Môn Tâm lý học nhân cách

 Vai trò của Xu hướng:

• Xu hướng đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động Tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, ý chí, tính cách,

• Xu hướng đóng vai trò động lực thôi thúc, kích thích con người hoạt động.

 Các loại Xu hướng:

• Xu hướng cá nhân (ích kỷ) dựa trên động cơ thỏa mãn nhu cầu cá nhân chiếm ưu thế.

• Xu hướng tập thể (xã hội) được hình thành trên cơ sở động cơ vì tập thể mà tình vị tha chiếm ưu thế.

• Xu hướng công việc được nảy sinh trên cơ sở động cơ chính là hoạt động nghề nghiệp: say mê, hứng thú công việc; khát vọng nhận thức, đi tìm chân lý, lý tưởng

 

doc21 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môn Tâm lý học nhân cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2 1. Khái niệm Nhân cách 2 2. Khái niệm Hứng thú 2 3. Khái niệm Xu hướng 2 PHẦN II. BÀI TẬP THỰC HÀNH TÂM LÝ 3 Bài tập 95 3 Bài tập 96 11 Bài tập 98 17 PHẦN I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Khái niệm Nhân cách Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính Tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. 2. Khái niệm Hứng thú * Hứng thú là sự thích thú, say mê của con người đối với một hoạt động nào đó. * Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. 3. Khái niệm Xu hướng Xu hướng là một thuộc tính Tâm lý điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó. Vai trò của Xu hướng: Xu hướng đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động Tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, ý chí, tính cách,… Xu hướng đóng vai trò động lực thôi thúc, kích thích con người hoạt động. Các loại Xu hướng: Xu hướng cá nhân (ích kỷ) dựa trên động cơ thỏa mãn nhu cầu cá nhân chiếm ưu thế. Xu hướng tập thể (xã hội) được hình thành trên cơ sở động cơ vì tập thể mà tình vị tha chiếm ưu thế. Xu hướng công việc được nảy sinh trên cơ sở động cơ chính là hoạt động nghề nghiệp: say mê, hứng thú công việc; khát vọng nhận thức, đi tìm chân lý, lý tưởng… Các biểu hiện của Xu hướng nhân cách: Xu hướng Hứng thú Niềm tin Thế giới quan Nhu cầu Lí tưởng Hệ thống động cơ của nhân cách PHẦN II. BÀI TẬP THỰC HÀNH TÂM LÝ (Xu hướng) Bài tập 95: Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh bằng phương pháp Ăngkét. Bài tập trắc nghiệm: PHIẾU TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP Họ tên: Trần Thạch Nguyên Khuê Lớp: 11C Quận (huyện): Phường 1 Giới tính: Nam Thành phố: Trà Vinh Năm sinh: 1994 1. Em hãy đọc kỹ và đánh dấu (+) vào những ý nào phù hợp với mình: TT Các môn học Mức độ yêu thích Rất thích Thích Không thích Chán 1 Toán + 2 Ngữ văn + 3 Sinh học + 4 Vật lý + 5 Hóa học + 6 Lịch sử + 7 Địa lý + 8 Anh văn + 9 Giáo dục công dân + 10 Giáo dục quốc phòng + 11 Thể dục + 12 Công nghệ + 13 Tin học + 2. Theo em, có khoảng bao nhiêu phần trăm các bạn trong lớp thích đi học? Khoảng 75% 3. Theo em, trong lớp đa số các bạn thích học những môn học nào? Tại sao? Môn toán Lý do: Thầy dạy tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trong giờ học. 4. Những lý do nào làm em thích hay không thích các môn học? (Đánh dấu (+) vào những lý do phù hợp với mình). TT Các môn học Lý do thích Môn học có ý nghĩa Thầy dạy hay Xã hội đánh giá cao Có truyền thống gia đình Có tác dụng nhiều với bản thân Dễ học đối với bản thân Học đạt kết quả cao 1 Toán + 2 Ngữ văn 3 Sinh học + 4 Vật lý + 5 Hóa học 6 Lịch sử + 7 Địa lý + 8 Anh văn 9 Giáo dục công dân 10 Giáo dục quốc phòng + 11 Thể dục + 12 Công nghệ 13 Tin học + TT Các môn học Lý do không thích Môn học không có ý nghĩa Thầy dạy không hay Xã hội coi thường Điều kiện gia đình không thuận lợi Không có tác dụng nhiều với bản thân Khó học Học đạt kết quả kém 1 Toán 2 Ngữ văn + 3 Sinh học 4 Vật lý 5 Hóa học + 6 Lịch sử 7 Địa lý 8 Anh văn + 9 Giáo dục công dân 10 Giáo dục quốc phòng 11 Thể dục 12 Công nghệ + 13 Tin học 5. Ngoài những lý do trên, còn có những lý do nào khác khiến em thích hay không thích các môn học đó? Không thích vì các môn học đó không giúp nhiều cho tương lai sau này. 6. Theo em, lý do gì khiến các bạn trong lớp thích hay không thích học? Lý do: - Thầy Cô quá khó, không vui tính. 7. Trong khi học ở lớp cũng như ở nhà, em có những biểu hiện nào dưới đây? (ghi dấu (+) vào những ý phù hợp với mình). TT Các môn học Chăm chú nghe giảng và ghi chép Tích cực phát biểu Làm đầy đủ cácbài tập Làm thêm các bài tập Đọc thêm tài liệu Nêu thắc mắc Tham gia các nhóm ngoại khóa 1 Toán + + 2 Ngữ văn + 3 Sinh học + 4 Vật lý + + 5 Hóa học + 6 Lịch sử + + 7 Địa lý + + 8 Anh văn + 9 Giáo dục công dân + 10 Giáo dục quốc phòng + 11 Thể dục + 12 Công nghệ + 13 Tin học + + 8. Thời gian trung bình dành cho việc tự học ở nhà của em là bao nhiêugiờ trong một ngày? Khoảng 6 giờ (tuy nhiên còn tùy theo bài tập nhiều hay ít của môn học). 9. Lúc rỗi, em thường làm gì? Giải trí: Nghe nhạc, xem tivi, đi dạo. 10. Để cho việc học tập có kết quả hơn, em có những đề nghị gì? Với nhà trường: Cần tổ chức các buổi học mang tính thực tiễn, tổ chức các buổi đi khảo sát thực tế ở một số môn học phù hợp. Với Giáo viên: Không nên gây áp lực cho học sinh Cần quan tâm đến tâm lý học sinh Với gia đình: Không ý kiến vì gia đình rất ủng hộ và động viên nhiều. 11. Nếu được học tiếp lên cao thì sau này em có ý định sẽ đi sâu và nghiên cứu môn học nào? Vì sao? Em có nghĩ đến nhưng vẫn có thể thay đổi nên em chưa dám nói. Phân tích kết quả và kết luận: Tìm hiểu về hứng thú học tập của em Nguyễn Thạch Nguyên Khuê, học sinh lớp 11C trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh. Đối với câu hỏi về việc yêu thích và không thích các môn học trong chương trình học, ta thu được kết quả như sau: Trong chương trình học Phổ thông với 13 môn học thuộc về tự nhiên cũng như xã hội, việc yêu thích hay không thích các môn học của em thì không thiên về lĩnh vực tự nhiên hay xã hội nhưng học đều giữa các môn. Chẳng hạn, về lĩnh vực tự nhiên, em thích học các môn như: Toán, Sinh Lý trong khi đó Hóa lại là môn học không thích. Trong các môn của lĩnh vực xã hội, em thích học các môn như Lịch sử, Địa lý như Ngữ văn lại là môn học mà em không thích. Ngoài ra em còn thích học một số môn khác nữa của các lĩnh vực khác. Như vậy, ta nhận thấy rằng, việc hứng thú học tập của em không thiên về một lĩnh vực nào cả, không phải do em yêu thức lĩnh vực tự nhiên hay xã hội, cũng chưa hẳn là em giỏi về một lĩnh vực riêng bởi vì ở cả hai lĩnh vực đều có môn học mà em yệu thích và cũng có môn mà em không yêu thích. Vây chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đế thấy được hứng thú học tập của em. Khi hỏi về nguyên nhân chính khiến em thích môn học thì em đưa ra 2 nguyên nhân khiến em thích học là các môn học đó có ý nghĩa và có tác dụng đối với bản thân. Ta dễ dàng nhận thấy rằng, việc tạo hứng thú cho việc học của mình là do chính bản thân em đã nhận ra được mục đích, nhận ra được tầm quan trọng của môn học là nó có nhiều ý nghĩa và giúp ích nhiều cho bản thân. Đó cũng chính là động lực giúp cho em có được sự hứng thú trong việc học của mình, cụ thể là một số môn mà hiện tại em đang rất thích học và cũng mang lại cho em các kết quả cao. Ngoài ra, Giáo viên tạo không khí lớp học thoải mái cũng là một trong những điều mang lại cho các em nhiều hứng thú, chẳng hạn như môn Toán của Thầy Chung Thuận Thiên - Giáo viên bộ môn Toán của trường (có tới 75 % các em trong lớp 11C là thích học môn Toán vì Thầy luôn tạo cho lớp học bầu không khí thoải mái). Tuy nhiên bên cạnh đó, có một số môn em không thích và em cho rằng, những môn học đó khó học, không giúp gì nhiều cho tương lai của em sau này cũng như Thầy Cô quá khó, không vui tính. Khi nhận thấy những điều đó và đồng thời lại khó học làm cho em dễ nản chí và không có động lực để học. Khi chúng ta đã tạo cho mình được sự hứng thú trong môn học nào đó thì chúng ta dễ tìm được niềm đam mê, học hỏi cũng như tìm tòi nghiên cứu và thậm chí là tìm ra những phương pháp hay, dành nhiều thời gian cho môn học mình yêu thích. Khi hỏi bạn Khuê về những biểu hiện khi học thì ta thu được kết quả: Đối với các môn học mà em yêu thích, em thường dành nhiều thời gian hơn. Chẳng hạn, đối với các môn tự nhiên, em luôn tích cực phát biểu bài. Ngoài việc chú ý nghe giảng và chép bài, làm đầy đủ các bài tập trong sách Giáo khoa em còn làm thêm các bài tập khác ở nhà. Còn đối với các môn xã hội, em chăm chú nghe giảng và đọc thêm tài liệu. Ngược lại với các môn học yêu thích, đối với các môn học mà em không thích, em chỉ ghi chép bài, làm các bài tập được giao. Tìm hiểu thêm về vấn đế này, em cho biết: “Ở nhà em thường dành thời gian nhiều để làm bài tập, nhất là môn Toán vì em rất thích học môn đó, còn những môn mà em không thích thì em chỉ học đủ để trả bài trên lớp mà thôi”. Thời gian em dành để học ở nhà là khoảng 6 giờ/ngày. Tuy nhiên, tùy theo số lượng bài học của từng môn học và từng ngày. Ví dụ có những ngày Thầy Cô giao nhiều bài tập hay cần học bài nhiều thì em có thể học thêm. Em cũng đã đưa ra cho mình những phương pháp học rất tốt và biết tổ chức sắp xếp thời gian biểu của mình để đủ thời gian học và có thêm thời gian giải trí như nghe