Môn bệnh lý học thú y (Chuyên ngành Chăn nuôi Thú y)

Mục tiêu của môn học: Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho học viên những nguyên lý chung nhất, phương pháp suy luận tổng hợp và khả năng vận dụng những hiểu biết đã được học trong phần kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích tại sao và do đâu mà có những triệu chứng ở cơ thể bệnh, nhằm cung cấp các thông tin cơ sở cho việc chăm sóc lâm sàng và điều trị bệnh.

 

ppt48 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môn bệnh lý học thú y (Chuyên ngành Chăn nuôi Thú y), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường lây lan thường phụ thuộc vào tính chất của NNB, thông thường NNB lây lan theo 3 đường chính là: + Lan theo tổ chức, từ nơi phát bệnh lan ra xung quanh do tiếp xúc. + Lan theo thể dịch, các loại VK, virus và độc tố thường theo máu và dịch lympho lan rộng đến các cơ quan khác nhau. + Lan theo thần kinh, một số loại virus như virus dại, độc tố uốn ván có thể lan theo dây thần kinh. Trong thực tế khi bệnh phát sinh, NNB có thể đồng thời lan theo nhiều đường khác nhau, song tuỳ từng loại NNB có những đường lây lan chính và đường lây lan phụ, dựa vào đặc tính chúng ta có thể đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời. 3.2.Quan hệ giữa cục bộ và toàn thân trong quá trình sinh bệnh- Cơ thể là một khối thống nhất, các cơ quan, mô bào có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự điều tiết chung của hệ TKTW, vì vậy các QTBL dù xảy ở cơ quan nào cũng phụ thuộc vào trạng thái chung của của cơ thể và ngược lại, thông qua cung phản xạ nó ảnh hưởng tới toàn thân.- Ảnh hưởng của toàn thân tới cục bộ: toàn thân khoẻ mạnh thì sức đề kháng tại chỗ cũng tốt, yếu tố gây bệnh khó xâm nhập và khi đã xâm nhập thì việc loại trừ cũng rất nhanh chóng. Như vậy chế độ dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể.- Ảnh hưởng của cục bộ tới toàn thân: bất kỳ một tổn thương nào ở cục bộ cũng ảnh hưởng tới toàn thân, các kích thích đau tác động tới thần kinh, các độc tố ngấm vào máu rồi tác động tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 3.3. Vòng xoắn bệnh lýTrong QTPT, bệnh thường diễn biến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn như vậy được gọi là một khâu; các khâu này thường kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Trong một số trường hợp, những khâu sau tác động ngược trở lại khâu trước làm cho tình trạng bệnh lý nặng thêm, sự tác động như vậy gọi là vòng xoắn bệnh lý. Thí dụ: trong bệnh lợn đóng đấu mãn tính; vi khuẩn lợn đóng dấu gây viêm nội tâm mạc, van tim bị loét sùi, do đó ảnh hưởng đến tuần hoàn chung gây thiếu oxy; từ thiếu oxy lại gây rối loạn chuyển hoá các chất rồi tác động trở lại gây phì đại tim, gây suy tim; khi suy tim lại càng thiếu oxy, lặp lại thành một vòng tròn nhưng với cung bậc lớn hơn, cứ như vậy gọi là vòng xoắn bệnh lý. 3.4. Các giai đoạn phát triển của bệnhTrong QTPT của bệnh, cơ thể có những biến đổi khác với khi ở trạng thái bình thường. Các biến đổi đó gọi là triệu chứng. TC của bệnh thì muôn màu muôn vẻ, nó bao gồm những biến đổi về chức năng của các hệ thống như hô hấp, tuần hoàn..., biến đổi về chuyển hoá vật chất, biến đổi về thân nhiệt, đến những thay đổi về thành phần của máu, nước tiểu và cả thay đổi về hình thái của một số cơ quan... Sự biểu hiện của TC, cường độ thể hiện của chúng thường thay đổi trong từng giai đoạn của bệnh, trong mỗi bệnh và trong các cá thể khác nhau. Nhìn chung, QTPT của bệnh không những diễn biến theo những quy luật nhất định mà còn có tính giai đoạn, người ta thường chia ra 4 thời kỳ cơ bản trong quá trình phát triển của bệnh. Sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và giúp cho quá trình chẩn trị bệnh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc phân chia các thời kỳ cũng chỉ là tương đối trong quá trình phát triển liên tục của bệnh. Thời kỳ nung bệnh Thời kỳ nung bệnh hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh, bắt đầu từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu phát huy tác dụng đến khi cơ thể có những triệu chứng đầu tiên. Ở thời kỳ này khả năng thích ứng của cơ thể còn mạnh, nên các rối loạn chưa thể hiện. Thời kỳ này dài hay ngắn là phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, trạng thái cơ thể, đặc tính của NNB và vị trí tác động của NNB, thí dụ: Nhiệt thán nung bệnh 1 - 5 ngày; Uốn ván 7 - 15 ngày, Dại 1 - 3 tháng,... Thời kỳ tiền phátTKTP bắt đầu từ khi con vật có TC