Hãy thử tưởng tượng một nhân viên chúi mũi từ sáng đến chiều viết 3-4
cái tin hoặc biên tập 20-25 cái tin, có thể được chừng 50% chất lượng
cao, nhưng một xếp giỏi không bao giờ “cưng” loại nhân viên chỉ cần cù
như ong này.
Những người có kỹ năng quản lý thời gian sẽ có tư duy rành mạch
hơn, rõ ràng hơn, họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn.
Chắc chắn như thế! Và rõ ràng là họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đào
sâu nghiên cứu những vấn đề chuyên ngành, hay đơn giản là làm những
công việc riêng.
Thay đổi thói quen bây giờ cũng chưa muộn. Và cũng chẳng khó khăn
gì. Dưới đây là vài điểm để tham khảo.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một số bài viết hay về quản lý nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý nhân sự - nghề "HOT"
Hiện nay, nhiều công ty sẵn sàng trả mức lương trên dưới 1.000
USD/tháng nhưng tìm không ra ứng viên trưởng phòng, quản lý nhân sự.
Nghề quản lý nhân sự đang thực sự có giá.
Nắm giữ “linh hồn” của người lao động và sắp xếp họ đúng việc là
chuyên môn của một người quản lý nhân sự hiện nay. Số lượng người
lao động càng đông thì trách nhiệm quản lý nhân sự càng nặng nề.
Giống như một người mẹ, người quản lý nhân sự phải gần gũi, chăm lo
đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động theo đúng pháp luật.
Ngoài ra, người quản lý nhân sự còn phải tạo sự đoàn kết, gắn bó thân
thiện giữa những người lao động với nhau trong một mái ấm chung -
công ty, doanh nghiệp.
Trong cơn lốc cạnh tranh, biến động về nhân lực gay gắt, để giữ chân
người lao động, người quản lý nhân sự phải nghiên cứu đề ra chính sách,
chế độ tiền lương phù hợp, khuyến khích người lao động làm việc hiệu
quả hơn và cống hiến cho công ty nhiều hơn.
Nếu việc tư vấn về chính sách tiền lương và các chế độ khác không thỏa
đáng thì doanh nghiệp sẽ lãnh hậu quả đầu tiên. Khi đó, người lao động
sẽ bỏ đi nơi khác làm việc hoặc nảy sinh tranh chấp dẫn đến khiếu nại,
đình công…
Và để việc thực thi các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng
pháp luật về lao động, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động,
đòi hỏi người quản lý nhân sự phải am hiểu, cập nhật các qui định của
Bộ luật Lao động và các chế độ chính sách mới liên quan đến quyền lợi
của người lao động. Không những thế để công ty phát triển bền vững,
người quản lý nhân sự còn phải biết hoạch định chính sách phát triển
nguồn nhân lực cho công ty trong hiện tại và tương lai.
Thấy rõ vai trò tối quan trọng của công tác quản lý nhân sự theo hướng
chuyên môn hóa, hiện các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước có
qui mô lao động từ vài chục đến vài trăm lao động trở lên đều săn lùng,
tuyển mộ trưởng phòng, giám đốc nhân sự giỏi.
Với tốc độ đầu tư vào Việt Nam gia tăng, gần đây nhu cầu tuyển trưởng
phòng, giám đốc nhân sự ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng
vọt. Thế nhưng, trước hai điều kiện đòi hỏi ứng viên vừa giỏi chuyên
môn, nghiệp vụ vừa giỏi ngoại ngữ, nhiều công ty có vốn đầu tư nước
ngoài ở TPHCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương… đều
đau đầu vì tìm không ra người.
Và để tuyển được các ứng viên sáng giá, nhiều công ty có vốn đầu tư
nước ngoài, liên doanh sẵn sàng trả mức lương 300 - 500 USD/tháng trở
lên cho chức danh trưởng, phó phòng nhân sự và 1.000 - 2.000
USD/tháng trở lên cho chức danh giám đốc nhân sự. Trong khi thị
trường lao động đang nóng lên bởi nhu cầu săn lùng, tuyển mộ quản trị
viên cao cấp về nhân sự thì nguồn đào tạo cung ứng lao động thuộc lĩnh
vực này hầu như chưa khởi động.
Ở các trường đại học, cao đẳng hiện chỉ có một số môn học liên quan
đến lĩnh vực quản lý nhân sự, còn ngành học mới chuyên về quản lý
nguồn lực con người (nhân sự) chưa có mã số đào tạo. Do không được
đào tạo bài bản nên nguồn lao động quản trị nhân sự trên thị trường chủ
yếu hình thành và phát triển tự phát. Họ tự học nghề và tích lũy kinh
nghiệm là chính nên chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Và trước tình trạng khan hiếm này, các quản trị viên cao cấp về nhân sự
thường “làm giá” và có xu hướng chuyển đổi chỗ làm việc liên tục. Điều
này gây khó khăn không nhỏ đối với các công ty, doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Thanh Thanh