Ở người cao tuổi, mọi cơ quan trong cơ thể đều có những biểu hiện của sự
lão hóa như bạc tóc, nhăn da, giảm khả năng điều hoà thân nhiệt như kém chịu
nóng, kém chịu lạnh, các thay đổi về hành động, xử thế, vóc dáng, thân hình. Hai
con mắt cũng có nhiều thay đổi như xệ mi mắt, thâm quầng mắt, đục thủy tinh thể,
viễn thị.
Cùng với sự lão hóa của cơ thể, đôi mắt cũng in đậm dấu vết của thời gian.
Tùy sức khỏe và điều kiện sống, dấu hiệu lão hóa mắt sẽ đến sớm hay muộn,
nhanh hay chậm với những biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Khi nào ta biết mình
đã "chân chậm mắt mờ "? Phải chăng đó là khi xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu
sau đây
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi
Thoái hóa giác mạc.
Ở người cao tuổi, mọi cơ quan trong cơ thể đều có những biểu hiện của sự
lão hóa như bạc tóc, nhăn da, giảm khả năng điều hoà thân nhiệt như kém chịu
nóng, kém chịu lạnh, các thay đổi về hành động, xử thế, vóc dáng, thân hình... Hai
con mắt cũng có nhiều thay đổi như xệ mi mắt, thâm quầng mắt, đục thủy tinh thể,
viễn thị...
Cùng với sự lão hóa của cơ thể, đôi mắt cũng in đậm dấu vết của thời gian.
Tùy sức khỏe và điều kiện sống, dấu hiệu lão hóa mắt sẽ đến sớm hay muộn,
nhanh hay chậm với những biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Khi nào ta biết mình
đã "chân chậm mắt mờ "? Phải chăng đó là khi xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu
sau đây:
Xệ mi mắt:
Dấu hiệu mi mắt xệ xuống là do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi, da mí
bị nhão tạo thành những túi mỡ ở cả mí trên và mí dưới, hay da nhăn nheo ở khóe
mắt. Để khắc phục chứng xệ mi mắt cần chăm sóc da mặt cẩn thận có thể giữ được
khóe mắt trẻ lâu bằng cách: khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì
có thể làm da nhăn và xệ; hằng ngày phải ngủ đẫy giấc; tránh các tâm trạng bị
căng thẳng, stress hay mệt mỏi. Nếu mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt
có thể bị thâm quầng.
Biến đổi của thủy tinh thể: Khi còn trẻ tuổi, thủy tinh thể còn mềm mại,
trong suốt, có thể phồng lên hay xẹp lại rất dễ dàng, nên có thể nhìn từ xa đến gần
mà không thấy mỏi mắt vì biên độ điều tiết rất lớn. Ở người cao tuổi, thủy tinh thể
bị ảnh hưởng do sự lão hoá sớm nhất, đến tuổi 40 thủy tinh thể bắt đầu cứng, độ
đàn hồi giảm, khả năng điều tiết giảm. Khi đó bệnh nhân nhìn xa rõ nhưng nhìn
gần mờ và thấy nhanh mỏi mắt. Lúc này bệnh nhân muốn đọc phải giơ sách báo ra
xa mới đọc được. Muốn đọc gần phải đeo kính hội tụ, nên kính đọc sách còn được
gọi là kính lão. Nếu mắt không bị cận thị thì người bình thường khoảng 40 tuổi bắt
đầu phải đeo kính lão một đi-ốp.
Thị lực giảm: Khi thủy tinh thể đã cứng hoặc chiết xuất tăng hay nhân hóa
lỏng do sự biến đổi các thành phần hóa học và chuyển hóa ở trong thủy tinh thể,
thủy tinh thể trở nên đục và sinh cườm, lúc này bệnh nhân nhìn thấy mờ, thậm chí
không nhìn thấy. Khi đó bắt buộc phải phẫu thuật để thay thủy tinh thể mới cải
thiện được thị lực.
