Một số bệnh thường xẩy ra ở trâu bò

1. Nguyên nhân, triệu chứng

- Do siêu vi trùng gây ra, lây lan rất mạnh do sự chung đụng trực

tiếp giữa trâu bò khoẻ và trâu bò bệnh. Bệnh lây lan do người, súc vật không

khí từ vùng này sang vùng khác.

- Sốt cao 40 -41oC.

- Lở mồm: nướu răng, lưỡi, vành mồm nổi mụn rồi loét, ở con

cái vú có nốt loét.

- Long móng: viền móng, kẽ móng có mủ làm cho long móng

như đi khập khiểng đau đớn, thú đi khập khiễng có thể sút móng.

pdf12 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Một số bệnh thường xẩy ra ở trâu bò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẨY RA Ở TRÂU BÒ I. BỆNH LỞ MỒM, LONG MÓNG, H11. H12. 1. Nguyên nhân, triệu chứng - Do siêu vi trùng gây ra, lây lan rất mạnh do sự chung đụng trực tiếp giữa trâu bò khoẻ và trâu bò bệnh. Bệnh lây lan do người, súc vật không khí từ vùng này sang vùng khác. - Sốt cao 40 - 410C. - Lở mồm: nướu răng, lưỡi, vành mồm nổi mụn rồi loét, ở con cái vú có nốt loét. - Long móng: viền móng, kẽ móng có mủ làm cho long móng như đi khập khiểng đau đớn, thú đi khập khiễng có thể sút móng. - Ngoài ra còn có hiện tượng như chảy nước miếng có dây, lưỡi cứng thè ra ngoài. Thú ăn không được hay nút gió thành tiếng. 2. Phòng trị. - Tiêm phòng vacxin lở mồm long móng 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 là 30 ngày sau đó cứ 6 tháng nhắc lai. - Tiêm phòng cấp tốc khi có dịch bệnh cấm xuất nhập trâu bò đối với vùng có bệnh. - Tập trung chữa trị các mụn loét ở miệng và vú. - Dùng các chất chua khế, chanh... chữa vết loét ở miệng, hàng ngày rửa sạch sẽ sau đó bôi kháng sinh mỡ - Rửa sạch mủ chân, kẽ móng bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó bôi kháng sinh mỡ vào rồi dùng giẻ sạch bọc móng hoặc dùng băng băng lại. - Rửa vú, bầu vú bằng các chất sát trùng nhẹ như thuốc đỏ, xanh Metylen. - Cho thú ăn cháo gạo, cháo cám, cỏ non, uống nước rau má, rau muống. - Sau khi thú khỏi bệnh giữ thú 10 - 15 ngày mới cho làm việc lại. II. BỆNH LAO. 1. Nguyên nhân và triệu chứng. - Do vi trùng Myczobactericum Tuberculosis gây ra. - Người, gia súc, gia cầm đều có thể mắc phải. - Bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp, lây qua sữa, thức ăn, nước cũng có nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra có thể gây bệnh lao phổi, lao xương, lao não tuỷ, lao vú. - Súc vật thường sốt nhẹ và kéo dài thở ra ngắn, khó thở, ho từng cơn có đờm, con vật sốt đi sốt lại chảy nước mũi, khi gần chết nhiệt độ hạ thấp. 2. Phòng và trị bệnh. - Nuôi dưỡng chăm sóc tốt, cho trâu bò làm việc điều độ. Cách ly người và gia súc mắc bệnh. Gia súc mới mua phải nhốt riêng ít nhất 45 ngày để kiểm tra theo dõi mới cho nhập đàn. - Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ thoáng, thường xuyên tiêu độc chuồng trại bằng nước vôi, Foormol 3%. Định kỳ kiểm tra sức khoẻ đàn trâu bò. - Đối với người khi sử dụng các sản phẩm: sữa tươi phải tiệt trùng kỹ, thịt dùng phải qua sự kiểm soát giết mổ của cán bộ thú y. - Điều trị bệnh lao phải lâu dài và rất tốn kém, không kinh tế. Gia súc bị lao sẽ thải mầm bệnh làm lây lan cho người và súc vật. Khi phát hiện trâu bò mắc bệnh lao phải loại thải. III. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG 1. Nguyên nhân và triệu chứng - Do vi trùng gây nên, bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa cuối mùa khô. - Do chăm sóc kém, thiếu dinh dưỡng, không được tiêm phòng . - Bò khó thở, sưng hầu, sốt cao, nước mồm, nước mũi chảy, chướng hơi. - Bò bỏ ăn, thể quá cấp bò hộc máu rồi chết ngay. 2. Phòng và trị bệnh. - Dùng kháng sinh: Penicilline 1 triệu UI/50 kg thể trọng + Steptomicin 1 gram/50 kg thể trọng kết hợp với nước cất 10 ml tiêm bắp 4-5 ngày, 2 lần/ngày. - Ngoài ra có thể sử dụng thuốc TiloD-C, Gentalio 1ml/10 kg thể trọng ngày tiêm 1 lần cho 4-5 ngày. - Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng 2ml/con, một năm tiêm 2 lần. IV. BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ 1. Nguyên nhân và triệu chứng. - Trâu bò ăn cỏ tươi vào đầu mùa mưa sau một thời gian ăn rơm hay