Bài báo đưa ra những phương hướng đào tạo mới trong việc giảng
dạy ngôn ngữ để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn
hiện nay. Mục tiêu chính của những phương hướng này là tạo cho sinh viên những
kĩ năng cần thiết cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, cụ thể là trong tình hình
biển Đông có nhiều biến động hiện nay. Những kiến thức cần yếu cho hướng đào
tạo này bao gồm lịch sử Việt Nam, trong đó có vấn đề đấu tranh bảo về biển và hải
đảo của tổ quốc; những cơ sở pháp lý của vấn đề biển, trong đó có những điểm căn
bản của Luật biển Việt Nam, trong đó có hệ thống văn bản pháp quy của Chính
phủ; Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; Luật Biển quốc tế
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu đấu tranh bảo vệ tổ quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu là thành tố nghĩa của phát ngôn mà tính chân thực của nó là cần yếu để phát ngôn
đó: 1. không dị thường về ngữ nghĩa (tức là tiền giả định ngữ nghĩa); và 2. trở nên thích
hợp trong ngữ cảnh cụ thể này (tức là tiền giả định ngữ dụng). Cần lưu ý rằng trong ý
thức thì tiền giả định đi trước phát ngôn, tiền giả định là giả thiết, ước đoán về kiến thức
của người nghe rồi. Tiền giả định được ứng dụng để đọc, nghe hiểu các diễn ngôn và để
tạo các diễn ngôn của mình.
Hoặc khái niệm hàm ý (Импликатура) chính là các bình diện ý và nghĩa không thể
hiện bằng chữ, ý hay nghĩa đó không được xác định trực tiếp bằng cấu trúc quy ước của
các biểu thức ngôn ngữ, tức đó là những gì được ngụ ý. Hàm ý có hai dạng: 1. Hàm ý
quy ước được nhận diện qua ý nghĩa các từ được dùng, tức là tiền giả định ngữ nghĩa. 2.
Hàm ý giao tiếp được xác định do các sai lệch không chấp hành tuân thủ những nguyên
tắc giao tiếp chính yếu như nguyên tắc hợp tác, nhưng các sai lệch này có giá trị về giao
tiếp.
Ví dụ, trong Hiến pháp Hoa Kỳ có nhiểu điều mà việc hiểu tiền giả định và hàm ý
của chúng trở nên rất cấp bách để biết và vận dụng văn bản pháp quy rất quan trọng cho
một quốc gia như Hoa Kỳ.
Trong điều III khoản 3 có viết “Статья III, Раздел 3. Государственной изменой
Соединенным Штатам считается только ведение войны против них или
присоединение к их врагам, оказание врагам помощи и поддержки. Никто не
может быть осужден за государственную измену, кроме как на основании
показаний двух свидетелей об одном и том же очевидном деянии или же
собственного признания на открытом заседании суда.
Конгресс правомочен определять наказание за государственную измену, но
осуждение за государственную измену не влечет за собой поражения в правах
16
потомства или конфискации имущества, иначе как при жизни осужденного
лица.”. Trích theo narod. ru/constusa.html. “ Tội phản quốc
chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm hành vi gây chiến tranh chống lại nước này hoặc liên kết
với kẻ thù, trợ giúp và ủng hộ chúng. Không một ai có thể bị phán quyết về tội phản
quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội về hành vi
đó tại phiên tòa công khai.
Quốc hội có quyền xác định hình phạt cho tội phản quốc. Nhưng việc kết án tội
phản quốc không dẫn đến việc trừng phạt hay tịch thu tài sản đối với những người thân
của kẻ phạm tội, mà chỉ tiến hành thực hiện đối với bản thân kẻ phạm tội mà thôi.”
Nguyên bản tiếng Anh: “Article. III. Section. 3.Treason against the United
States, shall consist only in levying War against them, or in adhering to their Enemies,
giving them Aid and Comfort. No Person shall be convicted of Treason unless on the
Testimony of two Witnesses to the same overt Act, or on Confession in open Court.
The Congress shall have Power to declare the Punishment of Treason, but no
Attainder of Treason shall work Corruption of Blood, or Forfeiture except during the
Life of the Person attainted.”. Dẫn theo
Tiền giả định có được từ điều III, khoản 3 này là Hoa Kỳ phải đương đầu với chiến
tranh hoặc xung đột, và đương nhiên đã, đang và sẽ có những kẻ phản quốc phản bội
quyền lợi của quốc gia. Hàm ý rút ra được từ nội dung điều III, khoản 3 là không thể coi
việc nói, bàn bạc, hay suy nghĩ về hành động phản quốc là tội phản quốc được. Đồng
thời thân nhân, họ hàng của kẻ phản quốc không thể phải chịu chung tội phản bội với kẻ
phản quốc đó.
Ví dụ nêu trên chứng tỏ về tính quan trọng trong việc áp dụng các tri thức ngôn
ngữ học, cụ thể là ngữ dụng học, vào xử lý văn bản (hay ngôn bản và diễn ngôn) thuộc
những lĩnh vực liên quan tới pháp lý. Những bài tập thực hành về dịch (xử lý văn bản
nguồn và đích) của cả dịch Nga – Việt và Việt – Nga đều yêu cầu tiếp cận về nhiều lĩnh
vực như văn hóa học, xã hội học, luật học, sử học, triết học, nhưng cần thiết hơn cả
vẫn là ngôn ngữ học, trong đó có ngữ dụng học. Cần chú ý rằng, khi cứu xét tới ngữ
dụng học là đã bao hàm cả lý thuyết văn bản và phân tích diễn ngôn, vì cần có sự tích
hợp các chuyên ngành này ngay trong ngữ dụng học rồi.
