Giáo dục thể chất (GDTC) một phần quan trọng trong mục tiêu
giáo dục toàn diện giúp cho thế hệ trẻ vừa có đạo đức, có trìn độ nghiệp vụ chuyên
môn, vừa có đầy đủ sức khỏe để làm v ệc và t íc ứng với sự t ay đổi liên tục trong
mô trườn lao động hiện đạ . Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là ph đổi
mới và nâng cao hiệu qu côn t c GDTC tron n à trườn . Trên cơ sở tổng h p,
phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động GDTC,
tác gi đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lư ng GDTC trong nhà
trường hiện nay.
14 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký cả lý thuyết và thực hành trên trang web của trường và việc học lý thuyết được tiến
hành vừa trực tiếp tại giảng đường vừa trực tuyến trên hệ thống E-learning. Phần thực
hành vẫn thực hiện trên sân tập và đánh giá kết quả là Đạt và không đạt. Phần thực
hành SV có thể tích lũy bằng việc tham gia tập luyện tại CLB thể thao yêu thích tối
thiểu 03 tháng. Tuy nhiên, sau khi tập CLB mà không thực hiện được động tác cũng
xem như không đạt phần thực hành. SV không đạt sẽ tích lũy lại theo quy định [8].
Theo khung chương trình mới nhất phần lý thuyết vẫn được tách ra không gắn
với buổi học thực hành nhằm hạn chế kéo dài thời gian cho môn học. Tuy nhiên, có
điểm mới là tất cả buổi học điều được tiến hành trực tiếp trên giảng đường với sự hỗ
trợ của công cụ Elearning. Buổi học không kéo dài 05 tiết như trước kia mà chỉ trong
02 tiết. Sinh viên được học trong giảng đường hạn chế ngồi thụ động ngoài trời nghe
giảng lý thuyết (vì do SV bị trùng lịch nên các buổi học lý thuyết trước kia kéo dài đến
42
5 tiết ngoài sân tập). Phần lý thuyết của môn học tự chọn vẫn được bố trí cùng lúc với
phần thực hành và được tiến hành trên sân tập do GV phụ trách môn học đó hướng
dẫn. Vì SV được cân nhắc lựa chọn môn học thực hành trong phần lý thuyết nên phần
lý thuyết của môn tự chọn sẽ không được học trước cho dù nếu được học thì sẽ trực
quan và rõ nét hơn.
Vì SV phải đăng ký môn học và tích lũy học phần trong 4 năm (không theo
hình thức niên chế như trước kia) nên SV chỉ có thể chọn được ngày học không trùng
lich để đăng ký do đó khó có thể chọn được GV mong muốn hoặc môn học thực sự
yêu thích. Hơn nữa, đôi khi có vấn đề nơi hệ thống khiến SV không thể đăng ký thành
công dẫn đến ít nhiều làm giảm đi hứng thú với môn học và hình thành tâm lý thả nổi
đến đâu hay đến đấy, gặp ai thì học người ấy, trúng môn nào thì học môn ấy... Thế
nên, ngay từ giai đoạn ban đầu sự thụ động có phần nản đã bắt đầu xuất hiện ở một bộ
phận SV khiến cho việc nghiên cứu môn học không được đầu tư tâm sức đầy đủ.
2.1.2. Thực trạng Giảng viên
Với mong muốn xây dựng một môi trường học tập vừa thân thiện vừa hiện đại,
trường Đại học Thủ Dầu Một cũng có những bước chuyển mình khá mạnh mẽ khi áp
dụng các phương pháp giảng dạy mới vào thực tế. Thông qua các khóa học ngắn hạn,
với mục đích bồi dưỡng các kỹ năng giảng dạy trực tiếp lẫn trực tuyến cho GV, nhà
trường mong muốn hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng giáo
dục. Với phương pháp hòa hợp tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thì cả
GV và SV đều phải hoạt động liên tục, ai cũng phải tích cực thì mới có thể hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Cả hai phải hòa mình vào môi trường chung để đảm bảo thực
hiện đúng vai trò đã phân bổ.
GV được cập nhật phương pháp giảng dạy mới, có sự dẫn đường của công nghệ
nhưng phải quản lý lớp đông và thực hiện rất nhiều bài kiểm tra đánh giá quá trình nên
ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề quản lý và tính khách quan, công tâm trong đánh giá
người học. GV Bộ môn GDTC đa phần là trẻ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững,
tuy vậy với chương trình mới họ ít nhiều cũng bỡ ngỡ dẫn đến không thể hiện được hết
sự chuyên nghiệp của bản thân và mục tiêu của Bộ môn do đó tình trạng SV đi học hộ,
điểm danh giùm vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của Bộ môn
và Trung tâm.
Thời gian dành cho một buổi lên lớp lý thuyết là 100 phút trong đó GV phải
vừa điểm danh vừa giảng bài vừa giao nhiệm vụ thảo luận, đánh giá kết quả nếu không
có sự chuẩn bị trước các phương án đề phòng thì nguy cơ “cháy giáo án” là rất cao vì
GV dạy GDTC lâu nay chỉ dạy thực hành ngoài sân tập có thể đã quen với các động
tác chân tay. Hơn nữa, vì chương trình chung thống nhất cho toàn thể Bộ môn nên có
không ít GV có tâm lý ỷ lại, không chuẩn bị sâu bài giảng, không nghiên cứu vấn đề ở
khía cạnh hẹp như chuẩn đầu ra đã quy định nên làm SV không hứng thú với môn học
mình đang dạy.
2.1.3. Thực trạng SV
Một bộ phận lớn sinh viên hiện nay rất lười đọc, nghĩa là họ chỉ đọc khi có yêu
cầu của giảng viên để thuyết trình, làm bài tập nhóm, thảo luận, kiểm tra... hoặc đọc
theo kiểu phong trào, nói chung là để đối phó và phục vụ cho việc học một cách tức
thời, họ chưa xem đọc sách hay đọc tài liệu như là công việc chính của việc học tập
theo hệ tín chỉ như hiện nay”. Họ sẵn sàng dành khoảng vài tiếng mỗi ngày chỉ để lướt
Facebook hoặc xem tivi và thời gian này gấp rất nhiều lần cho việc đọc sách, nghiên
cứu tài liệu hay học tiếng Anh. Sẽ không đáng lo nếu SV dùng facebook để kết nối,
lĩnh hội thông tin, để học tập nhưng đáng buồn là SV (cư dân mạng) dùng công cụ này
43
chủ yếu để cổ súy phong trào “ném đá”, tung tin nhảm, làm những trò “trẻ trâu” chỉ
nhằm mục đích câu like, câu view.
So với thời trước kia, SV ngày nay được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ. Khi
bước vào giảng đường Đại học, họ đã được chu cấp đầy đủ từ máy tính bàn, laptop,
máy tính bảng, smartphone(hoặc tự trang bị cho bằng bạn bằng bè) đến kết nối
internet tốc độ cao. Tuy tài liệu đã chuẩn bị sẵn, có đường link rõ ràng nhưng SV cũng
chỉ đọc khi nào cận thi, ít có chuẩn bị trước khi đến lớp hoặc khi GV hỏi thì mới bắt
đầu đọc, cá biệt còn có một số trường hợp không biết tài liệu trang mấy hay đọc nhầm
tài liệu
“Môn GDTC cũn c ỉ là môn đ ều kiện” chính suy nghĩ sai lệch như vậy nên
đôi khi SV có phần xem nhẹ vì chủ yếu học để qua môn không ảnh hưởng đến điểm
trung bình chung tích lũy. Tuy nhiên, suy cho rộng ra họ chưa hiểu hết tầm quan trọng
của môn học GDTC đó chính là giáo dục cho họ phương cách tập luyện lâu dài và có
được sức khỏe suốt đời. Thật sự, suy cho đến cùng thì điều con người thực sự cần trên
thế giới này chỉ là sức khỏe và trí tuệ. SV họ là thế hệ mang trong mình thanh xuân
của tuổi trẻ, họ có khả năng càng lướt bệnh tật với sinh khí tràn trề của tuổi hồng mới
lớn nên họ ỷ lại, thờ ơ, xem nhẹ vấn đề này. Chính vì sự lười nhác đó, SV còn nghĩ ra
một số trò tiêu cực khác để đối phó thầy cô như: học hộ, điểm danh giùm, đi thi
giúplàm ảnh hưởng đến công tác quản lý, đánh giá kết quả khách quan của GV.
Việc đăng ký môn học và học trong một nhóm đông cũng có được một số ưu
điểm nhất định cho SV đó là họ được học tập với nhiều bạn với nhiều ngành khác
nhau có cơ hội mở rộng mối quan hệ (cần thiết khi đi làm sau này); thảo luận nhóm
với số người nhiều hơn nên công việc chia ra cho cá nhân sẽ ít hơn vì thế nghiên cứu
sẽ sâu hơn; SV có cảm giác mình học trong giảng đường như những nước bạn phương
TâyTuy thế, việc học lớp đông cũng có một số trở ngại cho SV đó là: Phòng học
chật (đôi khi không đủ ghế ngồi) nên rất nóng vào mùa hè dù quạt đã mở hết công
suất; bàn ghế (ở một số phòng) gắn cố định nên việc triển khai làm việc nhóm hay thảo
luận sẽ bất tiện; SV ngồi cuối lớp có thể không nhìn rõ bảng hoặc nghe giảng đầy đủ vì
nguy cơ mất trật tự có thể diễn ra bất kỳ lúc nào
2.2. Vận dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn vào giảng dạy lý thuyết
GDTC
2.2.1. Ưu điểm
Lợi thế lớn nhất của thi trắc nghiệm ngắn là tính chính xác và chi phí thấp (làm
ngay tại lớp). Nếu như thi luận thì luôn có vấn đề về sai sót và nhầm lẫn đôi khi cảm
tính nhưng nếu dùng trắc nghiệm thì gần như không có các phiền toái này. Khả năng
gian lận trong quá trình chấm bài cũng rất thấp. SV cũng không mất quá lâu để chờ đợi
mà có thể biết kết quả ngay lập tức.
