viên lựa chọn những hình ảnh vừa phải, không quá nhỏ mà cũng không quá to, lần kiểm tra sau sẽ có nhận xét, đánh giá giáo viên đó đồng thời có ghi nhận để đưa vào tiêu chí xét thi đua cuối năm.
VD: Chủ đề: “Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam” Cô Ngô Thị Thúy Hằng và cô Bùi Thị Thúy Vân trang trí lớp theo chủ đề: có ngôi trường, có cô giáo, có bạn nhỏ, có cây xanh, có hoa trang trí đẹp nhưng hình ảnh quá nhỏ so với trẻ, một vài hình ảnh chưa phù hợp như: ngôi nhà thì quá to, cô giáo thì nhỏ, cây xanh, hoa cũng nhỏ. Sau khi kiểm tra xong tôi thực hiện viết biên bản kiểm tra đồng thời rút kinh nghiệm cho 2 giáo viên này và đề nghị lần sau giáo viên phải chọn những hình ảnh vừa phải, không quá to, cũng không quá nhỏ. Và lần chủ đề sau: tôi tiếp tục kiểm tra trang trí lớp của Cô Hằng và Cô Vân thì 2 cô này đã biết chọn những hình ảnh vừa phải, dễ nhìn, dễ quan sát, trang trí lớp đẹp hơn.
2c.6. Khen thưởng, động viên giáo viên kịp thời.
Sau khi kiểm tra, rút kinh nghiệm, giáo viên thực hiện tốt việc trang trí lớp thì sẽ được tuyên dương trong các lần họp chuyên môn, nhân rộng điển hình giáo viên thực hiện tốt để làm động lực thúc đẩy làm đoàn bẩy cho giáo viên tiếp tục thực hiện tốt và khuyến hích giáo viên khác học hỏi kinh nghiệm để trang rí lớp cho phù hợp hơn.
Cuối học kỳ khi xét thi đua những giáo viên thực hiện tốt việc trang trí lớp thì sẽ được cộng điểm thi đua.
Cuối năm trường sẽ tiến hành xét khen thưởng cho những giáo viên trang trí lớp đẹp mắt, trang trí lớp nổi bật chủ đề, phù hợp với chủ đề.
Mục 2d.Kết quả chuyển biến của đối tượng
Với những biện pháp nêu trên, qua một thời gian áp dụng "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở Trường Mẫu giáo Long Thuận" tại đơn vị tôi nhận thấy giáo viên đã có những kỹ năng trang trí lớp, biết trang trí phù hợp với chủ đề đang thực hiện, thay đổi những hình ảnh phù hợp vừa với tầm nhìn của trẻ.
28,6% giáo viên trang trí chưa còn sơ xài.
14,3% giáo viên trang trí lớp chưa phù hợp chủ đề, thay đổi các hình ảnh cho chủ đề sau chưa kịp thời.
14,3% giáo viên trang trí lớp chưa khoa học: hình ảnh này thì nhỏ, hình ảnh khác thì lại to, chưa cân xứng, trang trí chưa thể hiện được luật xa gần.
14,3% giáo viên trang trí lớp dùng những hình ảnh chưa phù hợp hình ảnh còn quá nhỏ, chưa vừa với tầm nhìn của trẻ.
28,6% giáo viên trang trí lớp chưa nổi bật chủ đề.
Trên đây là những biệp pháp mà tôi đã nghiên cứu, qua thực tiễn cho thấy đã giúp cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên do khả năng và năng lực của bản thân cũng còn nhiều hạn chế tôi thiết nghĩ mình sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa trong công tác quản lý chuyên môn cũng như quản lý việc trang trí lớp của giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng trang trí lớp của giáo viên cũng như nâng chất lượng ND-CS-GD trẻ ngày càng tốt hơn.
III.KẾT LUẬN
1Mục 3a.Tóm lược giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao việc trang trí lớp ở trường Mẫu giáo Long Thuận” là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, để đáp ứng được hiệu quả chất lượng giáo dục thì người giáo viên mầm non phải thực hiện tốt công tác trang trí lớp học, thực hiện thay đổi hình ảnh phù hợp với từng chủ đề, hình ảnh vừa phải không quá nhỏ cũng không quá to, trang trí lớp phải nổi bật chủ đề đang thực hiện. Như vậy muốn đạt được kết quả cao thì bản thân tôi đã rút ra cho mình một số biện pháp như sau:
Luôn luôn sưu tầm những hình ảnh trang trí lớp ở các trường bạn, trên mạng Internet, sách báo...làm tài liệu tư liệu để triển khai đế đội ngũ giáo viên.