Những diễn tiến trên mặt trận bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cùng những
chuyển dịch mau lẹ của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia xung quanh vấn đề này đặt
ra nhiều thách thức cho tất các mọi công dân của đất nước ta. Việc đào tạo chuyên ngữ
của chúng ta có thể đóng góp phần mình, dù nhỏ bé, vào sự nghiệp giữ gìn chủ quyền
quốc gia. Những ý kiến nêu ra ở đây chỉ là phác thảo còn chưa đầy đủ và đòi hỏi sự góp
sức của các nhà khoa học cùng các nhà nghiên cứu để hiện thực hóa những mong muốn
như vậy. Những sinh viên giỏi và có mong muốn tham gia dịch thuật, viết bài, sưu tầm
tài liệu, cứ liệu hay nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ được đào
tạo riêng trong hệ thống đào tạo chung của khoa và nhà trường.
17
Một khi đã có hướng đào tạo như vậy rồi cần có địa chỉ tiếp nhận sinh viên sau khi
tốt nghiệp, chúng ta phải có tiếp xúc với những cơ quan đang công tác trong lĩnh vực
này để hợp tác cụ thể về các mặt hành chính cũng như chuyên môn với họ.
Có một số trang web chuyên đăng tải các bài nghiên cứu về biển Đông và sự
nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia như:
https://daisukybiendong.wordpress.com
www.tinbiendong.com
(Đây là số có đăng nhiều bài với chủ đề
về biển Đông)
Những cơ quan này có thể vừa là nguồn tư liệu học tập, vừa là cơ sở để thầy trò có
thể tiếp cận tham gia hoạt động cộng tác bằng cung cấp tư liệu sưu tầm, dịch bài hoặc
đăng tải nghiên cứu của mình bằng ngoại ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tiếng Nga
1. Алексеева И.С. Введение в переводоведение Учеб. пособие для студ.
филол. и лингв фак. высш. учеб. заведений. - СПб.: Филологический факультет
СПбГУ; М.: Академия, 2004.
2. Алимов В.В. Теория перевода: Пособие для лингвистов-переводчиков 2-е
изд. — М.: Ленанд, 2015.
3. Анцелевич Г.А. Международное морское право. Учебник. Киев,: Слово,
2004.
4. Барсегов Ю.Г. Мировой океан: право, политика, дипломатия. М.:
Междунар. отношения,1983.
5. Бархударов Л.С. Язык и перевод (Вопросы общей и частной теории
перевода) М.: «Междунар. отношения», 1975 г
6. Вылегжанин А.Н. Решения Международного Суда ООН по спорам о
разграничении морских пространств. М., 2004
7. Гуцуляк В.Н. Международное морское право (публичное и частное).
Учебное пособие. Ростов-н/Дону, 2006. 416 с.
8. Действующее международное право. В трех томах. Сост. проф.
18
Ю.М.Колосов и проф. Э.С.Кривчикова. Том первый. М., 1996
9. Комиссаров В.Н. Современное переводоведение Учебное пособие. М.:
ЭТС, 2002.
10. Конвенция ООН по морскому праву. 10 декабря 1982 г. Международное
право. Сборник документов. М., 2000
11. Конвенция о разрешении инвестиционных споров между государствами и
гражданами других государств от 18 марта 1965r.//U.N.T.S. V. 575, 1996
12. Международная конвенция о безопасности жизни на море от 1 ноября
1974 г.
13. Международное право в документах. 5-е изд. Сост. Блатова Н.Т., Мелков
Г.М. М., 2004, Международное публичное право. Сборник документов в 2 ч. //
Сост. и. авт. вступит, статьи К.А. Бекяшев, Д.К. Бекяшев, М., 2006
14. Международные конвенции Организации Объединенных Наций (ООН),
касающиеся мореплавания. Справочник. Сост. Л.А.Позолотин, В.Г.Торский.
Одесса, 2006-238 с.
15. Паршин А. Теория и практика перевода СПБ.: СГУ, 1999.
16. Федеральный закон 1995 г. «О континентальном шельфе Российской
Федерации» Федеральный закон от 31 июля 1998 г. «О внутренних морских
водах, территориальном море и прилежащей зоне Российской Федерации»
17. Швейцер А.Д. Теория перевода (статус, проблемы, аспекты) М.: Наука,
1988
2. Tiếng Anh
1. Agreement on Cooperation and Relationship between the United Nations and the
International Tribunal for the Law of the Sea. 18 December 1997
2. Bell Roger T. Translation and Translating: Theory and Practice Lоngman, 1993.
3. Newmark Peter. A texbook of translation Shanghai: Foreign language education
press, 1987
4. Nida Eugene A., Taber Charles R. The Theory and Practice of Translation Brill.
1982.
5. United Nations Convention on the Law of the Sea 1982. Commentary. Vol. V.
Dordrecht, Boston, London. 1989. P.381-383.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_huong_dao_tao_dap_ung_nhu_cau_dau_tranh_bao_ve_to_quoc.pdf