Mối tương quan giữa tính cách và phương thức học tập

Tính cách của một người có thể hé lộ cách mà họ tiếp cận với kiến thức, cách

xử lý thông tin, cũng như các động lực thúc đẩy học tập. Nghiên cứu này

hướng tới việc khám phá mối quan hệ giữa tính cách – đánh giá bằng trắc

nghiệm MBTI) và các hình thức học tập của mô hình VAK (bao gồm: hình

ảnh, âm thanh và vận động). Nghiên cứu được thực hiện trên 200 học sinh

THPT, dữ liệu được phân tích và xử lý bằng kiểm tra tương quan Pearson r.

Kết quả cho thấy có một vài mối tương quan được tìm thấy giữa 4 trục tính

cách và các phương thức học tập. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp cơ sở

để xây dựng phương pháp học tập hiệu quả cho cá nhân và là tài liệu tham

khảo để các tổ chức giáo dục xây dựng các hình thức học tập phù hợp và hiệu

quả với đa dạng các loại tính cách khác nhau trong lớp học.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối tương quan giữa tính cách và phương thức học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan đáng kể đối với phương pháp học vận động. Cụ thể hơn, những người có xu hướng tính cách hướng nội càng tăng thì càng có khả năng họ sử dụng phương pháp học vận động và ngược lại. Hướng nội hay hướng ngoại là cách một người hướng nguồn năng lượng của mình tới. Những người hướng ngoại thì họ hướng sự chú ý và sử dụng năng lượng của mình ra thế giới bên ngoài, thể hiện bằng cách hành động như họ hòa đồng và dễ giao tiếp với người khác, họ thích chuyển động và hứng thú với những nơi có nhiều kích thích. Ngược lại đối với những người hướng nội, họ dè dặt kín đáo hơn, họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ và hướng chú ý vào bản thân bên trong mình. Những mô tả này khá trái ngược với kết quả tìm được của chúng tôi. Đây cũng là một vấn đề nên được nghiên cứu mở rộng hơn. Giả thuyết chúng tôi đưa ra cho kết quả này là với độ tuổi của mẫu nghiên cứu chúng tôi là học sinh cấp 3, họ đang trải qua giai đoạn nhạy cảm về tâm lý, đẩy mạnh việc khám phá và định vị bản thân mình. Đồng thời ở độ tuổi này, áp lực từ bạn bè và môi trường có thể làm họ cảm nhận chưa chính xác về chính mình. Một hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là thang đo phương thức học tập được sử dụng đã công bố từ năm 1985 nên khá lỗi thời so với phương pháp dạy và học đang được ứng dụng hiện tại. Đồng thời, trong quá trình dịch thuật thang đo sang tiếng Việt chúng tôi chưa thể kiểm soát được các bối cảnh văn hóa của câu hỏi. Việc này có thể gây ra những kết quả có phần sai lệch khi tiến hành phân tích. Chúng tôi đề xuất rằng các nghiên cứu trong tương lai nên sử dụng các trắc nghiệm phương thức học tập đã được chuẩn hóa, phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện nay hơn, cũng như kết hợp thêm những mô hình phương pháp học tập để có cái nhìn toàn diện hơn về các mối liên hệ giữa các nét tính cách và phương thức học tập. 657 Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn Quảng Nam nên nghiên cứu chuyển sang khảo sát trực tuyến thay vì yêu cầu người tham gia thực hiện hai bài test tại một địa điểm như chúng tôi đã dự tính. Điều này tồn tại nhược điểm là không kiểm soát được sự tập trung, mức độ nghiêm túc, tỉnh táo, thời gian và cách người tham gia trả lời câu hỏi. Do đó, những nghiên cứu sau này nên kiểm soát người làm khảo sát, bằng cách sắp xếp và kiểm soát được không gian và thời gian đồng nhất cho mẫu. V. KẾT LUẬN Sau khi hoàn thành các bước phân tích dữ liệu của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu: “liệu có mối quan hệ tương quan nào giữa các dạng tính cách trong trắc nghiệm MBTI và phương thức học tập VAK không?”. Phân tích dữ liệu chỉ ra kết quả có mối tương quan yếu giữa trục tính cách “giác quan và trực giác” và “phương thức học tập bằng thị giác. Con số tương quan được thể hiện là vào khoảng 3% giữa những cá nhân có tính cách “giác quan và trực giác” với “học tập bằng thị giác”. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa phương thức học tập này và trục tính cách “hướng nội và hướng ngoại” không được tìm thấy. Bên cạnh đó, phân tích tương quan pearson cũng cho thấy mối tương quan yếu giữa trục tính cách “nguyên tắc và linh hoạt” và “phương thức học bằng âm thanh” và có tương quan vào khoảng 2%. Tương tự cũng không tìm thấy mối tương quan nào giữa trục tính cách “hướng nội và hướng ngoại” với cách “học tập bằng âm thanh”. Mặt khác, chúng tôi tìm thấy mối tương quan yếu giữa trục tính cách “hướng nội và hướng ngoại” và “phương thức học bằng vận động”. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy có mối quan hệ tương quan trung bình giữa trục tính cách “nguyên tắc và linh hoạt” với “phương thức học bằng vận động” và chúng tôi cũng thấy được mối tương quan này là vào khoảng 5.8% những người nằm trong trục tính cách “hướng nội và hướng ngoại” sẽ học tập theo “phương thức vận động”. Có khoảng 6% những người có nét tính cách trong trục “giác quan và trực giác” học tập chủ đạo bằng phương thức “vận động” và 13% người có trục tính cách “nguyên tắc và linh hoạt” sẽ học tập chủ đạo bằng phương thức “vận động”. Cuối cùng, 658 chúng tôi không tìm thấy số liệu mang tính ý nghĩa cho trục tính cách “lý trí và tình cảm” với “phương thức học tập bằng vận động”. Tóm lại, không có bất kỳ một cách tiếp cận học tập nào có thể phù hợp hết tất cả mọi người. Mỗi người chúng ta đều có những khả năng riêng biệt khác nhau (các nét tính cách khác nhau), vì vậy phương pháp học tập nên được thiết kế riêng biệt cho từng cá nhân để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Nghiên cứu về vấn đề dự đoán phương thức học tập dựa trên trắc nghiệm tính cách MBTI của chúng tôi bước đầu đã đóng góp một phần nhỏ về lĩnh vực tâm lý giáo dục cho khoa học và thực tiễn ở Việt Nam. Về mặt khoa học, những nghiên cứu về chủ đề này chưa được thực hiện và mở rộng, nhóm nghiên cứu mong muốn mở ra hướng đi mới và tạo tiền đề cho những nghiên cứu cùng chủ đề về sau trên cùng khách thể hoặc khác khách thể. Về mặt thực tiễn, kết luận của đề tài mong muốn đóng góp một phần ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của lực lượng giáo dục đến thế hệ học sinh trong tương lai và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, việc học sinh biết được phương pháp học tập và nét tính cách của mình cũng giúp họ dễ dàng hơn trong học tập và phát triển bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ha, T. T. K. (2013). Tâm lý học phát triển. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Blickle, G. (1998). Personality traits, learning strategies, and performance. European Journal of Personality, 10(5), 337-352. Brownfield, K. M. (1993). The Relationship between the Myers-Briggs Personality Types and Learning Styles. Educational Resources Information Center. https://eric.ed.gov/?id=ED381577 Cohen, A. D. (1996, July). Second language learning and use strategies: Clarifying the issues. Paper presented at the Symposium on Strategies of Language Learning and Use, Seville, Spain, December 13-16, 1994. Cooper, S. E., & Alan, M. (1991). MBTI learning style-teaching style discruencies. Educational and Psychological Measurement. https://journals.sagepub. com/doi/10.1177/0013164491513021. Daoussis, L. & McKelvie, S. J. (1986). Musical preferences and effects of music on a reading comprehension test for extraverts and introverts. Percept. Mot. Skills 62, 283-289. doi: 10.2466/pms.1986.62.1.283 659 Duff, A., Boyle, E., Dunleavy, K., & Ferguson, J. (2004). The relationship between personality, approach to learning and academic performance. Personality and Individual Differences, 36(8), 1907-1920. https://doi.org/10.1016/j. paid.2003.08.020 Holt, J. T., Ghormoz, J., Sung, Y. J., White, M. W., & Szarek, J. L. (2015). Medical Student Benefit from Learning Objectives Correlates to Specific Myers- Briggs Types. Medical Science Educator, 25(3), 249-254. https://doi. org/10.1007/s40670-015-0133-7 Jackson, C., & Lawty-Jones, M. (1996). Explaining the overlap between personality and learning style. Personality and Individual Differences, 20(3), 293-300. https://doi.org/10.1016/0191-8869(95)00174-3 Furnham, A., and Allass, K. (1999). The influence of musical distraction of varying complexity on the cognitive performance of extroverts and introverts. Eur. J. Pers. 13, 27-38. doi: 10.1002/(sici)1099-0984(199901/02) Furnham, A., Jackson, C. J. & Miller, T. (1999). Personality, learning style and work performance. Personality and Individual Differences, 27(6), 1113- 1122. Lawrence, G. (1991). People Types & Tiger Stripes: A Practical Guide to Learning Styles (2nd ed.). CAPT. Lehmann, J. and Seufert, T. (2017). The Influence of Background Music on Learning in the Light of Different Theoretical Perspectives and the Role of Working Memory Capacity. doi: 10.3389/fpsyg.2017.01902 Lepke, P. J. (1991). Psychological type and preferred learning styles of institutional advancement officers: an initial study using the Myers-Briggs Type Indicator in three geographic areas. Digital Repository. Published. https:// doi.org/10.31274/rtd-180813-9291 Melvin, J. (2013). UR Research. Personality Type as an Indicator of Learning Style. Published. Miller, A. (1991). Personality Types, Learning Styles and Educational Goals. Educational Psychology, 11(3-4), 217-238. https://doi. org/10.1080/0144341910110302 Myers, I. B. (1998). Introduction to Type: A Guide to Understanding Your Results on the MBTI Instrument (6th ed.). Cpp, Inc. Persky, A. M., Henry, T., & Campbell, A. (2015). An Exploratory Analysis of Personality, Attitudes, and Study Skills on the Learning Curve within a Team-based Learning Environment. American Journal of Pharmaceutical Education, 79(2), 20. https://doi.org/10.5688/ajpe79220 660 Pittenger, D. J. (2005). Cautionary comments regarding the Myers Briggs Type Indicator. Consulting Psychology Journal: Practice and Research, 57, 210221. doi:10.1037/10659293.57.3.210 Seyal, A., Siau, N. Z., & Suhali, W. S. H. (2019). Evaluating Students’ Personality and Learning Styles in Higher Education: Pedagogical Considerations. International Journal of Learning, Teaching and Educational Research, 18(7), 145-164. https://doi.org/10.26803/ijlter.18.7.10 Soles, C., & Moller, L. (2001). Myers Briggs Type Preferences in Distance Learning Education. International Journal of Educational Technology. The jamovi project (2021). jamovi. (Version 2.0.0) [Computer Software]. Retrieved from https://www.jamovi.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_tuong_quan_giua_tinh_cach_va_phuong_thuc_hoc_tap.pdf
Tài liệu liên quan