nhạc, xem tivi hay đi dạo. Môi trường cũng là một trong những yếu tố tạo hứng thú cho việc học tập. Chẳng hạn như bản thân em Khuê đã nhận thấy và đưa ra ý kiến đề xuất rằng: Nhà trường cần tổ chức các buổi học mang tính thực tiễn hơn, tổ chức các buổi đi khảo sát ở một số môn phù hợp. Giáo viên không nên gây nhiều áp lực cho học sinh cũng như cần quan tâm đến tâm lý học sinh hơn. Tóm lại, qua tìm hiểu về sự hứng thú học tập của một học sinh, chúng ta nhận thấy rằng, việc tạo cho mình có được sự hứng thú trong học tập là chính ở bản thân mình. Ngay từ đầu, bản thân mình phải nhận thấy được mục đích học tập cũng như tầm quan trọng của môn học và những lợi ích cho tương lai sau này. Đồng thời tận dụng môi trường học tập, phương pháp học tập… Có như vậy, chúng ta mới thực sự tạo cho mình được sự hứng thú trong học tập hầu đạt kết quả tốt hơn. Bài tập 96 Nghiên cứu hứng thú của học sinh bằng Ăngkét của A.E.Gôlômstốc. Bài tập trắc nghiệm: PHIẾU TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP Họ tên: Thạch Thị Dung Lớp: 11C Trường: PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh Sau khi đã đọc kỹ các câu trong bản Ăngkét dưới đây, hãy chọn đáp án phù hợp nhất theo suy nghĩ của các em. Xin đánh vào ô tương ứng với các câu hỏi: (++) vào ô rất thích và muốn trở thành chuyên gia (+) vào ô thích hiểu biết nhưng không thích làm (-) vào ô không thích TT Nội dung Rất thích và muốn trở thành chuyên gia Thích hiểu biết nhưng không thích làm Không thích 1 Đọc các sách vật lý vui hay toán học vui + 2 Đọc về những phát kiến trong hóa học + 3 Tìm hiểu cấu tạo của Rađiô điện tử + 4 Đọc các tạp chí kỹ thuật + 5 Tìm hiểu về đời sống của con người ở các nước khác nhau, về chế độ nhà nước ở các nước đó ++ 6 Tìm hiểu đời sống của thực vật và động vật ++ 7 Đọc tác phẩm của các nhà văn cổ điển thế giới ++ 8 Thảo luận về các sự kiện chính trị đang diễn ra trong nước và ở nước ngoài - 9 Đọc sách báo nói về nhà trường + 10 Tìm hiểu công việc của Bác sĩ + 11 Quan tâm đến các đồ dùng trong nhà, trong lớp, trong trường + 12 Đi xem hát, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật ++ 13 Đọc các sách nói về chiến tranh và quân sự nói chung - 14 Đọc các sách phổ biến khoa học nói về các phát minh vật lý (hay toán học) - 15 Làm các bài tập ở nhà về hóa học - 16 Sữa chữa các máy móc, đồ dùng điện tử + 17 Xem triển lãm về kỹ thuật hoặc nghe nói chuyện về những cái mới trong kỹ thuật + 18 Đi thăm khu vực địa lý để nghiên cứu ++ 19 Học sinh vật học, thực vật học, động vật học + 20 Đọc các bài báo phê bình văn học + 21 Tham gia các công tác xã hội ++ 22 Giải thích cho bạn cách làm bài tập, nếu bạn không thể tự mình làm được + 23 Đọc về vấn đề con người đã học cách đấu tranh chống bệnh tật như thế nào? + 24 Khâu vá, thêu thùa, làm cơm ++ 25 Đọc sách báo về nghệ thuật ++ 26 Tìm hiểu kỹ thuật quân sự - 27 Làm thí nghiệm vật lý - 28 Làm thí nghiệm hóa học + 29 Đọc những bài nói về các phát minh mới của kỹ thuật Rađiô trong các tạp chí phổ biến khoa học - 30 Sưu tầm và lắp ráp các