Đường lối quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu chung của đất nước - công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặt biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - Người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
Để thực hiện mục tiêu này cần có hỗ trợ của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục, nhất là đội ngũ các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh góp sức.
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng,hoặc qua các đơn vị bài học. Nhưng điều đó không phải chỉ hiểu những từ đơn lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể năm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và và tiếng Anh nói riêng.
25 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh tiểu học bằng việc học từ mới qua các bài khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này giáo viên có thể quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao.
Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
* Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:
Thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tự tổ chức hoạt động học tập của mình. Vì thế, ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học từ mới. học từ mới có rất nhiều cách.
Ex: Hôm nay gv hướng dần học sinh học 10 từ về nhà ngày đầu tiên hs học 5 từ ngày thứ 2 học 5 từ cũ và 5 từ tiếp theo (ôn lại từ cũ ) và cứ như vậy ngày nào học sinh cũng ôn tập thì sẽ thuộc từ rất nhanh do vậy viêc học tập ở nhà thật quan trọng.
7. Sườn giáo án minh họa :
-Trước khi soạn giáo án giáo viên cần nắm vững vấn đề liên quan đến một giờ học.
- Đối tượng học sinh : lứa tưổi, trình độ chung , vốn kiến thức và kĩ năng đã có, điểm mạnh điểm yếu, sở thích, tâm lý
-Nội dung yêu cầu bài học: Trọng tâm ngôn ngữ (cấu trúc, từ vựng), các kĩ năng sẽ học. Đảm bảo nắm chắc kiến thức sẽ dạy và sử dụng được thành thạo vốn kiến thức đó.
- Môi trường, điều kiện dạy học: trường lớp, cách bố trí bàn ghế, các phương tiện có trong phòng họ.
- Các thủ thuật dạy học và bản chất của các hoạt động trên lớp.
-Sử dụng thành thạo các phương tiện trực quan và các phương tiện dạy học sẽ dùng vào bài.
Dưới đây là sườn một giáo án tiếng Anh 5.
Week 15: Period 59
Unit 10: How I learn English
Lesson 1(part1, 2)
I.Overview
1. Objectives:
By the end of the lesson SS will be able to ask and answer questions about one’s favourite school subject.
2. Language focus:
- Vocabulary: translator,difficult, best
- Sentence patterns: What subject do you like best? Science( I like science best)
3 . Resources: student books, puppets/ flashcards / pictures, CD,
II. Procedure
Content
Interaction
I. Warm up: - slap the board( subjects)
- T- WC
- Team work.
II. New lesson
1. Look, listen and repeat.
- Who are they? where are they from?
- What are they talking about ?
- Explain the title of this unit.
- T explains the requirement of the task.
- Run through all the pictures ( Characters/ places/ objects/activities)
- Model: T- Ps, P- P
- Play the recording all the way through( once)
- Listen and repeat.
- Ps practice in pairs/groups
2. Point, ask and answer
Eg: Picture a.
What subject is it? / Do you like it?
How often do you have it?
+ Vocabulary
Translator, difficult,best
+ Checking vocab: R& R
+ Sentence patterns
What subject do you like best?
Science( I like science best)
III. Reinforcement
- Repeat vocabulary and subjects.
IV. Homelink
- Learn by heart the words, sentence patterns you have learnt in this lesson.
- T explains the requirement of the task.
- Run through all the subjects.
- Teach vocabulary
- Model: T- Ps, P- P
- Ps practice in pairs
- Call on some pairs to perform in front of the class.
- Gives comment.
- T- WC
2.3. Kết quả nghiên cứu
* Tiêu chí đánh giá.
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập:
- Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
* Kết quả sau khi đánh giá.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, hầu rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em .
* So sánh với cùng kỳ năm trước.
Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập từ đầu năm học cho tới hết tháng 3.2014 năm hoc 2013 -2014 cuả học sinh ở lớp 5A và 5B.
Lớp
TS
học sinh
Giỏi
Tỷ lệ
Khá
Tỷ Lệ
TB
Tỷ Lệ
Yếu
Tỷ lệ
5A
35
18
51.4%
13
37.1%
2
2.7%
0
0
5B
35
2
2.7%
4
5.7%
21
60%
8
22.8%
Với kết quả cụ thể trên chúng ta đều thấy rằng chất lượng học tập của học sinh ở lớp 5A - lớp có áp dụng đề tài cao hơn hẳn so với các lớp còn lại. Điều đó cho thấy đề tài mà tôi đang nghiên cứu phần nào đã mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy thực tế .