những cỏ ướt sương vào buổi sáng sớm cũng có thể bị nhiễm. - Trâu bò ăn thức ăn cũ như rơm mốc, cỏ mốc, cỏ ngập nước lâu ngày dính bùn đất. - Trâu bò biếng ăn không nhai lại bụng trái căng to lên có khi trâu bỏ ăn. - Chúng bứt rứt đứng lên nằm xuống, dẫy chân, mõm đập vào chỗ phình bụng. - Thở khó, mũi nở rộng, cổ dương thẳng, mắt trợn trắng, sợ sệt có khi kêu la, các hậu môn bầm tím, có thể chết sau vài giờ hoặc vài ngày. 2. Điều trị và phòng bệnh - Xoa đầu bằng dầu nóng, lấy rơm chà, xát mạnh 2 bên sườn nhất là bên hông trái hoặc dùng giẻ bọc muối rang hay rượu, dấm trộn lẫn chà xát hoặc cho uống nước muối. - Tiêm Dilocazpine 180 - 270 mg/con tiêm dưới da. - Trường hợp nặng: dùng Troca hay ống trúc vót nhọn đâm thẳng dạ cỏ cho xì hơi ra. - Vị trí tiêm: tiêm vào hông trái, giữa chỗ lõm xương hông. Khi tiêm xong phải bôi thuốc đỏ vào chỗ rách da. Sau đó cho trâu bò ăn cháo từ từ. V. BỆNH SÁT NHAU 1. Nguyên nhân. - Do bò bị viêm nội mạc tử cung và viêm màng thai. - Do nuôi dưỡng không tốt: bò mẹ thiếu canxi và nguyên tố vi lượng. - Bò thiếu vận động khi có thai. 2. Điều trị - Sau khi bò đẻ 12 giờ mà nhau chưa ra thì có thể tiêm thuốc gây co bóp tử cung: Oxytoxin, Pituitriu. - Thụt Penicilline vào tử cung mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 triệu UI làm 2-3 ngày liền. VI. BỆNH VIÊM TỬ CUNG 1. Nguyên nhân. - Cơ năng tử cung bị rối loạn. - Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không đúng làm tổn thương tử cung. 2. Điều trị - Có mủ chảy ra nhiều đến ít tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ. - Thụt rửa tử cung bằng dung dịch lugol 1%: 200-300 ml/lần vừa bơm nước vừa cho tay vào trực tràng vuốt cổ tử cung để dung dịch Lugol chảy ra. cứ 3 ngày thụt 1 lần cho đến khi khỏi. VII. BỆNH VIÊM VÚ 1. Nguyên nhân. - Do một số vi trùng gây ra trong trường hợp: mất vệ sinh trong chăn nuôi, vú bị xây xát... - Do bò mắc một số bệnh khác như: viêm tử cung, suy dinh dưỡng. - Bò sốt bỏ ăn. - Bầu vú sưng, nóng đỏ, đau, lượng sữa giảm. 2. Điều trị - Bơm kháng sinh vào núm vú hoặc tiêm vào gốc vú Penicilline 1 triệu UI/50kg thể trọng. Ngày tiêm 2 lần. - Dùng thêm Vitamin C, B1 trợ sức cho bò. - Đảm bảo vệ sinh trong chuồng nuôi. - Nuôi dưỡng đầy đủ. - Chữa kịp thời mọi vết thương ở vú. IIX. BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU. Có hai bệnh ký sinh trùng đường máu thường gặp ở trâu bò là Biên Trùng và Lê dạng trùng. Trong đó bệnh Biên trùng thường phổ biến hơn. Đối với bệnh Biên trùng thường phổ biến hơn. Đối với bệnh Biên trùng điều trị công hiệu nhất là Rivanôn tiêm vào tĩnh mạch theo công thức: - Rivanôn : 0,2 gam - Cồn 900 : 60 ml - Nước cất : 120 ml - Tiêm vào tĩnh mạch cho bò trưởng thành 2-3 ngày liên tục (350 - 400 kg thể trọng). Ngoài ra có thể dùng: Azidin, Berenil, Tryparen, Trypamydium. IX. BỆNH SÁN LÁ GAN - Do sán Fascicola Hepatica gây ra. Sán sống trong gan. - Ỉa chảy nặng, thiếu máu, gầy rạc. Có tích nước ở hàm, dưới bụng. - Định kỳ tẩy sán lá gan cho bò. - Không cho bò uống nước ở nơi bùn lầy nước đọng. - Tẩy sán lá gan bằng thuốc:- Fasimex liều 1 viên cho 75 kg thể trọng. - Dertil B, TolxanF, Paciolid, Facinex. X. BỆNH GIUN ĐŨA Ở BÊ 1. Nguyên nhân: Do giun đũa. 2. Triệu chứng Bê mệt mỏi, đau bụng, phân lúc đầu táo sau đi lỏng, phân có thể lẫn mũi và máu. 3. Điều trị. - Để bê nhịn ăn, cho uống muối tiêu sau đó cho uống 15 ml nước vôi trong 5% hoặc Galidan 0,5 gam/8-10 viên/ngày, trong 3-5 ngày, Levamisol, Ivermectin, Fenbendazol. Có thể cho bê uống các lá chát sắc đặc như lá ổi, lá sim.. XI. BỆNH GHẺ 1. Nguyên nhân. - Do ve, ruồi, muỗi bám bên ngoài có khả năng truyền bệnh từ trâu bò ốm sang trâu bò khoẻ mạnh. 2. Điều trị. - Dùng 1,25 Levegon + 0,3 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào một lít nước rồi lắc cho thuốc tan đều sau đó lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc trên bôi toàn thân trâu bò để diệt ve ruồi. - Ngoài ra có thể dùng Hatox phun ngày 2 lần toàn bộ thân trâu bò.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_9147.pdf
Tài liệu liên quan