Một cách nhận diện ca dao hiện đại

Thực tếcho thấy, ranh giới giữa một sốthểloại của văn học dân gian cổtruyền và văn

học dân gian hiện đại, giữa ca dao cổtruyền và ca dao hiện đại đôi khi chưa có sựphân

định rõ ràng. Chẳng hạn, đối với thểloại ca dao, các nhà nghiên cứu lấy mốc lịch sửlà

cách mạng Tháng Tám năm 1945 đểphân biệt hai bộphận ca dao cổtruyền và hiện đại.

Đó là cách phân chia có cơsởkhoa học, phù hợp với sựphát triển của xã hội, văn hóa,

lịch sử. Song, nếu chúng ta quan niệm những lời ca dao cổtruyền đã sưu tầm ởdạng

"tĩnh" và những lời ca dao cổtruyền còn sống trong môi trường sinh hoạt của dân chúng

là những lời ca dao cổtruyền ởdạng "động" thì sẽxảy ra tình trạng: ởdạng ”động”,

chúng có thểtồn tại dưới hai hình thức. Thứnhất, chúng vận động trong môi trường sinh

hoạt và những đặc điểm của truyền thống nghệthuật cũ đã có sựcải biên. Vềvấn đềnày,

tác giảChu Xuân Diên trong bài viết Vấn đềnghiên cứu văn học dân gian hiện đại đã có

những kiến giải thoả đáng và định hướng nghiên cứu cụthể. Thứhai, chúng vận động

trong môi trường sinh hoạt nhưng không có sựbiến đổi. Những lời ca dao đó vẫn mang

những đặc điểm của truyền thống nghệthuật cũ. Hình thức thứhai vừa nêu không nhiều

song không thểnói là không có. Với những trường hợp ấy, tiêu chí nhận diện là mốc lịch

sửrõ ràng chưa thỏa đáng.

Sựphân tích có tính chất khái quát ởtrên đã phản ánh phần nào quy luật vận động của

văn học dân gian trong tiến trình lịch sử. Chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng: một bộphận

văn học dân gian, trong đó có ca dao, tồn tại trong môi trường sinh hoạt mà vẫn giữ

nguyên toàn bộnhững đặc điểm nội dung, hình thức nghệthuật nhưchúng vốn có trước

cách mạng thì không có lý do gì đểxếp nó vào văn học dân gian hiện đại, cụthểlà ca dao