2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm.
Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh 4mỗi tuần 02 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nếu muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, giáo viên cần phải tìm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
Trong một tiết chương trình giáo viên cần lựa chọn 4- 5 từ để dạy. Các từ này phải thuộc loại hoạt động (active vocabulary) – nghĩa là các từ này học sinh sẽ sử dụng thường xuyên ở trên lớp nhằm rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Các từ này học ở bài trước và sẽ được ôn lại ở bài sau.
Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng một cách máy móc bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên, giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh.
Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy, lưu loát hay không đều phải phụ thuộc vào việc học thuộc lòng từ vựng và phát âm có chuẩn hay không.Giáo viên nên sử dụng băng VCD hay cassettes để dạy cách từ cho học sinh.Cho học sinh nghe băng để học là rất hiệu quả nâng cao kĩ năng nghe của học sinh rất nhiều.
Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt từ vựng, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của học sinh bởi dạy học phải luôn lấy học sinh làm trung tâm thì bài giảng mới thành công.
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết Luận
Trên đây là phương pháp dạy học cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khéo léo sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp cho các em học tập có kết quả.
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp Tiểu học, ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên. Điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy như thế nào để học sinh có hứng thú.
Giáo viên hạn chế giao bài tập về nhà cho học sinh.động viên học sinh hoàn thành bài tập tại lớp và đem về khoe với bố mẹ .Yêu cầu giáo viên sau khi hoàn thành tiết dạy, học sinh phải hiểu và nhớ được 80% bài giảng.
Để hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học với tư cách là một giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ tôi rất mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp xây dựng phương pháp dạy học mới ngày càng chuẩn mực, có hiệu quả hơn giúp cho các em học sinh ngày càng thích học ngoại ngữ, có thể học tập chủ động, giao tiếp tự tin bằng chính khả năng của mình.
- Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
Giáo viên đọc thêm sách báo nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện.
Giáo vên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát có tính chất trò chơi hay là từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể. (Riêng tôi, bản thân từng là cán bộ phụ trách rất hiệu quả công tác Đội - Đoàn thanh niên trong suốt 8 năm khi còn là giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Khê và công tác Công Đoàn trong ba năm . Nhờ đó tôi có cơ hội tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.) Muốn học sinh nói được, hát được thì học sinh phải thuộc từ và thuộc nội dung bài hát.
Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội dung các bài hát tự soạn, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số cấu trúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó, cùng với nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Do vậy mà tôi nghĩ vấn đề dạy từ vựng là vấn đề quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy tiếng anh nói chung.
2. Kiến nghị
* Từ nhiều năm nay do đặc thù của bộ môn nên môn Tiếng Anh chỉ được coi là môn tư chọn ở bậc tiểu do vậy học sinh rất coi thường bộ môn này.Các em học chỉ để chống đối chứ chưa có ý thức học tập nên kết quả học tập chưa cao.
Cá nhân tôi cũng như giáo viên trong tổ rất mong được sự quan tâm hơn nữa của nhà trường, các bậc phu huynh, và của các cấp lãnh đạo.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tổ chức nhiều buổi chuyên đề cấp cụm để toàn thể giáo viên trong huyện được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
* Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài :
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho những thiếu sót, hoàn thiện hơn những ưu điểm mà đề tài đã đạt được trong thời gian qua và có hướng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ ở các khối lớp 5 của trường mà có thể áp dụng cho các khối khác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng chí giáo viên và các em học sinh khối 5 trường Tiểu học Quyết Thắng đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Đông Triều, Ngày 24 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách tiếng Anh 5 , Work book và Teacher's book.
2. Phương pháp dạy tiếng anh ở tiểu học.
3. Sổ tay tóm tắt kiến thức Tiếng Anh.
4.Sách tham khảo.
V. PHỤ LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài.
1
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Thời gian địa điểm
3
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
3
II.PHẦN NỘI DUNG
5
1. Chương trình 1: Tổngquan
5
1.1. Cơ sở lý luận.
5
1.2. Cơ sở thực tiễn
5
2. Chương 2: Nội dung vấn đề cần nghiên cứu
7
2.1. Thực trạng
7
2.2. Các giải pháp
8
2.3. Kết quả
18
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm
19
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21
1. Kết luận
21
2. Kiến nghị
22
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
V. PHỤ LỤC
25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bien_phap_day_tu_vung_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_bang_viec_hoc_tu_moi_qua_cac_bai_khoa_8179.doc