máy móc - 31 Sưu tầm các mẫu khoáng vật + 32 Làm vườn, trồng trọt + 33 Ghi chép những điều quan sát được, những ý nghĩ của mình + 34 Đọc các sách về lịch sử + 35 Đọc, kể lại cho trẻ em các mẩu chuyện, chơi với các em nhỏ ++ 36 Chăm sóc người bệnh, theo dõi cách sử dụng thuốc men ++ 37 Giúp đỡ gia đình về công việc nội trợ ++ 38 Tham gia một nhóm văn nghệ nghiệp dư nào đó ++ 39 Tham gia các trò chơi quân sự, các cuộc hành trình cắm trại + 40 Tham gia các nhóm ngoại khóa về toán (vật lý) - 41 Pha chế các dung dịch + 42 Thu thập các máy thu thanh cũ - 43 Vẽ mô hình các thiết bị, công cụ - 44 Tham gia các cuộc tham quan địc lý hay địa chất + 45 Quan sát thế giới động vật + 46 Học ngoại ngữ - 47 Đọc báo cáo về các đề tài lịch sử + 48 Làm công tác Đội Thiếu niên Tiền phong + 49 Chăm sóc trẻ em + 50 Làm các đồ chơi + 51 Trò chuyện với bạn bè về nghệ thuật + 52 Tham gia các đội thể thao ++ 53 Tham gia thi Ôlimpic về vật lý (hay toán) - 54 Giải bài tập hóa học - 55 Sử dụng các dụng cụ đo lường - 56 Làm các công việc cơ khí với những phép tính đơn giản - 57 Tìm hiểu các bản đồ địa lý, địa chất + 58 Làm thí nghiệm sinh vật học + 59 Tranh luận với các bạn bè về các sách đã học + 60 Nghiên cứu chế độ chính trị ở các nước - 61 Tranh luận về các vấn đề giáo dục + 62 Tìm hiểu cấu tạo của cơ thể con người ++ 63 Thuyết phục ai đó về một vấn đề gì đấy ++ 64 Tìm hiểu lịch sử nghệ thuật + 65 Làm người tổ chức trong các cuộc cắm trại và trong các trò chơi + 66 Làm các phép toàn theo công thức + 67 Tìm hiểu các hiện tượng hóa học trong thiên nhiên - 68 Phân tích sơ đồ máy thu thanh - 69 Vẽ các bản vẽ kỹ thuật - 70 Vẽ bản đồ địa phương mình sống + 71 Chăm sóc gia súc + 72 Đọc báo cáo về các vấn đề văn học + 73 Tìm hiểu lịch sử văn hóa ++ 74 Giảng giải cho học sinh nhỏ + 75 Nghiên cứu nguyên nhân của các bệnh khác nhau + 76 Làm quen, giao tiếp với những người khác nhau ++ 77 Đi xem các hoạt động văn nghệ nghiệp dư hoặc xem triển lãm sáng tạo nghệ thuật ++ 78 Tuân thủ chế độ làm việc hàng ngày + Bảng 1: PHIẾU TRẢ LỜI 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 10 12 10 10 22 20 22 18 20 22 26 26 16 Bảng 2: Xu hướng của từng cột: Cột Xu hướng Cột số 1 Xu hướng Toán - lý Cột số 2 Xu hướng Hóa học Cột số 3 Xu hướng Kỹ thuật điện tử Cột số 4 Xu hướng Kỹ thuật Cột số 5 Xu hướng Địa lý - Địa chất Cột số 6 Xu hướng Sinh học và Nông nghiệp Cột số 7 Xu hướng Ngôn ngữ học và Khoa học Báo chí Cột số 8 Xu hướng Sử học và hoạt động Xã hội Cột số 9 Xu hướng Công tác Sư phạm và Giáo dục Cột số 10 Xu hướng Y học và hoạt động Y tế Cột số 11 Xu hướng Nội trợ Cột số 12 Xu hướng Nghệ thuật Cột số 13 Xu hướng Binh nghiệp Phân tích kết quả: Nghiên cứu dựa vào việc đánh “Phiếu tìm hiểu hứng thú” từ em Thạch Thị Dung, lớp 11C trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh. Số điểm tổng cộng của mỗi cột trong 13 cột trên nói lên hứng thú của em về lĩnh vực tri thức và hoạt động tương ứng (nó được xem như là chỉ số của hứng thú). Ví dụ, tổng điểm của cột 1 là 10 điểm (xem trong bảng 1: “Phiếu trả lời”) nói lên xu hướng Kỹ thuật (xem bảng 2 “Xu hướng của từng cột). Mỗi cột nói lên một xu hướng khác nhau. Sau khi đã cộng các điểm lại và tổng kết thì ta thu được kết quả xu hướng của em theo thứ tự như sau: 1/ Xu hướng Nội trợ/ Xu hướng Nghệ thuật 2/ Xu hướng Địa lý - Địa chất/ Xu hướng Ngôn ngữ học và Khoa học Báo chí/ Xu hướng Y học và hoạt động Y tế. 3/ Xu hướng Sinh học và Nông nghiệp/ Xu hướng Công tác Sư phạm và Giáo dục. 4/ Xu hướng Sử học và hoạt động Xã hội 5/ Xu hướng Binh nghiệp 6/ Xu hướng Hóa học 7/ Xu hướng Toán - Lý/ Xu hướng Kỹ thuật Điện tử/ Xu hướng Kỹ thuật. Từ đó, ta dễ nhận thấy xu hướng của em đi theo hướng xã hội trước rồi mới đến hướng tự nhiên. Điểm tối đa trong 13 nhóm trên (xem bảng 1) là nhóm 11 - nhóm theo xu hướng Nội trợ và nhóm 12 - nhóm theo xu hướng Nghệ thuật. Như vậy, xu hướng của em học sinh trên là thích làm các công việc nội trợ và đi theo các ngành nghề liên quan đến Nghệ thuật. Khi dò vào những chọn lựa của em trên phiếu hứng thú ta thấy chủ yếu em chọn các hoạt động liên quan đến Nghệ thuật như đi xem hát, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật; đọc sách báo về Nghệ thuật; tham gia một nhóm văn nghệ nghiệp dư nào đó; khâu vá, thêu thùa, làm cơm…xu hướng đó nói lên nguyện vọng của em với các hoạt động tương ứng. Xu hướng thích tìm hiểu, học hỏi về lĩnh vực Nghệ thuật. Qua trao đổi, hiện nay thì em đang rất thích và mơ ước sau này sẽ học để theo ngành hướng dẫn viên du lịch. Vì thế, em cũng đang rất tích cực học tập để có thể đạt được ước mơ của mình trong tương lai. Bài tập 98 Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh bằng phương pháp thực nghiệm. Bài tập trắc nghiệm: PHIẾU NGHIÊN CỨU SỰ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH Sau khi đọc các Phẩm chất liệt kê trong bảng ở bên dưới, theo suy nghĩ của mình, em hãy: Lấy ra 10 đến 20 phẩm chất cần phải có ở một con người lý tưởng, xin đánh dấu (+) vào ô “Phẩm chất cần phải có” (dãy 1). Lấy ra 10 đến 20 phẩm chất không nên có ở một con người lý tưởng, xin đánh dấu (+) vào ô “Phẩm chất không nên có (dãy 2). Đem đối chiếu những phẩm chất đã chọn (trong cả 2 dãy) với bản thân rồi đánh dấu (-) vào ô “Phẩm chất có nơi bản thân” của cả 2 dãy (cả phẩm chất cần có và phẩm chất không nên có ở một người lý tưởng). TT Phẩm chất nhân cách Phẩm chất cần phải có (dãy 1) Phẩm chất có nơi bản thân Phẩm chất không nên có (dãy 2) Phẩm chất có nơi bản thân B Bướng bỉnh C Cả tin + C Cầu thả + C Chậm chạp C Chân thật + - C Chín chắn + C Chu đáo + C Cứng nhắc + D Dễ cáu ghắt + - D Duyên dáng + D Đa nghi + - D Đỏng đảnh H Hay để bụng + H Hay ghen tị + H Hay giận dỗi H Hay nguyên tắc + H Hay xấu hổ + H Hay trả thù K Khinh thường người khác + K Không kiên quyết + - K Không tự chủ + - K Kiên trì L Lạnh nhạt + L Linh hoạt - M Mơ mộng N Nhẫn nại + N Nhạy cảm N Nhiệt tình - N Nhút nhát + - N Nhường nhịn N Nóng nảy + - Q Quên mình R Rụt rè + - S Say mê + - S Siêng năng + T Thận trọng + T Thanh lịch + T Thích tìm tòi + - T Thô lỗ + T Thoải mái + - T