đầu tiên đến khi con vật xuất hiện những TC điển hình. Ở giai đoạn này NNB tác động mạnh, khả năng thích ứng của cơ thể giảm, các rối loạn chức năng đã rõ rệt biểu hiện thành các TC chủ yếu của bệnh. Nhờ có các TC này chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Thời kỳ toàn phátThời kỳ này bắt đầu từ khi con vật có những TC rõ rệt đến khi bệnh chuyển biến đặc biệt. Ở thời kỳ này các rối loạn chức năng biểu hiện rõ ràng nhất, điển hình nhất, sự rối loạn trao đổi chất và TTBL nặng nề. Dựa trên các TC và bệnh tích điển hình nhất chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán lâm sàng xác định để phòng chống bệnh cho bầy đàn. Thời kỳ kết thúc Thời kỳ này dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào từng loại bệnh và trạng thái cơ thể; thường có các dạng kết thúc bệnh như sau:+ Khỏi hoàn toàn: các NNB hết tác dụng, bệnh dần dần thuyên giảm, cường độ các TC giảm dần rồi mất hết, chức năng các cơ quan trở lại bình thường, khả năng lao động và tính năng sản xuất được phục hồi hoàn toàn, với một số bệnh truyền nhiễm phát sinh trạng thái miễn dịch tốt. + Khỏi không hoàn toàn: Các NNB dã ngừng hoạt động, các TC chủ yếu đã đã hết, song về cấu tạo và chức năng thì chưa được khôi phục hoàn toàn (Thí dụ: trâu bò bị viêm khớp đã điều trị khỏi nhưng bị xơ cứng khớp, bò bị viêm vú đã điều trị khỏi nhưng lại mất khả năng tiết sữa. Một số trường hợp lành bệnh chỉ là biểu hiện bề ngoài, nhưng NNB chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà khu trú ở cục bộ một số cơ quan nào đó trong cơ thể, khi cơ thể giảm sức đề kháng thì mầm bệnh trỗi dậy, tăng độc lực gây bệnh tái phát. Đây cũng chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm đối với các bệnh truyền nhiễm.+ Chết: Chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống, khi cơ thể không thể thích nghi được với biến đổi của điều kiện tồn tại. Dấu hiệu của chết là ngừng tim, ngừng hô hấp. Quá trình chết bao gồm các pha như sau: Thời kỳ ngưng cuối cùng: tim và hô hấp ngừng tạm thời khoảng 0,5 đến 1,5 phút, mất phản xạ mắt, đồng tử dãn rộng, vỏ não bị ức chế, các hoạt động sống đều bị rối loạn. Thời kỳ hấp hối: xuất hiện hô hấp trở lại – thở ngáp cá, tim đập yếu, phản xạ có thể xuất hiện trong thời kỳ này, hoạt động của tuỷ sống ở mức tối đa để duy trì các chức năng sinh lý (< 30 phút).Chết lâm sàng: hoạt động tim, phổi đều ngừng, thần kinh trung ương bị ức chế hoàn toàn. Thời gian chết lâm sàng kéo dài 5 – 6 phút, khi tế bào não chưa bị tổn thương thì có thể hồi phục được.Chết sinh vật: hoạt động tim, phổi đều ngừng hẳn, tế bào não bị tổn thương, mọi khả năng hồi phục không còn nữa. Sau khi chết sinh vật các mô lần lượt chết theo, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng với sự thiếu oxy của từng loại mô; mô nào trong khi sống cần nhiều oxy thì sẽ chết trước, mô nào cần ít oxy khi sống thì sẽ chết sau. 3.5. Cơ chế phục hồi sức khoẻSau một QTBL thì cơ thể có thể hồi phục sức khoẻ. Sức khoẻ chỉ có thể phục hồi khi NNB ngừng tác động, trạng thái cơ thể trở lại bình thường, tính hoàn chỉnh và giá trị kinh tế của nó được phục hồi. Chức năng thích ứng phòng ngự: Trong cơ chế phục hồi sức khoẻ, chức năng thích ứng phòng ngự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao gồm: - Sản sinh kháng thể- Phản ứng thực bào- Chức năng giải độc của gan- Đào thải các nhân tố gây bệnh, các độc tố ra ngoài cơ thể (nôn mửa, phân, nước tiểu, mồ hôi, niêm dịch...)- Tăng sinh tế bào. Chức năng bù đắp: đây là một hình thức phòng ngự phổ biến rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khoẻ. Trong thực nghiệm nếu cắt bỏ hoàn toàn tuyến thượng thận thì con vật sẽ chết nhưng nếu để lại 1/10 thể tích của tuyến thì con vật vẫn sống; hoặc nếu cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp sẽ phát sinh bệnh phù, song nếu chỉ để lại 0,2% thể tích của tuyến đó thì con vật vẫn bình thường. Trong thực tế nếu cắt bỏ một bên phổi, một bên thận hoặc một phần lớn gan thì con vật vẫn có thể sống bình thường. Trạng thái ức chế: Trong cơ chế hồi phục sức khoẻ, hiện tượng ức chế có mức độ của vỏ não là một phản ứng phòng ngự chống lại những kích thích quá mạnh hoặc kéo dài, tránh cho vỏ não khỏi bị tiêu hao quá độ. Đây cũng chính là cơ sở khoa học trong các thủ thuật điều trị bệnh sử dụng phương pháp gây tê, gây mê, dùng thuốc ngủ, thuốc an thần...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdocx_20111030_giao_trinh_benh_ly_thu_y_chuong_1_1905.ppt
Tài liệu liên quan