Vì là trắc nghiệm ngắn nên số lượng câu hỏi ít, thời gian chuẩn bị không nhiều
nên trong quá trình soạn giảng GV cũng có thể song song soạn luôn câu hỏi (nhiều
phiên bản khác nhau cho các lớp dạy khác nhau) dùng để đánh giá SV trong từng buổi
học. Câu hỏi biên soạn căn cứ vào chuẩn đầu ra môn học nên nếu SV có nghiên cứu tài
liệu trước hoặc chú ý nghe giảng sẽ đạt yêu cầu trong quá trình làm bài. Việc chấm bài
cũng hết sức đơn giản có thể làm tại lớp, hướng dẫn nhóm trưởng một số thao tác cơ
bản thì GV sẽ có được điểm của cả lớp một cách nhanh chóng. Việc này đảm bảo
khách quan hơn so với chấm bài luận hay chấm bài nhóm và vì thế đỡ mệt hơn cho
GV. GV chỉ vất vả một lần khi soạn câu hỏi và cập nhật sau này mà thôi.
Khi tiến hành kiểm tra trong các buổi học sẽ hạn chế SV đi học hộ, điểm danh
giùm vì nếu SV khác ngành hoặc khác lớp sẽ có các phiên bản khác (hoặc cách thức
44
kiểm tra khác nhau) do đó sẽ không thể đạt kết quả cao trong quá trình kiểm tra. Việc
làm bài theo xu hướng chung không có chính kiến thì cũng dễ dẫn đến kết quả không
như mong đợi sau khi biết đáp án vì thế SV chỉ có thể dựa vào mình.
Kiến thức cần đạt (theo chuẩn đầu ra của bài và của môn học) được thể hiện và
khắc sâu thêm nhờ đó nâng cao chất lượng giảng dạy vì kiến thức đó được lặp lại
nhiều hơn 02 lần (01 lần nghiên cứu tài liệu ở nhà, 01 lần nghe giảng, 01 lần làm bài
thảo luận nhóm, 01 lần làm bài kiểm tra). SV chỉ thực sự học khi có kiểm tra, vậy nếu
mỗi buổi điều có kiểm tra thì SV chắc chắn sẽ phải học. Khảo sát SV thuộc nhóm tác
giả đang dạy (n=90) với câu hỏi: “Sinh viên sẽ chủ động nghiên cứu tài liệu hơn với
hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngắn?” Có 79/90 SV trả lời đồng ý chiếm 87,76%, còn
lại 11/90 SV không đồng ý chiếm 12,24%. Điều này cho thấy SV mong muốn được
làm bài cá nhân hơn là đánh giá nhóm và sẽ đọc tài liệu kỹ hơn so với làm bài luận chủ
yếu là copy và paste.
Để đánh giá tính khách quan trong đánh giá SV, nhóm tác giả cũng có câu hỏi:
“Bạn có nhận thấy việc kiểm tra trắc nghiệm ngắn (khoảng 10 câu) cho mỗi bài sẽ
đánh giá kết quả học tập khách quan hơn?” Có 87/90 SV đồng ý chiếm 96,67%, còn
lại 03/90 SV không đồng ý chiếm 3,33%. Như vậy, việc đánh giá khách quan rất cần
thiết, đó cũng là cơ sở để SV tin tưởng vào GV, tin tưởng môn học và vì thế sự quan
tâm dành cho môn học sẽ nhiều hơn và nâng cao dần chất lượng môn học. Khảo sát
thêm về điều này với câu hỏi: “Kiến thức cần nhớ của bài sẽ lưu lại nhiều hơn khi SV
làm bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn?” Nhóm tác giả nhận thấy có đến 89/90 SV đồng ý
với câu hỏi này chiếm 97,76%, chỉ có 01/90 SV không đồng ý có thể vì SV này vẫn
còn có tâm lý xem nhẹ môn GDTC và chỉ làm cho qua chuyện chủ yếu để đối phó.
