Môn: Tự nhiên và xã hội Lớp: 2 - Bài 12: Đồ dùng trong Gia Đình

Kể tên và nêu công dụng 1 số đồ dùng thông thường trong nhà.

- Biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.

- Biết sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.

- Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở mức độ bộ phận, rèn tính cẩn

thận, gọn gàng ngăn nắp.

pdf7 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Môn: Tự nhiên và xã hội Lớp: 2 - Bài 12: Đồ dùng trong Gia Đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KẾ HOẠCH DẠYHỌC MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - LỚP: 2 BÀI 12: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. Mục đích - Yêu cầu: - Kể tên và nêu công dụng 1 số đồ dùng thông thường trong nhà. - Biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. - Biết sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. - Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở mức độ bộ phận, rèn tính cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp. II. Đồ dùng học tập: 1. Giáo viên: + Thiết bị hỗ trợ dạy học: Máy vi tính; máy chiếu; các phần mềm hỗ trợ dạy học: , Digital Media Converter v2.31; Windows Movie Maker. + 7 bảng nhóm, một số vật thật về đồ dùng trong gia đình. + Tranh tư liệu, các đoạn phim phục vụ bài dạy. +Vật dụng phục vụ trò chơi: Trống, kèn, lục lạc. 2. Học sinh: 2 + Một số vật dụng trong gia đình. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú A. Khởi động:( 4 phút) - Tổ chức trò chơi: “ Kể tên đồ vật” theo hình thức bắn tên”. - Dẫn dắt vào bài mới: “ Đồ dùng trong gia đình” B. Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa( 9 phút) - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3 và thảo luận theo nhóm đôi: + Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. + Chúng được dùng để làm gì? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Tham gia chơi. - Học sinh lắng nghe, ghi đề. - Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi. Slide 2 Slide 3 3 - Tổ chức nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận. *Hoạt động 2: Phân loại đồ dùng trong gia đình( 8 phút) - Yêu cầu thảo luận nhóm 4 theo phiếu học tập đã ghi ở bảng nhóm: Phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. - Cho HS trình bày kết quả thảo luận. - Tổ chức nhận xét, mời bổ sung. - Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - Liên hệ: Hãy kể tên những đồ dùng khác có trong gia đình em. - Cho HS xem một số hình ảnh về các đồ dùng khác trong gia đình( hình ảnh và vật thật). * Hoạt động 3: Cách bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình( 9 phút) - Giao nhiệm vụ trước khi cho HS xem các đoạn phim: + Bạn nhỏ này đang làm gì? - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Trả lời. - Quan sát, theo dõi. Slide 4-6 Slide 7 Slide 8 Slide 9, 10 4 + Việc làm của bạn đó có tác dụng gì? - Cho HS xem lần lượt các đoạn phim. - Tổng kết, chốt lại. - Tổ chức làm việc cả lớp: + Ở nhà, em thường sử dụng những đồ dùng gì? + Em cần phải làm gì để giữ cho chúng bền, đẹp? - Gợi ý thảo luận về cách bảo quản, giữ gìn đồ dùng ở gia đình mình: + Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ( sứ, thuỷ tinh,…) bền đẹp, ta cần lưu ý điều gì? + Khi dùng hoặc rửa, dọn bát(đĩa, ấm, chén, phích nước, lọ cắm hoa,...) chúng ta phải chú ý điều gì? + Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà, chúng ta phải giữ gìn như thế nào? + Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện, chúng ta phải chú ý điều gì? - Lắng nghe. - Theo dõi. - Lắng nghe. - Làm việc cả lớp. - Thảo luận. Slide 11-13 Slide 14 5 - Tổ chức nhận xét, bổ sung. - Mời một số HS lên giới thiệu về cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng mà các em đã chuẩn bị. - Nhận xét, kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt dùng xong phải xếp gọn gàng ngăn nắp. *Hoạt động nối tiếp:(5 phút) - Củng cố: Tổ chức trò chơi ô chữ: “Đố bạn, tôi là gì?” + Phân đội chơi: Lớp chia làm 3 đội, đặt tên theo nhạc cụ tương ứng: Trống, Kèn, Lục lạc. + Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. + Cho HS chơi. + Nhận xét, phân đội thắng thua, biểu dương. - Hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. - Dặn dò:Yêu cầu chuẩn bị bài sau. - Nhận xét, bổ sung. + 3- 4 em lên giới thiệu. - Lắng nghe. Slide 15 Slide 6 - Lời chào - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Tham gia chơi. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. 16 Slide 17 PHỤ LỤC CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TRÒ CHƠI Ô CHỮ: Câu hỏi: 1. Tôi cung cấp, cập nhật tất cả thông tin về mọi lĩnh vực qua hình ảnh, âm thanh sinh động suốt 24 giờ/ngày.( 4 chữ cái) 7 2. Tôi luôn luôn mang gió mát đến cho mọi người vào những ngày hè nóng nực.( 7 chữ cái) 3. Tôi che đậy, giữ gìn thức ăn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.( 7 chữ cái) 4. Tôi giúp bạn nấu chín thức ăn bằng hơi mà không sợ khói.( 5 chữ cái) 5. Tôi giúp bạn trò chuyện, liên lạc nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi.( 9 chữ cái) 6. Tôi báo phút, báo giờ để bạn không bị muộn học.( 6 chữ cái) Câu hỏi gợi ý hàng dọc: Tôi giữ cho thực phẩm luôn tươi mát, ngon lạnh.( 6 chữ cái) Đáp án: 1. Ti vi. 2. Máy quạt. 3. Lồng bàn. 4. Bếp ga. 5. Điện thoại. 6. Đồng hồ. Đáp án hàng dọc: Tủ lạnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgatnxh2_ddtgd_huyen_3852.pdf
Tài liệu liên quan