Bệnh cườm nước: Ở người cao tuổi, thủy tinh thể to, vùng bè bị suy thoái
gây tắc nghẽn, thủy dịch khó hoặc không thoát ra được làm cho áp suất trong mắt
tăng cao gây nên bệnh cườm nước. Biểu hiện là: nhức mắt, nhức đầu, làm chết tế
bào thần kinh thị giác dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy để phòng tránh bệnh này,
những người trên 40 tuổi nên đi khám để đo nhãn áp 6 tháng hay một năm một lần
nhằm phát hiện sớm bệnh cườm nước và điều trị kịp thời tránh biến chứng mù lòa.
Thay đổi ở kết mạc: Nhìn vào kết mạc thấy kém long lanh vì có nhiều
mạch máu phát triển, nhiều người có mộng thịt hay mộng mỡ do tích tụ lâu ngày,
mắt bắt đầu bị khô do nước mắt tiết ra ít dần, kết mạc bị mờ đục hơn so với trước
đây. Từ giai đoạn này, bệnh nhân có thể nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt hoặc nước
mắt nhân tạo để chống khô mắt, cho mắt được long lanh, trơn ướt, thị lực sẽ tốt
hơn.
Suy thoái giác mạc: Dấu hiệu lão hóa ở giác mạc là giác mạc bị suy thoái
và mờ đục dần dần. Biểu mô giác mạc dễ trầy xước sinh ra hiện tượng mây mờ vì
thiếu nước mắt. Tế bào lớp nội mô mất dần sinh đục làm cho mắt nhìn mờ dần.
Muốn phòng tránh phải nhỏ thuốc nhỏ mắt sát khuẩn hay nước mắt nhân tạo để
bảo vệ mặt trước của giác mạc.
Yếu hay liệt cơ vận nhãn: Ở người cao tuổi có thể do thiếu máu nuôi
dưỡng nên một số cơ vận nhãn bị suy yếu hoặc liệt hẳn, gây rối loạn vận động
nhãn cầu. Khi cơ bị suy yếu dần, thì mắt cũng giảm dần khả năng nhìn lanh lẹ, khả
năng bắt hình ảnh cũng suy giảm, có khi nhìn thấy hai hình (song thị) hay mắt bị
lé do liệt cơ.
Biến đổi ở thể pha lê: Quá trình lão hóa do tuổi cao, thể pha lê bị suy
thoái, dần dần hóa lỏng, bệnh nhân thấy xuất hiện các đốm hay dải đục nhìn thấy
đen giống như "ruồi bay" trước mắt. Cần lưu ý rằng hiện tượng "ruồi bay" là một
bệnh lý ở mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi do dịch kính bị vẩn đục gây nên. Các
trường hợp: suy nhược cơ thể, có bệnh lý ở mắt, dịch kính sẽ bị vẩn đục. Một số
bệnh ở mắt có thể làm cho dịch kính bị vẩn đục như: xuất huyết dịch kính tự phát
hay do chấn thương; bệnh nhiễm tinh bột (amyloidosis), nhiễm cholesterol, bệnh
dịch kính võng mạc xuất tiết di truyền, vẩn đục dịch kính hình sao, viêm màng bồ
đào, nhiễm ký sinh trùng như bệnh Toxocara và bệnh ấu trùng sán lợn... Nhiều
người cao tuổi còn thấy có những chớp sáng là do bóng của thể pha lê.
Suy thoái hoàng điểm, võng mạc: hoàng điểm là nơi tập trung các thần
kinh thị giác giúp nhìn rõ các chi tiết và nhìn màu. Khi bị suy thoái hoàng điểm,
bệnh nhân nhìn hình không rõ ràng, hoặc nhìn hình bị méo mó. Bệnh nhân còn bị
suy thoái các tế bào ở ngoại biên võng mạc gây nên bệnh quáng gà, với triệu
chứng là không nhìn được lúc chập choạng tối. Trường hợp các mạch máu bị tắc
nghẽn, thiếu máu nuôi dưỡng thần kinh thị giác, khi đó sẽ bị viêm thị thần kinh
làm mắt mơ dần, tầm nhìn bị thu hẹp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_benh_ve_mat_o_nguoi_cao_tuoi_9.PDF