Một số bệnh trẻ em hay gặp phải
Thấp tim cấp có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở độ tuổi từ 5 - 15 tuổi, là hậu
quả sau khi mắc bệnh do liên cầu. Bệnh gây tổn thương cấp tính ở tim
dẫn đến tử vong. Đồng thời gây tổn thương lâu dài các van tim đặc biệt
van hai lá ở phụ nữ và van động mạch chủ ở nam giới.
Đặc điểm mắc bệnh: Thấp tim là một quá trình miễn dịch toàn thân xảy
ra tiếp sau nhiễm liên cầu khuẩn tan máu ở họng. Khác với hiểu biết
trước kia, những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng nhiễm khuẩn
mủ da không liên quan với thấp tim. Bệnh khởi phát sau khi nhiễm liên
cầu khoảng 1-5 tuần, hay gặp trong 2-3 tuần. Bệnh hiếm xảy ra trước 4
tuổi và sau 40 tuổi. Viêm tim và viêm van tim do thấp có thể làm biến
dạng van tim dần dần. Tỷ lệ tổn thương van tim thường gặp: van hai lá
25 - 80%; van động mạch chủ 30%, van 3 lá và van động mạch phổi
dưới 5%.
Biểu hiện lâm sàng: Bệnh thấp tim có nhiều triệu chứng phức tạp, nhưng
đã được Jone tiêu chuẩn hóa để chẩn đoán bệnh. Theo đó chẩn đoán thấp
tim được xác định khi một bệnh nhân có 2 tiêu chuẩn chính, hoặc một
tiêu chuẩn chính và hai tiêu chuẩn phụ như sau:
Các tiêu chuẩn chính: Viêm cơ tim, viêm đa khớp di chuyển, múa giật
sydenham, nốt cục dưới da, hồng ban vòng.
- Viêm tim: Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Chỉ
cần có một hay nhiều hơn trong các dấu hiệu sau đều xác nhận có viêm
tim: viêm màng ngoài tim, ít gặp ở người lớn và được chẩn đoán bằng
tiếng cọ màng ngoài tim hoặc dấu hiệu tràn dịch màng ngoài tim trên
siêu âm; Tim to, được phát hiện bằng các dấu hiệu do thầy thuốc khám
thực thể, Xquang hoặc siêu âm; Suy tim ứ trệ, suy tim phải hoặc suy tim
trái, trong đó suy tim phải hay gặp ở trẻ em với gan to và đau do hở van
ba lá; Tiếng thổi hở van hai lá hoặc hở van động mạch chủ, có hoặc
không có viêm van kết hợp.
Nếu không có các dấu hiệu trên, chẩn đoán viêm tim dựa vào các triệu
chứng ít đặc hiệu sau: điện tâm đồ bất thường, đặc hiệu nhất là khoảng
PR dài ra trên 0,04 giây so với mức bình thường của bệnh nhân; Tiếng
tim thay đổi; Nhịp nhanh xoang kéo dài cả trong giấc ngủ và tăng lên khi
gắng sức nhẹ; Các rối loạn nhịp, ngoại tâm thu.
- Viêm khớp di chuyển gặp ở 75% các ca bệnh, thường tổn thương ở các
khớp lớn như mắt cá chân, cổ tay, đầu gối và khuỷu. Ở người lớn có thể
chỉ tổn thương một khớp. Viêm khớp của bệnh thấp tim cấp rất đau và
thường kéo dài từ 1-5 tuần, sau giảm dần mà không để lại di chứng.
Điểm đặc trưng là viêm khớp đáp ứng nhanh chóng với điều trị bằng
salicylat hoặc các thuốc không steroid.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
thap_tim_cap.pdf
tim_hieu_tam_ly_tre_tu_1_tuoi_den_3_tuoi_5108.pdf
tre_bi_an_tinh_hoan_nen_duoc_mo_som.pdf
tre_coi_xuong_.pdf
tre_de_bi_benh_tim.pdf
tre_de_bi_viem_tai_giua_tiet_dich.pdf
tre_mut_tay_de_bi_nhiem_giun_kim.pdf
tre_so_sinh_co_nen_kieng_nang_gio.pdf
tre_sot_.pdf
tre_thieu_hut_men_g6pd_va_con_tan_mau_cap.pdf
tu_ky_o_tre_em_co_phai_do_nuoi_day_cua_gia_dinh.pdf
vang_da_so_sinh_co_nguy_hiem_khong.pdf
viem_niem_mac_mui_o_tre_5_tuoi.pdf
viem_va_.pdf
xu_tri_khi_bi_tre_sac_sua.pdf
xu_tri_viem_mui_o_tre_nho_khi_troi_lanh.pdf