Có kỹ năng chỉ đạo giáo viên trang trí lớp kịp thời, trang trí lớp nổi bật chủ đề đang thực hiện, trang trí lớp phù hợp chủ đề, những hình ảnh trang trí lớp vừa phải không to quá mà cũng không nhỏ quá, khi sưu tầm hình ảnh trang trí phải chú ý đến luật xa gần.
Phải thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm ở bạn đồng nghiệp.
Không ngừng sưu tầm những hình ảnh trang trí lớp ở các trường bạn cho giáo viên học hỏi kinh nghệm.
Thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm giúp giáo viên chấn chỉnh kịp thời.
Động viên, khích lệ tinh thần, khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt việc trang trí lớp học.
Mục 3b.Phạm vi đối tượng áp dụng
Tôi áp dụng cho toàn thể giáo viên dạy khối lá, dạy khối chồi tại trường Mẫu giáo Long Thuận. Ngoài ra đề tài này còn áp dụng cho tất cả các giáo viên mầm non khác trong huyện Thủ Thừa như giáo viên Trường Mẫu giáo Long Thạnh, giáo viên Trường Mẫu giáo Mỹ Lạc, giáo viên Trường Mẫu giáo Mỹ Thạnh, giáo viên Trường Mẫu giáo Mỹ Phú, giáo viên Trường Mẫu giáo Mỹ An, giáo viên Trường Mẫu giáo Bình An, giáo viên Trường Mẫu giáo Thị Trấn, giáo viên Trường Mầm non Thị Trấn Thủ Thừa, giáo viên Trường Mẫu giáo Nhị Thành, giáo viên trường Mẫu giáo Bình Thạnh và giáo viên Trường Mầm non Nhị Thành.
Mục 3c.Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện
Đối với phòng giáo dục
Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài tỉnh.
Duy trì thao giảng cụm cho giáo viên tham quan học tập kinh ghiệm.
Phòng GD-ĐT cần trang cấp thêm cho Trường Mẫu giáo Long Thuận một số tranh ảnh về trang trí lớp cho giáo viên làm tài liệu tham khảo.
Đối với nhà trường
Trang cấp thêm kinh phí cho giáo viên thực hiện trang trí lớp.
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia dự giờ các trường bạn để giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng trang trí lớp của giáo viên.
Khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt việc trang trí lớp.
Đối với phó hiệu trưởng chuyên môn
Tiếp tục phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho giáo viên trong việc trang trí lớp.
Đối với phụ huynh học sinh
Phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu, đồ dùng phế thải để giúp cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi trang trí lớp.
IV. PHẦN PHỤ LỤC
Trước khi đưa ra các biện pháp để áp dụng đề tài
Sau khi đưa ra các biện pháp để áp dụng đề tài
28,6% giáo viên trang trí chưa đẹp còn sơ xài.
14,3% giáo viên trang trí lớp chưa phù hợp chủ đề, thay đổi các hình ảnh cho chủ đề sau chưa kịp thời.
14,3% giáo viên trang trí lớp chưa khoa học: hình ảnh này thì nhỏ, hình ảnh khác thì lại to, chưa cân xứng.
14,3% giáo viên trang trí lớp dùng những hình ảnh chưa phù hợp hình ảnh còn quá nhỏ, chưa vừa với tầm nhìn của trẻ.
28,6% giáo viên trang trí lớp chưa nổi bật chủ đề.
28,6% giáo viên trang trí đẹp.
14,3% giáo viên trang trí lớp phù hợp chủ đề, thay đổi các hình ảnh chủ đề sau kịp thời.
14,3% giáo viên trang trí lớp khoa học: hình ảnh vừa phải hình ảnh không quá nhỏ mà cũng hông quá to.
14,3% giáo viên trang trí lớp dùng những hình ảnh phù hợp, vừa với tầm nhìn của trẻ.
28,6% giáo viên trang trí lớp nổi bật chủ đề.
-Tài liệu tham khảo:
Tranh ảnh trang trí lớp trên mạng Iternet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- skkn_tuyen_2014_2015_doc_opdownload_2_3295.doc