Tự cao + V Vị tha + - Y Yêu đời + Y Yếu đuối + - Phân tích kết quả: Nghiên cứu về sự tự đánh giá của bản thân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một học sinh lớp 10B, trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh bằng phương pháp đánh trắc nghiệm, chúng tôi thu được kết quả: Tỷ lệ ở mỗi dãy phẩm chất: m là phẩm chất có ở học sinh. n là số phẩm chất mà học sinh đã chọn và viết thành dãy (phẩm chất cần phải có - dãy 1; phẩm chất không nên có - dãy 2). trong đó: “cần phải có” - n1 và “không nên có” - n2; m1 - có trong số n1, m2 - có trong số n2. Kết quả nghiên cứu: = = 0,5 = = 0,5 Vậy theo tiêu chuẩn mức độ tự đánh giá ở học sinh thì tỉ lệ: = = 0,5 tự đánh giá ở mức trung bình Dựa vào tiêu chuẩn mức độ tự đánh giá ở học sinh (có 3 mức độ: quá cao, quá thấp và trung bình), chúng tôi đã thu thập và tổng kết kết quả nghiên cứu qua bản trắc nghiệm do bản thân học sinh đánh giá. Kết quả thu được là học sinh đánh giá mình ở mức trung bình. Cụ thể em đánh giá các phẩm chất như sau: Em chọn ra 13 “phẩm chất cần phải có” ở một người lý tưởng (ở dãy 1- n1). Trong những phẩm chất bài tập đưa ra, em chọn ra 7 phẩm chất có được nơi bản thân mình - m1. Những phẩm chất em chọn ra có thể đang là những phẩm chất mà em mơ ước và cố gắng để đạt được vì đó là những phẩm chất có ở một người lý tưởng. Trong những phẩm chất ấy, có những phẩm chất em đã đạt được trong quá trình sống và làm việc của mình. Tuy nhiên, cúng có những phẩm chất em cho là cần phải có ở một người lý tưởng mà em vẫn chưa đạt được. Khi được hỏi: “Em có mong muốn cố gắng để có thể đạt được những phẩm chất tốt đẹp mà mình chưa có không?”. Em trả lời: “Có chứ, ai cũng muốn đạt được những phẩm chất tốt cả. Riêng em, em luôn cố gắng mỗi ngày để phát huy những điều mình đã có và tích lũy những điều tốt đẹp mà mình chưa có”. Tiếp tục ở dãy 2, em chọn ra 24 “phẩm chất không nên có” ở một người lý tưởng (dãy 2 - n2). Cũng trong những phẩm chất mà bài tập đưa ra, em đã nhận ra được nơi bản thân mình có 11 phẩm chất chưa được tốt. Và em cũng cho biết rằng, bản thân em sẽ cố gắng để loại trừ những gì là không tốt nơi bản thân để không làm ảnh hưởng người khác vì những điều không hay nơi bản thân mình. Mỗi người đều tự khám phá những khả năng, những phẩm chất nơi bản thân mình và tự đánh giá mình một cách khác nhau. Người ta vẫn thường tâm niệm rằng, biết lỗi thì mới sửa lỗi. Một khi chúng ta đánh giá được những phẩm chất của mình cũng là lúc chúng ta đang nhận ra chính mình. Mà nhận ra được chính mình thì chúng ta sẽ tìm cách để phát huy những gì là tốt đẹp nơi mình và dần dần loại trừ những gì là không tốt và không đem lại lợi ích cho bản thân và cho người khác. Đồng thời học hỏi và hình thành nơi con người mình những phẩm chất tốt đẹp mà mình học được nơi người khác, nơi kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày hầu đem lại lợi ích cho bản thân cũng như những người sống xung quanh mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_thuc_hanh_tlhnc_7257.doc
Tài liệu liên quan