hiện đại được

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Một cách nhận diện ca dao hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan đến tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại - một bộ phận của thể loại văn học dân gian có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ cho đến tận ngày nay. Thực tế cho thấy, ranh giới giữa một số thể loại của văn học dân gian cổ truyền và văn học dân gian hiện đại, giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại đôi khi chưa có sự phân định rõ ràng. Chẳng hạn, đối với thể loại ca dao, các nhà nghiên cứu lấy mốc lịch sử là cách mạng Tháng Tám năm 1945 để phân biệt hai bộ phận ca dao cổ truyền và hiện đại. Đó là cách phân chia có cơ sở khoa học, phù hợp với sự phát triển của xã hội, văn hóa, lịch sử. Song, nếu chúng ta quan niệm những lời ca dao cổ truyền đã sưu tầm ở dạng "tĩnh" và những lời ca dao cổ truyền còn sống trong môi trường sinh hoạt của dân chúng là những lời ca dao cổ truyền ở dạng "động" thì sẽ xảy ra tình trạng: ở dạng ”động”, chúng có thể tồn tại dưới hai hình thức. Thứ nhất, chúng vận động trong môi trường sinh hoạt và những đặc điểm của truyền thống nghệ thuật cũ đã có sự cải biên. Về vấn đề này, tác giả Chu Xuân Diên trong bài viết Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại đã có những kiến giải thoả đáng và định hướng nghiên cứu cụ thể. Thứ hai, chúng vận động trong môi trường sinh hoạt nhưng không có sự biến đổi. Những lời ca dao đó vẫn mang những đặc điểm của truyền thống nghệ thuật cũ. Hình thức thứ hai vừa nêu không nhiều song không thể nói là không có. Với những trường hợp ấy, tiêu chí nhận diện là mốc lịch sử rõ ràng chưa thỏa đáng. Sự phân tích có tính chất khái quát ở trên đã phản ánh phần nào quy luật vận động của văn học dân gian trong tiến trình lịch sử. Chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng: một bộ phận văn học dân gian, trong đó có ca dao, tồn tại trong môi trường sinh hoạt mà vẫn giữ nguyên toàn bộ những đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật như chúng vốn có trước cách mạng thì không có lý do gì để xếp nó vào văn học dân gian hiện đại, cụ thể là ca dao hiện đại được. Thực ra, vấn đề truyền thống “động” vừa nói ở trên hết sức phức tạp. Nó liên quan đến công tác sưu tầm, nghiên cứu trên phạm vi lớn mà hiện nay chúng ta chưa có điều kiện thực hiện. Nhưng nó không nằm trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này nên được nêu ra như một hướng suy nghĩ chứ chưa phải là một hướng nghiên cứu. Vấn đề chúng tôi quan tâm hơn là ranh giới giữa ca dao hiện đại với thơ của các tác giả chuyên nghiệp và thơ ca trong phong trào sáng tác văn nghệ quần chúng. Vấn đề này thực sự là mấu chốt gây ra những tranh luận về sự tồn tại hay không tồn tại ca dao hiện đại và như thế nào được coi là ca dao với tư cách là một thể loại của sáng tác dân gian?... Điều phức tạp gây ra những tranh luận vừa nêu suy cho cùng bắt nguồn từ chỗ chúng ta chưa chú ý tìm ra quy luật vận động của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng, chưa nghiên cứu một cách cụ thể bộ phận ca dao hiện đại và nhất là chưa định ra được tiêu chí nhận diện nó. Căn cứ vào thực tế, theo chúng tôi, việc định ra tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại là cần thiết và các tiêu chí đó phải thỏa mãn một cách tương đối những yêu cầu cụ thể về xác định ranh giới nêu trên. Ca dao cổ truyền mang những truyền thống nghệ thuật cũ, còn ca dao hiện đại mang những truyền thống nghệ thuật cũ đã được cải biên và những truyền thống nghệ thuật mới được định hình trong thời điểm lịch sử hiện tại. Như vậy, dấu ấn truyền thống đọng lại trong từng lời ca dao và đó là điều mà chúng tôi đặc biệt lưu ý khi tìm kiếm những tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại với tư cách là văn bản văn học dân gian đã định hình, với tư cách là những văn bản ở "một thời điểm xuất hiện của tác phẩm folklore, nó thể hiện một cách đầy đủ nhất các phẩm chất của tác phẩm folklore ở thời điểm ấy" (19). Có thể nói rằng, ranh giới giữa ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại xác định không gặp nhiều trở ngại lắm. Ranh giới giữa ca dao hiện đại với thơ ca của các tác giả chuyên nghiệp, thơ ca nảy sinh trong phong trào văn nghệ quần chúng khó xác định hơn rất nhiều bởi giữa chúng có mối liên hệ chằng chịt, đôi khi có những thời điểm chúng “gặp nhau, trùng lặp với nhau, hoà vào với nhau làm một.” (20) Song, giữa chúng vẫn có sự khác biệt bởi cuộc sống của chúng cơ bản là khác nhau. ở ca dao hiện đại chẳng hạn, với tư cách là một bộ phận của thể loại sáng tác dân gian, đương nhiên ít nhiều nó cũng phải vận động theo quy luật riêng của thơ ca dân gian và mang những truyền thống nghệ thuật của thể loại trữ tình này. Chẳng hạn, là sáng tác dân gian, tác phẩm sẽ mang đặc trưng tập thể, ít nhất với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, mang những đặc điểm nghệ thuật dân gian truyền thống và vận động theo quy luật của sáng tác dân gian như quy luật kế thừa truyền thống, quy luật chọn lọc tập thể... và những quy luật vận động biến đổi của lịch sử xã hội. Lời ca dao có tên tác giả sau có thể xác định là tác phẩm ca dao hiện đại dù nó chưa hội đủ tất cả các đặc trưng của sáng tác dân gian truyền thống bởi nó mang tâm lý sáng tác tập thể, mang dấu ấn nghệ thuật dân gian truyền thống: “Con kiến mày leo cành đa Leo phải cành cụt leo ra leo vào Thằng Mỹ cũng chẳng khác nào Miền Nam leo vào miền Bắc leo ra Loay hoay hơn chục năm qua Leo vào rồi lại leo ra cùng đường...” Nguyễn Thế Vinh (21) Nếu ở ca dao cổ truyền, hiện thực đời sống khách quan thu hút sự chú ý của tác giả dân gian là những vấn đề thiên về tâm sự riêng tư trong cuộc sống lứa đôi, thì ở ca dao hiện đại những sự kiện được quần chúng nhân dân chú ý nhất lại là những vấn đề liên quan tới vận mệnh dân tộc như kháng chiến, xây dựng, Tổ quốc đất nước. Có một số đặc điểm nghệ thuật được duy trì khá bền vững từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại là cách diễn đạt giản dị, mộc mạc và lời ca dao thường được làm theo thể thơ dân tộc - thể lục bát. Có lẽ bởi đây là thể thơ có “niêm luật (...) khá giản dị” (22) mà vẫn có sức biểu đạt lớn. Tuy nhiên, không phải lục bát là độc quyền của sáng tác dân gian, song trong ca dao, lục bát được sử dụng với tỷ lệ rất cao (khoảng > 90%) và là phương tiện biểu đạt nội dung hữu hiệu, sâu sắc. Còn thơ ca thành văn và thơ ca trong phong trào văn nghệ quần chúng chắc chắn cũng có quy luật vận động và đặc điểm nội dung, nghệ thuật riêng biệt. Về vấn đề này, có thể tham khảo thêm bài viết Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại của tác giả Chu Xuân Diên (23). ở đây, chúng tôi muốn lưu ý thêm rằng: quan điểm và thao tác nghiên cứu cần thiết là xem xét các hình thức thơ ca đó trong cùng một lát cắt đồng đại, trong mối quan hệ qua lại biện chứng song đồng thời cũng phải chia tách để khám phá chúng từ nhiều bình diện, đặng có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về bản chất nghệ thuật của từng loại. Từ những tìm tòi nghiên cứu trên, chúng tôi xin nêu ra một số suy nghĩ để trên cơ sở đó có thể nhận diện ca dao hiện đại: 1) Ca dao hiện đại là những tác phẩm ca dao mang đặc điểm nghệ thuật dân gian truyền thống, phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiện thực đời sống của nhân dân trong thời kỳ hiện đại. Ở đây, chúng tôi xin làm rõ hai điểm: Truyền thống nghệ thuật dân gian phù hợp với quan niệm nghệ thuật mới và hiện thực đời sống của quần chúng nhân dân trong thời kỳ hiện đại gồm những truyền thống nghệ thuật của ca dao cổ truyền được cải biên và những truyền thống nghệ thuật mới được định hình trên cơ sở tiếp thu những truyền thống nghệ thuật cổ truyền. - Truyền thống nghệ thuật dân gian bao gồm cả nội dung và hình thức nghệ thuật song thể hiện rõ nét nhất ở hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ, thể thơ, các mô típ mở đầu trong các lời ca dao,... Như thế, cũng có nghĩa đây chủ yếu là tiêu chí nhận diện về mặt hình thức - mặt tác động vào giác quan của người tiếp nhận trước tiên và mạnh mẽ nhất. 2) Ca dao hiện đại là những tác phẩm ca dao mang tâm lý sáng tác tập thể. Nói cách khác, đối tượng được phản ánh trong tác phẩm là những hiện tượng đời sống gây tác động vào một tập thể nhất định chứ không chỉ gây tác động vào từng cá nhân. Ở đây cũng có hai điểm xin nêu rõ: - Tâm lý sáng tác tập thể nảy sinh từ quá trình nhận thức và sáng tạo tập thể. ở ca dao hiện đại, chúng tôi thấy càng cần nhìn nhận đặc trưng tập thể sâu hơn về phương diện nó là một phạm trù thẩm mỹ của văn học dân gian. Không nên máy móc xem xét tính tập thể với tư cách là phương thức sáng tác lúc ca dao hiện đại mới ra đời để phán xét nó. - Tâm lý sáng tác tập thể cũng in dấu ấn ở hình thức nghệ thuật. Thí dụ, điều đó thể hiện ở việc nhiều người cùng ưa thích sử dụng những thể thơ, những biện pháp nghệ thuật, những biểu tượng tạo nên từ những sự vật quen thuộc trong đời sống của cộng đồng,... Tuy nhiên, tâm lý sáng tác tập thể biểu hiện chủ yếu ở nội dung tư tưởng tác phẩm. Bởi vậy, tiêu chí này nghiêng về nhận diện ca dao hiện đại từ góc độ nội dung tác phẩm. 3) Ca dao hiện đại có thể ra đời từ nhiều nguồn: từ những sáng tác mô phỏng của các tác giả chuyên nghiệp, từ những sáng tác của phong trào văn nghệ nghiệp dư, từ trong sinh hoạt văn hóa dân gian. Điều quan trọng là, những tác phẩm ca dao hiện đại ấy phải được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bằng phương thức truyền miệng, mang ý nghĩa thẩm mỹ của tính truyền miệng. Ở mục thứ ba này, chúng tôi chưa đặt vấn đề xem xét tính dị bản của ca dao hiện đại dù biết rằng tính dị bản là hệ quả tất yếu của tính tập thể và tính truyền miệng, vì những lý do đã trình bày ở phần phân tích chung. Chúng tôi muốn nhìn nhận ca dao hiện đại với tư cách là những tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đặc biệt là phải mang ý nghĩa thẩm mỹ của tính truyền miệng, thích hợp với nghệ thuật diễn xướng dân gian. Trên đây là một số vấn đề xoay quanh việc nhận diện ca dao hiện đại mà theo chúng tôi nên xem xét trong nghiên cứu thể loại ca dao nói chung, bộ phận ca dao hiện đại nói riêng. Lý giải một cách có cơ sở và đưa ra được những tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại còn là công việc khó giải quyết một cách thỏa đáng. Chúng tôi hy vọng rằng, những phân tích ở trên ít nhiều sẽ góp phần định ra được tiêu chí nhận diện ca dao hiện đại, góp phần hiểu đúng bản chất ca dao hiện đại - một bộ phận thơ dân gian vẫn đang tồn tại và vận động trong đời sống xã hội hiện nay. =================

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_cach_nhan_dien_ca_dao_hien_dai.PDF
Tài liệu liên quan