2.2.2. Một số lưu ý khi thực hiện kiểm tra trắc nghiệm ngắn
Tuy hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngắn có nhiều ưu điểm, nhưng khi triển
khai GV cần lưu ý một số vấn đề:
- Thứ nhất: Các câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc, súc tích, ngắn gọn không nên
đánh đố SV quá nhiều chủ yếu xoay quanh chuẩn đầu ra của bài hoặc của chương trình
đào tạo. Số lượng câu hỏi tùy bài và tùy số lượng lớp được phân công mà biên soạn
cho phù hợp hoặc tạo ra các phiên bản tương ứng.
- Thứ hai: Các câu hỏi có sự đan xen giữa các phương án lựa chọn, có kết hợp
giữa hai phương án hoặc 4 phương án, không nên có quá nhiều phương án sẽ khiến SV
bị loãng suy nghĩ và không thể tìm ra đáp án chính xác.
- Thứ ba: GV có thể dùng công nghệ để kiểm tra (có bản lưu) thay cho việc làm
trên giấy để tiết kiệm chi phí (công cụ E-learning, power point hoặc áp dụng kết
hợp) mà lại phù hợp với tâm lý giới trẻ.
- Thứ tư: Để đảm bảo SV không làm bài theo số đông, xu hướng khi giảng bài
GV cần nhắc SV khi làm bài cần tin tưởng vào chính mình, nghiên cứu tài liệu kỹ và
chú ý nghe giảng mới đạt kết quả cao.
- Thứ năm: Trước khi cho SV làm bài cần kiểm tra tất cả giấy tờ liên quan để
hạn chế tình trạng thi hộ, nếu phát hiện xử lý thật nghiêm theo quy định để răn đe.
3. Kết luận và kiến nghị
Nâng cao chất lượng đào tạo là việc làm thường xuyên liên tục của các cơ sở
giáo dục đào tạo. Có rất nhiều phương cách để cải thiện điều này như đổi mới phương
pháp giảng dạy, thay đổi chương trình học, tiêu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên hay thay
đổi trong đánh giá. Qua bài tham luận này nhóm tác giả xin kết luận một số vấn đề như
sau:
45
- Kiểm tra đánh giá thông qua hình thức trắc nghiệm ngắn trong môn học
GDTC là hình thức phù hợp để đánh giá khách quan SV;
- Kiến thức mà SV lĩnh hội được sẽ nhiều hơn và tiệm cận với chuẩn đầu ra
môn học yêu cầu;
- Khả năng vận dụng công nghệ của GV được tăng cường, nâng cao vị thế của
GV trước SV và nhà trường nhờ đó gia tăng chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả có một đề xuất kiến nghị là hình thức kiểm tra trắc
nghiệm ngắn này có thể áp dụng ở nhiều môn khác nhằm phát triển văn hóa đọc cho
các bạn trẻ đồng thời tạo thói quen nghiên cứu tài liệu trong sách để làm giàu thêm tri
thức cho SV mà điều này thì có lợi cho các bạn trong nghề nghiệp tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Thanh niên, Nạn thụ động trong học đường,
https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/nan-thu-dong-trong-hoc-
duong.35A4F30F.html, truy cập 10/02/2020.
2. Bảo Châu, Lườ đọc sách khiến tâm hồn giới trẻ dần khô cứng, vô c m,
https://baophapluat.vn/giao-duc/luoi-doc-sach-khien-tam-hon-gioi-tre-dan-kho-cung-
vo-cam-449011.html, truy cập ngày 18/02/2020.
3. ThS. Nguyễn Nhất Duy, ThS Mai Văn Hoàng. Thiết kế bài giảng trực tiếp và
trực tuyến Nhằm nâng cao chất lượng giờ học GDTC theo hướng hòa hợp tích cực. Kỷ
yếu hội thảo cấp trường “Eleaning ở trườn Đại học Thủ Dầu Một với việc nâng cao
chất lư n đào tạo” , 2019, tr 114.
4. ThS. Nguyễn Nhất Duy. Vận dụng trò chơi trong giờ học lý thuyết môn học
giáo dục quốc phòng và an ninh. Kỷ yếu hội thảo cấp trung tâm “Nân cao c ất lư ng
gi ng dạy GDTC chính khóa và ngoạ k óa c o s n v ên trườn đại học Thủ Dầu
Một”. Bình Dương, 2018.
5. Tin tức đại học Thủ Dầu Một, Từ ISW đến lan tỏa triết lý giáo dục hòa h p,
tích cực, https://tdmu.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-nghien-cuu/tu-isw-den-lan-toa-triet-ly-
giao-duc-hoa-hop-tich-cuc-1, truy cập 10/06/2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc_the.pdf